(Ecolaw.vn) - Nhân chứng (hay còn gọi là “Người làm chứng”) là người biết về các tình tiết có liên quan đến nội dung vụ án. Trong nhiều vụ án, việc có mặt của nhân chứng góp phần quan trọng làm sáng tỏ các tình tiết của vụ án, giúp việc giải quyết được chính xác và khách quan hơn.
Trong tố tụng dân sự, đương sự (nguyên đơn, bị đơn) có quyền đề nghị tòa án triệu tập người làm chứng để góp phần chứng minh, làm rõ những tình tiết có lợi cho mình.
Dưới đây là một Đơn đề nghị triệu tập nhân chứng do công ty luật hợp danh Ecolaw soạn thảo cho khách hàng của mình.
-----------------------------------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Đất Đỏ, ngày 27 tháng 9 năm 2010
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
(V/v: Triệu tập người làm chứng tham gia phiên tòa)
Kính gửi : TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU
Chúng tôi là :
1. Nguyễn Văn Chất, sinh 1925.
2. Nguyễn Văn Nhung, sinh 1929.
3. Nguyễn Văn Chí (Mười Chi), sinh 1949.
Ngụ tại: …thị trấn Đất Đỏ, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Là đồng nguyên đơn trong vụ án “Tranh chấp quyền sử dụng đất ”với bị đơn: Nguyễn Văn Nhạn. Vụ án đang do TAND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thụ lý giải quyết giai đoạn sơ thẩm (lần 2, sau khi án sơ thẩm lần 1 bị hủy và chuyển lên tòa án tỉnh).
Nay chúng tôi có đơn này kính đề nghị Qúi tòa triệu tập những người làm chứng tham dự phiên tòa - theo quy định luật tố tụng dân sự, để làm rõ các tình tiết của vụ án.
Vì những lý do sau đây:
Trong vụ án này, việc xác định nguồn gốc khu đất tranh chấp là một vấn đề quan trọng.
Bị đơn ông Nguyễn Văn Nhạn cho rằng khu đất mà ông xin và được cấp GCNQSDĐ là khu “đất hoang”. Tuy nhiên, chúng tôi khẳng định đây là khu đất gia tộc, có nguồn gốc từ lâu đời do ông bà, cha mẹ chúng tôi để lại, có giấy tờ rõ ràng.
Trong quá trình giải quyết trước đây, TAND huyện Đất Đỏ đã mời nhiều người từng sinh sống và biết về nguồn gốc khu đất đang tranh chấp lên lấy lời khai – với tư cách là “người làm chứng”. (Trong các biên bản lời khai đều ghi rõ là ‘người làm chứng”).
Cụ thể gồm các ông/bà sau đây:
- Ông Võ Văn Hoàng. Theo “Giấy xác minh nguồn gốc đất” ngày 5-9-2006.
- Ông Huỳnh Hữu Nghĩa - “Giấy xác nhận có thuê mượn ruộng đất” ngày 5-9-2006 và “Biên bản lấy lời khai” ngày 26-6-2007.
- Ông Trần Văn Còn (thường gọi Đây)- “Biên bản lấy lời khai” ngày 26-6-2007 và “ Tờ khai thêm của nhân chứng” ngày 3-7-2007.
- Ông Hồ Văn Tứ - “Biên bản lấy lời khai” ngày 26-6-2007.
- Ông Mai Văn Ngọc - “ Tờ khai thêm của nhân chứng” ngày 9-7-2007.
- Bà Huỳnh Thị Sáu - “Giấy xác nhận hiểu biết nguồn gốc đất” ngày 5-9-2006.
- Ông Phạm Văn Phước - “Giấy xác nhận” ngày 6-9-2006.
- Ông Bùi Văn Thương - “Giấy xác nhận ranh đất” ngày 21-11-2006 và “Biên bản lấy lời khai” ngày 26-6-2007.
- Ông Nguyễn Phương Thọ - “Bản khai” ngày 28-5-2007 và “Bản khai” ngày 25-9-2007.
- Bà Bùi Thị Sen - “Biên bản lấy lời khai” ngày 20-6-2007.
- Bà Đặng thị Nương - “Biên bản lấy lời khai” ngày 20-6-2007.
- Ông Phạm Văn Ấn - “Biên bản lấy lời khai” ngày 20-6-2007.
Qua các biên bản lời khai, hầu hết tất cả lời khai của các nhân chứng đều thể hiện rõ nguồn gốc khu đất là do ông bà, cha mẹ chúng tôi để lại, có quá trình sử dụng liên tục và hợp pháp từ năm 1920 chứ không phải là đất hoang, vô chủ.
Chỉ có 3 người trong số các nhân chứng nói trên có lời khai “không rõ về nguồn gốc đất”. Nhưng lời khai này cũng đều mâu thuẫn với lời ông Nhạn đã nại ra về nguồn gốc đất.
Như vậy, dù chưa xác định đúng sai, thực tế đã có sự mâu thuẫn giữa lời khai của bị đơn và các nhân chứng.
Theo qui định tại Điều 88 Bộ luật tố tụng dân sự về việc “đối chất” thì “Khi xét thấy có sự mâu thuẫn trong lời khai của các đương sự, người làm chứng, Thẩm phán tiến hành đối chất giữa các đương sự với nhau, giữa đương sự với người làm chứng hoặc giữa những người làm chứng với nhau. Việc đối chất phải được ghi thành biên bản, có chữ ký của những người tham gia đối chất”.
Thế nhưng, trong quá trình giải quyết vụ án, TAND huyện Đất Đỏ đã không tiến hành đối chất. Đồng thời, khi xét xử sơ thẩm Tòa án huyện Đất Đỏ đã không triệu tập các nhân chứng tham gia phiên tòa. Trong bản án sơ thẩm (đã bị hủy) cũng thể hiện sự cố tình bỏ qua, không đề cập gì đến các tình tiết, nội dung rất rõ ràng về nguồn gốc khu đất do các nhân chứng đã khai ra.
Trong khi đó, tại Bộ luật tố tụng dân sự qui định:
- “Người làm chứng là người biết các tình tiết có liên quan đến nội dung vụ án”. “Đương sự có quyền đề nghị tòa triệu tập người làm chứng” (điều 58 và 65).
- “Người làm chứng có nghĩa vụ tham gia phiên tòa theo giấy triệu tập của tòa án để làm sáng tỏ các tình tiết của vụ án. (điều 204).
Như vậy, chúng tôi cho rằng việc Tòa không triệu tập những người làm chứng tham gia phiên tòa, không tiến hành đối chất, cũng không ghi nhận (hay phản bác) các ý kiến của nhân chứng là vi phạm nghiêm trọng các qui định tại Bộ luật tố tụng dân sự và làm ảnh hưởng đến kết quả xét xử, gây bất lợi cho chúng tôi.
Do đó, để đảm bảo việc xét xử khách quan, công bằng và đúng quy định của pháp luật, nay chúng tôi có đơn này kính đề nghị Qúi tòa triệu tập người làm chứng (như danh sách nêu trên) tham gia phiên tòa để làm rõ các tình tiết của vụ án.
Xin chân thành cảm ơn.
Đồng kính đơn
--------------------
Bài liên quan : Người làm chứng (nhân chứng)
Mẫu văn bản Ecolaw là
tài sản trí tuệ của công ty luật hợp danh Ecolaw. Có ý nghĩa và chỉ nên sử dụng
như tài liệu tham khảo. Công ty luật hợp danh Ecolaw không chịu trách nhiệm
trong trường hợp quí vị sử dụng vào mục đích khác.
Quí vị
có thể click vào menu “Mẫu văn bản” để thao khảo thêm về những
mẫu đơn từ/văn bản … mà mình quan tâm.
Lưu ý: bài viết trên thuộc lĩnh vực Đơn
từ, tranh chấp dân sự
|
CÔNG
TY LUẬT HỢP DANH ECOLAW – ĐỊA CHỈ TIN CẬY CỦA MỌI NGƯỜI
843 Lê Hồng Phong, P.12, Quận
10, TP. Hồ Chí Minh
Email: ecolaw1@gmail.com -
website: www.ecolaw.vn
|