Trong nhiều trường hợp, nếu không có thỏa thuận rõ ràng, từ việc cho mượn tài sản cho thể dẫn đến hậu quả bị mất tài sản hay xảy ra tranh chấp (ảnh minh họa)
Nguyên văn trong luật như sau:
MỤC 6: HỢP ĐỒNG MƯỢN TÀI SẢN
Điều 512. Hợp đồng mượn tài sản
Hợp đồng mượn tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên cho mượn giao tài sản cho bên mượn để sử dụng trong một thời hạn mà không phải trả tiền, còn bên mượn phải trả lại tài sản đó khi hết thời hạn mượn hoặc mục đích mượn đã đạt được.
Điều 513. Đối tượng của hợp đồng mượn tài sản
Tất cả những vật không tiêu hao đều có thể là đối tượng của hợp đồng mượn tài sản.
(Giải thích của Ecolaw: có nghĩa là những tài sản có thể tiêu hao như trái cây, con bò ... không thể là tài sản cho mượn)
Điều 514. Nghĩa vụ của bên mượn tài sản
Bên mượn tài sản có các nghĩa vụ sau đây:
1. Giữ gìn, bảo quản tài sản mượn như tài sản của chính mình, không được tự ý thay đổi tình trạng của tài sản; nếu tài sản bị hư hỏng thông thường thì phải sửa chữa;
2. Không được cho người khác mượn lại, nếu không có sự đồng ý của bên cho mượn;
3. Trả lại tài sản mượn đúng thời hạn; nếu không có thoả thuận về thời hạn trả lại tài sản thì bên mượn phải trả lại tài sản ngay sau khi mục đích mượn đã đạt được;
4. Bồi thường thiệt hại, nếu làm hư hỏng, mất mát tài sản mượn.
Điều 515. Quyền của bên mượn tài sản
Bên mượn tài sản có các quyền sau đây:
1. Được sử dụng tài sản mượn theo đúng công dụng của tài sản và đúng mục đích đã thoả thuận;
2. Yêu cầu bên cho mượn phải thanh toán chi phí hợp lý về việc sửa chữa hoặc làm tăng giá trị tài sản mượn, nếu có thoả thuận.
3. Không phải chịu trách nhiệm về những hao mòn tự nhiên của tài sản mượn.
Điều 516. Nghĩa vụ của bên cho mượn tài sản
Bên cho mượn tài sản có các nghĩa vụ sau đây:
1. Cung cấp thông tin cần thiết về việc sử dụng tài sản và khuyết tật của tài sản, nếu có;
2. Thanh toán cho bên mượn chi phí sửa chữa, chi phí làm tăng giá trị tài sản, nếu có thoả thuận;
3. Bồi thường thiệt hại cho bên mượn, nếu biết tài sản có khuyết tật mà không báo cho bên mượn biết dẫn đến gây thiệt hại cho bên mượn, trừ những khuyết tật mà bên mượn biết hoặc phải biết.
Điều 517. Quyền của bên cho mượn tài sản
Bên cho mượn tài sản có các quyền sau đây:
1. Đòi lại tài sản ngay sau khi bên mượn đạt được mục đích nếu không có thoả thuận về thời hạn mượn; nếu bên cho mượn có nhu cầu đột xuất và cấp bách cần sử dụng tài sản cho mượn thì được đòi lại tài sản đó mặc dù bên mượn chưa đạt được mục đích, nhưng phải báo trước một thời gian hợp lý;
2. Đòi lại tài sản khi bên mượn sử dụng không đúng mục đích, công dụng, không đúng cách thức đã thoả thuận hoặc cho người khác mượn lại mà không có sự đồng ý của bên cho mượn;
3. Yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với tài sản do người mượn gây ra.
Cẩm nang pháp luật:
- Quy định về Tài sản của vợ chồng
- Quy định về hợp đồng mượn tài sản
- Quy định về đại diện, đại diện theo pháp luật, đại diện theo ủy quyền
- Qui định về Hợp đồng ủy quyền
- Trình tự, thủ tục mua bán nhà ở
- Qui định về công chứng Hợp đồng, Di chúc & các giao dịch dân sự khác
- Thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm
- Qui định về thanh toán không dùng tiền mặt
- Qui định về chơi hụi/họ (chơi hụi là gì ?)
- Chơi hụi : khía cạnh rủi ro và vấn đề pháp lý
- Những điều cần biết khi khám chữa bệnh bằng Thẻ bảo hiểm y tế
- Qui định về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới
- Quy định về quản lý của Nhà nước đối với thông tin trên facebook cá nhân
- Qui định chung về bảo hiểm xã hội: quyền và nghĩa vụ của Người lao động & Người sử dụng lao động (bài 1)
- Quyền và nghĩa vụ của nhà báo
- 6 nhóm đối tượng không được phép làm việc cho tổ chức nước ngoài (từ 15/9/2014)
- Những điều Cán bộ, công chức & Viên chức không được làm
- 19 điều đảng viên không được làm