Lời đầu: Mới đây đầu tháng 12/2014, Ủy ban An toàn giao thông quốc gia và Hiệp hội Rượu-Bia-Nước giải khát đưa ra ý tưởng tổ chức dịch vụ đưa người say về nhà nhằm giảm tai nạn giao thông. Báo Kinh tế Sài Gòn có đăng ý kiến của một số chuyên gia về vấn đề này. Dưới đây là ý kiến của luật sư Trần Hồng Phong, bài đăng ngày 13-12-2014.
(Ecolaw.vn) - Xét về mặt kinh doanh thì đây là một ý tưởng thú vị, pháp luật không cấm và chắc chắn sẽ góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông, bảo đảm an toàn cho chính những người uống say, nhậu xỉn. Một nhu cầu có thật và tôi ủng hộ mô hình kinh doanh này.
Ảnh minh họa của Kinh tế Sài Gòn
Tất nhiên khi đi vào thực tiễn, nhất là thời gian đầu sẽ phát sinh những tình huống có thể khó khăn, bất cập. Chẳng hạn như người đang say, mất kiểm soát về tâm thần thì làm sao có thể giao kết hợp đồng vận chuyển. Rồi vấn đề giá cả, bảo quản tài sản cá nhân... Song, thiết nghĩ đây đều là những vấn đề mang tính kỹ thuật, hoàn toàn có thể gỡ vướng. Chẳng hạn như nhà xe có thể gọi điện về cho vợ con người say ở nhà xác nhận thông tin khi “hành khách” quá say, mất quyền kiểm soát. Rõ ràng mọi người sẽ an toàn và an tâm hơn khi không còn cảnh người say rượu lái xe ngoài đường.
Tuy nhiên, bất luận thế nào, thì đây là chuyện kinh doanh thuần túy, không nên triển khai theo kiểu mang tính “ép buộc” người uống rượu phải sử dụng dịch vụ của mình, vì như vậy là tước đoạt quyền của khách hàng, thậm chí ảnh hưởng đến quyền tự do cá nhân. Xét về mặt cạnh tranh, nếu kinh doanh trên cơ sở có sự “bắt tay” giữa cơ quan nhà nước và hiệp hội, áp đặt mô hình, giá cả theo kiểu độc quyền... theo tôi là sai pháp luật, vi phạm Luật Cạnh tranh. Pháp luật quy định và bảo hộ nguyên tắc kinh doanh bình đẳng, công bằng giữa tất cả các chủ thể, thành phần kinh tế. Trước đây, từng có chuyện sân bay sắm riêng taxi để độc quyền chở khách trong sân bay và đã bị phản đối, dẹp bỏ.
Mặt khác, cũng không nên lạm dụng hay thổi phồng tính “ưu việt” của mô hình kinh doanh này, theo kiểu tạo ra khung “an toàn” tâm lý giả tạo chỉ để nhằm mục đích bán rượu bia nhiều hơn hay vì lợi ích nhóm. Hãy xử phạt thật nghiêm, theo đúng quy định đối với những người say điều khiển phương tiện giao thông. Nếu pháp luật nghiêm minh, thì chính những người uống rượu bia sẽ tự điều chỉnh việc uống của mình, cũng như bạn bè sẽ giúp đỡ có giải pháp để đưa về an toàn. Chẳng hạn như nhà hàng sẽ gọi về nhà, giữ đồ cho khách...
.........................
Bài gốc trên Thời báo kinh tế Sài Gòn:
http://www.thesaigontimes.vn/123804/An-toan-giao-thong-hay-khuyen-khich-bia-ruou.html
---------------------
Cuộc sống muôn màu
- Thêm nhiều website kinh doanh thực phẩm chức năng bị phạt (11/2014)
- Không có chuyện ông Dũng "lò vôi" tặng 10 tỷ đồng cho khách tham quan Khu du lịch Đại Nam (11/2014)
- Bắt một luật sư nguyên là thẩm phán có hành vi chiếm đoạt tài sản (11/2014)
- Năm 2014: 174.000 cử nhân đang thất nghiệp
- Sự kiện "văn hóa" nổi bật 2014: Diễn viên Công Lý mặc quần lót lên bìa sách pháp luật (11/2014)
- Hiệp hội Hiệp hội Bia rượu nước giải khát phản đối quy định dán tem chống hàng giả đối với bia (11/2014)
- Tranh chấp quanh cái tên "Phở Hùng" (11/2014)
- Vụ tranh chấp quyền sử dụng karaoke nhạc Việt tại Đài Loan (11/2014)
- Gia hạn thời gian đổi giấy phép lái xe ô tô mẫu mới đến hết năm 2015? (11/2014)
- Cần luật hóa quy định về tài liệu mật (11/2014)
- Thông tin cá nhân đang bị công khai mua bán trái phép (10/2014)
- Tạm giữ nhiều sinh viên kinh doanh web sex (10/2014)
- Bắt được cá hô "khổng lồ" trên sông Sài Gòn (10/2014)
- Haivl.com – câu chuyện về pháp luật và thương hiệu (11/2014)
- Website Haivl.com đã bị Công ty Cổ phần 24h thâu tóm (10/2014)
- Khởi tố, bắt giam thư ký TAND huyện Triệu Sơn (Thanh Hóa) (10/2014)
- “Cầm dao đằng lưỡi” khi vay tiền mua nhà (10/2014)
- Bỏ thuốc chuột vào hàng xuất khẩu, công nhân tự đập nồi cơm của mình và mọi người (9/2014)
- Một đại biểu HĐND TP.HCM bị bắt tạm giam (9/2014)
- Án oan Nguyễn Thanh Chấn đòi 2 tỷ đồng bồi thường danh dự, nhân phẩm: khó được chấp nhận vì luật đã "đóng khung" (9/2014)