Theo quy định, tài liệu mật không được phổ biến công khai (ảnh minh họa)
TS Thái Thị Tuyết Dung (ĐH Luật TP.HCM) cho biết quyền TCTT là quyền tìm kiếm, thu nhận thông tin của người dân, đồng thời là nghĩa vụ công khai thông tin của cơ quan, tổ chức. Quyền TCTT của công dân được quy định trong Hiến pháp, luật, các điều ước quốc tế. Về nguyên tắc chung, quyền này được nhà nước đảm bảo thực hiện vì đóng vai trò quan trọng trong đảm bảo thực hiện quyền con người. Theo khảo sát, hiện nay có khoảng 50 trong tổng số 300 luật, pháp lệnh liên quan đến quyền TCTT. Tuy nhiên, ở nước ta, do chưa có đạo luật riêng về quyền TCTT nên chưa có cách hiểu đầy đủ về quyền này. Cơ quan nhà nước là đầu mối lớn nhất nắm giữ thông tin nên việc TCTT của người dân vẫn khó khăn do tính công khai, minh bạch chưa được thực hiện tốt. Quyền TCTT của công dân lại còn bị hạn chế bởi Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước…
TS Dung đề xuất việc TCTT và quy định phạm vi bí mật nhà nước phải do Quốc hội quy định chứ không thể do Chính phủ hoặc cơ quan trực thuộc Chính phủ, thậm chí cấp thấp hơn quy định.
Luật sư Trần Hồng Phong (Đoàn Luật sư TP.HCM) thì cho rằng quy định về mức độ thông tin, tài liệu mật hiện nay là không rõ ràng, có xu hướng phổ biến mật hóa trên diện rộng nên quyền TCTT của công dân bị thu hẹp. Vì vậy Nhà nước cần phải xác định rõ và cụ thể việc các quy định tài liệu “mật” ngay trong luật chứ không thể từ các văn bản dưới luật.
TS Võ Trí Hảo (ĐH Kinh tế TP.HCM) cho rằng nhà nước nào thì cũng có xu hướng mở rộng phạm vi bảo mật của mình, kể cả các nước như Mỹ, Pháp… Vấn đề là phải làm sao có sự cân bằng quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong quy định pháp luật. Về TCTT thì người dân thường tin cậy cơ quan truyền thông, báo chí nhiều hơn.
TS Hảo cũng lưu ý hoạt động báo chí trong môi trường pháp lý như hiện nay thì chính báo chí cũng gặp nguy hiểm. Cụ thể, để lấy được thông tin hoặc có chứng cứ chứng minh hành vi vi phạm, đôi lúc báo chí phải nhập vai. Tuy nhiên, dường như thực tế nhiều vụ vừa qua cho thấy việc nhập vai, “đặt bẫy” quan chức vi phạm là không được chấp nhận. Mặt khác, với hiện tượng đóng dấu mật tùy tiện thì nguy cơ cũng luôn rình rập với nhà báo và cả người dân. Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước chỉ có sáu điều quy định về phạm vi bí mật nhưng dành quyền quy định cụ thể cho các văn bản dưới luật khác không rõ ràng.
-------------------
(Ghi chú: Bài viết này đăng trên báo Pháp luật TP.HCM ngày 8-11-2014. Vì trong bài có ý kiến của luật sư Trần Hồng Phong, thành viên công ty luật hợp danh Ecolaw nên chúng tôi đăng lại làm tư liệu).
--------------------
Cuộc sống muôn màu
- Thông tin cá nhân đang bị công khai mua bán trái phép (10/2014)
- Tạm giữ nhiều sinh viên kinh doanh web sex (10/2014)
- Bắt được cá hô "khổng lồ" trên sông Sài Gòn (10/2014)
- Haivl.com – câu chuyện về pháp luật và thương hiệu (11/2014)
- Website Haivl.com đã bị Công ty Cổ phần 24h thâu tóm (10/2014)
- Khởi tố, bắt giam thư ký TAND huyện Triệu Sơn (Thanh Hóa) (10/2014)
- “Cầm dao đằng lưỡi” khi vay tiền mua nhà (10/2014)
- Bỏ thuốc chuột vào hàng xuất khẩu, công nhân tự đập nồi cơm của mình và mọi người (9/2014)
- Một đại biểu HĐND TP.HCM bị bắt tạm giam (9/2014)
- Án oan Nguyễn Thanh Chấn đòi 2 tỷ đồng bồi thường danh dự, nhân phẩm: khó được chấp nhận vì luật đã "đóng khung" (9/2014)
- Mòn mỏi chờ Nhà nước bồi thường oan sai
- Hợp đồng hôn nhân, xu hướng tất yếu
- Facebook cho rằng nhà hàng Nàng Gánh xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của mình (8/2014)
- Sự tinh khiết của nghệ thuật bị vẩn đục vì ô trọc đời thường
- Trịnh Công Sơn bán tác quyền sử dụng ca khúc cho Khánh Ly giá 5.000 USD (8/2014)
- Nhà văn Nguyên Ngọc và nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm rút khỏi danh sách đề cử Giải thưởng Hồ Chí Minh
- Báo điện tử Tiền Phong, Đất Việt và Kiến Thức bị phạt 180 triệu đồng vì đăng "lá thư gửi bố ngoài đảo" có nội dung không đúng sự thật (8/2014)
- Lại lo vỡ quỹ lương hưu (8/2014)