1. Về đăng kí kinh doanh.
Luật doanh nghiệp sửa đổi năm 2014 với mục tiêu đưa doanh nghiệp trở thành công cụ kinh doanh rẻ hơn và an toàn hơn nhằm hấp dẫn nhà đầu tư, tăng cường thu hút đầu tư và huy động tốt mọi nguồn lực và vốn đầu tư vào sản xuất, kinh doanh.
Trên cơ sở đó, Luật DN sửa đổi 2014 đã tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp khi quy định giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh không bắt buộc ghi ngành nghề kinh doanh; Tách bạch giấy chứng nhận đầu tư và giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh; Bãi bỏ các yêu cầu và điều kiện kinh doanh tại thời điểm đăng kí thành lập doanh nghiệp; Hài hoà thủ tục đăng kí doanh nghiệp với thuế lao động, bảo hiểm xã hội; Doanh nghiệp tự quyết con dấu, nội dung và hình thức con dấu; Doanh nghiệp có thể có nhiều hơn một người đại diện theo pháp luật.
2. Về góp vốn điều lệ kinh doanh.
Về vấn đề vốn, nhằm giải quyết những vướng mắc, tranh chấp phát sinh trong thực tiễn áp dụng các quy định tại Luật Doanh nghiệp 2005. Theo đó Luật DN sửa đổi 2014 đã có áp dụng thống nhất thời hạn phải thanh toán đủ phần vốn góp khi thành lập công ty; Thống nhất các khái niệm về vốn công ty cổ phần như cổ phần được quyền phát hành và cổ phần đã phát hành; Chào bán cổ phần riêng lẻ của công ty cổ phần không phải là công ty cổ phần đại chúng.
3. Mô hình quản trị công ty cổ phần.
Theo đó trên thế giới có nhiều mô hình quản trị công ty cổ phần như: Mô hình hội đồng hai cấp, mô hình hội đồng một cấp. Ở Việt Nam trước đó đã quản lý công ty cổ phần theo Luật doanh nghiệp ban hành 2005. Theo đó, cấu trúc gồm: Đại hội đồng Hội đồng quản trị, Giám đốc/tổng giám đốc và ban kiểm soát.
Nhưng tới mô hình tổ chức quản trị theo Luật doanh nghiệp 2014 cấu trúc mô hình sẽ gồm Đại hội đồng cổ đông, hội đồng quản trị (thành viên, thành viên độc lập), Giám đốc/tổng giám đốc.
4. Quy trình ra quyết định của công ty.
Tại Luật DN 2014 đã yêu cầu về tỉ lệ biểu quyết thông qua quyết định đại hội đồng cổ đông xuống 51% đối với quyết định thông thường và 65% đối với các quyết định quan trọng.
Bên cạnh đó, Luật DN 2014 cũng mở rộng nội dung cho phép công ty quy định nguyên tắc quản trị doanh nghiệp cụ thể hơn, chi tiết hơn.
5. Bảo vệ cổ đông.
Luật DN 2014 có quy định chi tiết về các cổ đông phổ thông và cổ đông ưu đãi biểu quyết, cổ đông ưu đãi cổ tức. cổ đông ưuu đãi hoàn lại, cổ đông sáng lập.
6. Tổ chức lại, giải thể.
Luật quy định rõ từng trường hợp bị giải thể và trình tự giải thể gồm các bước sau: phải có quyết định giải thể doanh nghiệp trong đó nêu rõ lý do giải thể sau đó tiến hành thanh lý tài sản, ưu tiên thanh toán nợ thuế.
7. Điểm mới trong quản lý doanh nghiệp nhà nước.
Luật DN 2014 bổ sung một chương hoàn toàn mới về doanh nghiệp nhà nước. Đây là nội dung lâu nay chưa có luật nào quy định cụ thể. Trong đó, quy định về các lĩnh vực kinh doanh của nhà nước. Ngoài ra luật còn quy định về cơ cấu tổ chức quản lý và hoạt động, công bố thông tin định kỳ, công bố thông tin bất thường.
Bốn lĩnh vực doanh nghiệp nhà nước được kinh doanh:
- Doanh nghiệp cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu cho xã hội.
- Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh.
- Doanh nghiệp hoạt dộng trong lĩnh vực độc quyền tự nhiên.
- Doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đầu tư lớn, tạo động lực cho sự phát triển các ngành, lĩnh vực khác và nền kinh tế.
-----------------------
Đọc thêm (theo website Bộ Tư pháp):
Ngày 26/11/2014, Quốc hội đã thông qua Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) gồm 10 Chương 213 Điều với nhiều điểm mới tích cực. Sau cuộc đột phá về thể chế của văn bản mang tên “Luật Doanh nghiệp” năm 1999, thì Luật Doanh nghiệp 2014 được coi là cuộc đột phá thể chế lần hai và là sự mong mỏi, chờ đợi của người dân và doanh nghiệp.
Thực tế cho thấy, nếu như cơ quan nhà nước không thể thống kê và liệt kê ra hết những ngành nghề được phép kinh doanh, thì tại sao không lựa chọn phương án chỉ thống kê các ngành nghề cấm đăng ký kinh doanh? Không phải đến tận hôm nay, khi được sửa đổi Luật Doanh nghiệp mới có quy định về vấn đề: doanh nghiệp, cá nhân được kinh doanh ngành, nghề pháp luật không cấm. Năm 1999, Luật Doanh nghiệp đã có bước đột phá mạnh mẽ khi đưa quy định này vào, nếu không có đột phá này, thì khó có được con số khoảng 400.000 doanh nghiệp đang hoạt động như hiện nay, mà nền kinh tế của Việt Nam có thể đã rẽ sang một hướng khác.
Những tư tưởng đột phá của Luật Doanh nghiệp năm 1999 đã tạo cơ sở cho nhiều văn bản pháp luật sau này “nói không với giấy phép”. Ngày 03/02/2000, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 19/2000/QĐ-TTg về bãi bỏ các loại giấy phép trái với quy định của Luật Doanh nghiệp, theo đó 84 loại giấy phép bị bãi bỏ. Nhìn vào con số này, không khỏi nhiều người giật mình và ngỡ ngàng với sự tồn tại lẽ ra không cần có của các loại giấy phép hành nghề như: đánh máy chữ, photocopy, đóng xén sách, dạy khiêu vũ, cho thuê âm thanh, sửa chữa nhạc cụ, bán đồ mỹ nghệ lưu niệm… Sáu tháng sau, Chính phủ ban hành Nghị định 30/2000/NĐ-CP ngày 11/08/2000 của Chính phủ để tiếp tục bãi bỏ 27 giấy phép và chuyển 34 giấy phép thành điều kiện kinh doanh. Hai năm sau, Chính phủ ban hành nghị định số 59/2002/NĐ-CP ngày 04/06/2002 bãi bỏ 4 loại giấy phép hành nghề và thay thế một số giấy phép bằng phương thức quản lý khác.
Năm 2005, Luật Doanh nghiệp được sửa đổi, tiếp tục tạo ra bước đột phá, chuyển từ tư duy, cơ chế “xin-cho” sang tư duy tôn trọng và bảo đảm thực hiện quyền tự do kinh doanh của người dân. Theo Luật Doanh nghiệp 2005 tất cả những giấy phép, điều kiện kinh doanh không được quy định tại Luật, Pháp lệnh, Nghị định sẽ tự hết hiệu lực từ 01/09/2008. Cuộc chiến “nói không với giấy phép” dường như thắng thế và tạo môi trường kinh doanh thông thoáng hơn, giúp cho doanh nghiệp thuận lợi hơn trong việc thành lập mới và mở rộng hoạt động. Tuy nhiên, sau gần 9 năm thực hiện, Luật Doanh nghiệp năm 2005 cũng đã bộc lộ nhiều khiếm khuyết khi mà việc bước vào thị trường kinh doanh cũng như rút khỏi thị trường kinh doanh ở nước ta trở nên phức tạp và tốn kém hơn mức cần thiết.
Bước đột phá thể chế lần hai này, được nhiều người dân và doanh nghiệp chờ đợi, Luật Doanh nghiệp năm 2014 đã được Quốc hội thông qua với nhiều điểm mới tích cực. Những quy định này đã thể hiện đúng tinh thần Hiến pháp 2013 về quyền tự do kinh doanh của công dân, của doanh nghiệp, theo đó, những gì luật pháp không cấm thì người dân, doanh nghiệp được tự do đầu tư, kinh doanh.
Tách riêng thủ tục thành lập doanh nghiệp với các thủ tục về đầu tư dự án
Luật Doanh nghiệp 2014 đã tách riêng thủ tục thành lập doanh nghiệp với các thủ tục về đầu tư dự án, cũng như với các thủ tục có liên quan về cổ phần, cổ phiếu. Với nhà đầu tư nước ngoài, Luật đã tách giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp và chứng nhận đầu tư. Luật cũng tạo ra cơ hội lớn hơn về khả năng gia nhập thị trường, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là hình thức để Nhà nước ghi nhận sự hình thành và việc gia nhập thị trường của doanh nghiệp. Tại thời điểm thành lập doanh nghiệp, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp chưa phát sinh, do vậy Luật đã tách biệt rõ giữa thủ tục thành lập doanh nghiệp và thủ tục đăng ký kinh doanh, điều kiện kinh doanh. Trước đây có một số ngành nghề không rõ ràng giữa thành lập doanh nghiệp và kinh doanh có điều kiện ví dụ như lĩnh vực y tế, bắt buộc cá nhân thành lập doanh nghiệp thì giám đốc phải có chứng chỉ hành nghề. Nhưng theo Luật Doanh nghiệp 2014, cá nhân cứ thành lập doanh nghiệp, còn điều kiện về ngành nghề kinh doanh, cá nhân phải tuân thủ mới được làm. Quy định đó tạo sự thân thiện hơn cho khởi nghiệp và kinh doanh nói chung.
Bãi bỏ quy định đề nghị doanh nghiệp cung cấp mã ngành khi thực hiện đăng ký kinh doanh
Luật Doanh nghiệp năm 2014 đã bỏ quy định về việc doanh nghiệp phải hoạt động kinh doanh theo đúng ngành, nghề đã ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, mà chỉ quy định về việc đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh khi kinh doanh những ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật và bảo đảm duy trì đủ điều kiện đầu tư kinh doanh đó trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh. Theo Luật này, doanh nghiệp được tự chủ kinh doanh và lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh; chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh; chủ động điều chỉnh quy mô và ngành, nghề kinh doanh, Như vậy, quy định về đề nghị doanh nghiệp cung cấp mã ngành khi thực hiện đăng ký kinh doanh đã bị bãi bỏ. Doanh nghiệp sẽ không bị hạn chế số lượng ngành nghề hoạt động kinh doanh. Các công ty thương mại và phân phối sẽ không cần cung cấp hàng nghìn mã ngành cho sản phẩm thương mại của mình như trước, kể cả những sản phẩm mà họ dự định kinh doanh trong tương lai.
Cải cách quan trọng về con dấu
Về vấn đề con dấu của doanh nghiệp, dù chưa thể bỏ hoàn toàn việc sử dụng con dấu, nhưng đã có bước cải cách quan trọng. Trước đây việc cấp, sử dụng con dấu của doanh nghiệp do Bộ Công an quy định thì nay theo Luật Doanh nghiệp 2014, doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật; đồng thời, có nghĩa vụ thông báo mẫu dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Quy định này giúp doanh nghiệp đỡ phiền hà, tốn kém về chi phí, thời gian. Tuy vậy, không phải tất cả văn bản của doanh nghiệp phải đóng dấu mà chỉ đóng dấu vào văn bản nào pháp luật quy định hoặc do đối tác yêu cầu phải có dấu. Theo xu hướng phát triển phương thức giao dịch điện tử, thì việc dùng con dấu sẽ không còn ý nghĩa nữa. Vì vậy, việc cải cách về con dấu là hoàn toàn phù hợp với xu thế chung của thế giới. Hiện nay, con dấu doanh nghiệp còn bị ràng buộc bởi nhiều quy định về giao dịch trong một số bộ luật, nếu bỏ hoàn toàn sẽ phát sinh số lượng công việc rất lớn và có thể chưa đảm bảo chặt chẽ trong quản lý.
Doanh nghiệp Nhà nước là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ
Thay vì quy định Doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp trong đó Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ, Luật Doanh nghiệp 2014 sửa đổi quy định doanh nghiệp Nhà nước là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Như vậy, doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước chỉ còn đếm trên đầu ngón tay, còn lại nên cổ phần hóa hết để bình đẳng về địa vị, bình đẳng về cơ hội và bình đẳng về bảo hộ của Nhà nước. Luật cũng sửa đổi một số nội dung mới về việc xác định rõ ràng hơn địa vị pháp lý tập đoàn kinh tế, bổ sung quy định rõ hơn về hình thức công ty mẹ - công ty con; cấm các công ty con trong cùng một nhóm công ty cùng nhau góp vốn, mua cổ phần để sở hữu chéo lẫn nhau; bổ sung quy định nhằm minh bạch hóa cơ cấu và mối quan hệ giữa các công ty trong tập đoàn kinh tế, như công khai điều lệ hoặc thỏa thuận về quy chế hoạt động chung tập đoàn. Bên cạnh đó, Luật cũng sửa đổi một số nội dung liên quan đến việc bãi bỏ quy định hạn chế sáp nhập, hợp nhất, chia, tách công ty đối với công ty cùng loại hình tổ chức. Cho phép các công ty có cùng bản chất sở hữu có thể hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, quy định rõ hơn và hợp lý hơn trình tự, thủ tục giải thể doanh nghiệp; thống nhất một đầu mối và tăng cường phối hợp giữa các cơ quan đăng ký kinh doanh, thuế và công an trong giải quyết thủ tục giải thể doanh nghiệp.
Về doanh nghiệp xã hội
Doanh nghiệp xã hội không phải là một loại hình doanh nghiệp đặc thù riêng mà cũng giống như doanh nghiệp thông thường, vẫn tổ chức và hoạt động theo một trong các loại hình doanh nghiệp (công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn…) chỉ phân biệt ở mục đích phân phối và sử dụng lợi nhuận. Theo đó, doanh nghiệp xã hội là doanh nghiệp được đăng ký thành lập theo quy định của Luật này, mục tiêu hoạt động nhằm giải quyết vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng và sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận hằng năm của doanh nghiệp để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường như đã đăng ký. Luật Doanh nghiệp sửa đổi đã quy định những nội dung mang tính nguyên tắc để ghi nhận về mặt pháp lý sự tồn tại và làm cơ sở để ban hành các văn bản quy định chi tiết sau này.
Về vấn đề người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
Theo Luật Doanh nghiệp sửa đổi, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. Công ty hoàn toàn có thể tự quyết định, chỉ định một người đại diện theo pháp luật. Trường hợp cần thiết thì có quyền tự chủ quyết định việc có nhiều người đại diện theo pháp luật; phạm vi quyền, nghĩa vụ của từng người đại diện phải được ghi rõ trong Điều lệ công ty. Tùy từng nội dung giao dịch, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp với thẩm quyền tương ứng được quy định trong Điều lệ sẽ thực hiện giao dịch với các đối tác.
Không bắt buộc Phiếu lý lịch tư pháp trong Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp
Luật Doanh nghiệp 2014 quy định, trong trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh. Như vậy, Phiếu lý lịch tư pháp không phải là tài liệu bắt buộc trong Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp bởi nếu bắt buộc sẽ làm tăng thêm thời gian thành lập doanh nghiệp tạo ra gánh nặng chi phí tuân thủ rất lớn cho cả cơ quan nhà nước và doanh nghiệp, sẽ có tác động không thuận lợi cho môi trường đầu tư, kinh doanh ở nước ta.
Ecolaw sẽ có những bài phân tích và giới thiệu chi tiết hơn về Luật doanh nghiệp 2014.
Đọc thêm (theo website Bộ Tư pháp):
Luật Doanh nghiệp 2014 – cuộc đột phá thể chế lần hai
Ngày 26/11/2014, Quốc hội đã thông qua Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) gồm 10 Chương 213 Điều với nhiều điểm mới tích cực. Sau cuộc đột phá về thể chế của văn bản mang tên “Luật Doanh nghiệp” năm 1999, thì Luật Doanh nghiệp 2014 được coi là cuộc đột phá thể chế lần hai và là sự mong mỏi, chờ đợi của người dân và doanh nghiệp.
Thực tế cho thấy, nếu như cơ quan nhà nước không thể thống kê và liệt kê ra hết những ngành nghề được phép kinh doanh, thì tại sao không lựa chọn phương án chỉ thống kê các ngành nghề cấm đăng ký kinh doanh? Không phải đến tận hôm nay, khi được sửa đổi Luật Doanh nghiệp mới có quy định về vấn đề: doanh nghiệp, cá nhân được kinh doanh ngành, nghề pháp luật không cấm. Năm 1999, Luật Doanh nghiệp đã có bước đột phá mạnh mẽ khi đưa quy định này vào, nếu không có đột phá này, thì khó có được con số khoảng 400.000 doanh nghiệp đang hoạt động như hiện nay, mà nền kinh tế của Việt Nam có thể đã rẽ sang một hướng khác.
Những tư tưởng đột phá của Luật Doanh nghiệp năm 1999 đã tạo cơ sở cho nhiều văn bản pháp luật sau này “nói không với giấy phép”. Ngày 03/02/2000, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 19/2000/QĐ-TTg về bãi bỏ các loại giấy phép trái với quy định của Luật Doanh nghiệp, theo đó 84 loại giấy phép bị bãi bỏ. Nhìn vào con số này, không khỏi nhiều người giật mình và ngỡ ngàng với sự tồn tại lẽ ra không cần có của các loại giấy phép hành nghề như: đánh máy chữ, photocopy, đóng xén sách, dạy khiêu vũ, cho thuê âm thanh, sửa chữa nhạc cụ, bán đồ mỹ nghệ lưu niệm… Sáu tháng sau, Chính phủ ban hành Nghị định 30/2000/NĐ-CP ngày 11/08/2000 của Chính phủ để tiếp tục bãi bỏ 27 giấy phép và chuyển 34 giấy phép thành điều kiện kinh doanh. Hai năm sau, Chính phủ ban hành nghị định số 59/2002/NĐ-CP ngày 04/06/2002 bãi bỏ 4 loại giấy phép hành nghề và thay thế một số giấy phép bằng phương thức quản lý khác.
Năm 2005, Luật Doanh nghiệp được sửa đổi, tiếp tục tạo ra bước đột phá, chuyển từ tư duy, cơ chế “xin-cho” sang tư duy tôn trọng và bảo đảm thực hiện quyền tự do kinh doanh của người dân. Theo Luật Doanh nghiệp 2005 tất cả những giấy phép, điều kiện kinh doanh không được quy định tại Luật, Pháp lệnh, Nghị định sẽ tự hết hiệu lực từ 01/09/2008. Cuộc chiến “nói không với giấy phép” dường như thắng thế và tạo môi trường kinh doanh thông thoáng hơn, giúp cho doanh nghiệp thuận lợi hơn trong việc thành lập mới và mở rộng hoạt động. Tuy nhiên, sau gần 9 năm thực hiện, Luật Doanh nghiệp năm 2005 cũng đã bộc lộ nhiều khiếm khuyết khi mà việc bước vào thị trường kinh doanh cũng như rút khỏi thị trường kinh doanh ở nước ta trở nên phức tạp và tốn kém hơn mức cần thiết.
Bước đột phá thể chế lần hai này, được nhiều người dân và doanh nghiệp chờ đợi, Luật Doanh nghiệp năm 2014 đã được Quốc hội thông qua với nhiều điểm mới tích cực. Những quy định này đã thể hiện đúng tinh thần Hiến pháp 2013 về quyền tự do kinh doanh của công dân, của doanh nghiệp, theo đó, những gì luật pháp không cấm thì người dân, doanh nghiệp được tự do đầu tư, kinh doanh.
Tách riêng thủ tục thành lập doanh nghiệp với các thủ tục về đầu tư dự án
Luật Doanh nghiệp 2014 đã tách riêng thủ tục thành lập doanh nghiệp với các thủ tục về đầu tư dự án, cũng như với các thủ tục có liên quan về cổ phần, cổ phiếu. Với nhà đầu tư nước ngoài, Luật đã tách giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp và chứng nhận đầu tư. Luật cũng tạo ra cơ hội lớn hơn về khả năng gia nhập thị trường, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là hình thức để Nhà nước ghi nhận sự hình thành và việc gia nhập thị trường của doanh nghiệp. Tại thời điểm thành lập doanh nghiệp, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp chưa phát sinh, do vậy Luật đã tách biệt rõ giữa thủ tục thành lập doanh nghiệp và thủ tục đăng ký kinh doanh, điều kiện kinh doanh. Trước đây có một số ngành nghề không rõ ràng giữa thành lập doanh nghiệp và kinh doanh có điều kiện ví dụ như lĩnh vực y tế, bắt buộc cá nhân thành lập doanh nghiệp thì giám đốc phải có chứng chỉ hành nghề. Nhưng theo Luật Doanh nghiệp 2014, cá nhân cứ thành lập doanh nghiệp, còn điều kiện về ngành nghề kinh doanh, cá nhân phải tuân thủ mới được làm. Quy định đó tạo sự thân thiện hơn cho khởi nghiệp và kinh doanh nói chung.
Bãi bỏ quy định đề nghị doanh nghiệp cung cấp mã ngành khi thực hiện đăng ký kinh doanh
Luật Doanh nghiệp năm 2014 đã bỏ quy định về việc doanh nghiệp phải hoạt động kinh doanh theo đúng ngành, nghề đã ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, mà chỉ quy định về việc đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh khi kinh doanh những ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật và bảo đảm duy trì đủ điều kiện đầu tư kinh doanh đó trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh. Theo Luật này, doanh nghiệp được tự chủ kinh doanh và lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh; chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh; chủ động điều chỉnh quy mô và ngành, nghề kinh doanh, Như vậy, quy định về đề nghị doanh nghiệp cung cấp mã ngành khi thực hiện đăng ký kinh doanh đã bị bãi bỏ. Doanh nghiệp sẽ không bị hạn chế số lượng ngành nghề hoạt động kinh doanh. Các công ty thương mại và phân phối sẽ không cần cung cấp hàng nghìn mã ngành cho sản phẩm thương mại của mình như trước, kể cả những sản phẩm mà họ dự định kinh doanh trong tương lai.
Cải cách quan trọng về con dấu
Về vấn đề con dấu của doanh nghiệp, dù chưa thể bỏ hoàn toàn việc sử dụng con dấu, nhưng đã có bước cải cách quan trọng. Trước đây việc cấp, sử dụng con dấu của doanh nghiệp do Bộ Công an quy định thì nay theo Luật Doanh nghiệp 2014, doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật; đồng thời, có nghĩa vụ thông báo mẫu dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Quy định này giúp doanh nghiệp đỡ phiền hà, tốn kém về chi phí, thời gian. Tuy vậy, không phải tất cả văn bản của doanh nghiệp phải đóng dấu mà chỉ đóng dấu vào văn bản nào pháp luật quy định hoặc do đối tác yêu cầu phải có dấu. Theo xu hướng phát triển phương thức giao dịch điện tử, thì việc dùng con dấu sẽ không còn ý nghĩa nữa. Vì vậy, việc cải cách về con dấu là hoàn toàn phù hợp với xu thế chung của thế giới. Hiện nay, con dấu doanh nghiệp còn bị ràng buộc bởi nhiều quy định về giao dịch trong một số bộ luật, nếu bỏ hoàn toàn sẽ phát sinh số lượng công việc rất lớn và có thể chưa đảm bảo chặt chẽ trong quản lý.
Doanh nghiệp Nhà nước là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ
Thay vì quy định Doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp trong đó Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ, Luật Doanh nghiệp 2014 sửa đổi quy định doanh nghiệp Nhà nước là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Như vậy, doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước chỉ còn đếm trên đầu ngón tay, còn lại nên cổ phần hóa hết để bình đẳng về địa vị, bình đẳng về cơ hội và bình đẳng về bảo hộ của Nhà nước. Luật cũng sửa đổi một số nội dung mới về việc xác định rõ ràng hơn địa vị pháp lý tập đoàn kinh tế, bổ sung quy định rõ hơn về hình thức công ty mẹ - công ty con; cấm các công ty con trong cùng một nhóm công ty cùng nhau góp vốn, mua cổ phần để sở hữu chéo lẫn nhau; bổ sung quy định nhằm minh bạch hóa cơ cấu và mối quan hệ giữa các công ty trong tập đoàn kinh tế, như công khai điều lệ hoặc thỏa thuận về quy chế hoạt động chung tập đoàn. Bên cạnh đó, Luật cũng sửa đổi một số nội dung liên quan đến việc bãi bỏ quy định hạn chế sáp nhập, hợp nhất, chia, tách công ty đối với công ty cùng loại hình tổ chức. Cho phép các công ty có cùng bản chất sở hữu có thể hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, quy định rõ hơn và hợp lý hơn trình tự, thủ tục giải thể doanh nghiệp; thống nhất một đầu mối và tăng cường phối hợp giữa các cơ quan đăng ký kinh doanh, thuế và công an trong giải quyết thủ tục giải thể doanh nghiệp.
Về doanh nghiệp xã hội
Doanh nghiệp xã hội không phải là một loại hình doanh nghiệp đặc thù riêng mà cũng giống như doanh nghiệp thông thường, vẫn tổ chức và hoạt động theo một trong các loại hình doanh nghiệp (công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn…) chỉ phân biệt ở mục đích phân phối và sử dụng lợi nhuận. Theo đó, doanh nghiệp xã hội là doanh nghiệp được đăng ký thành lập theo quy định của Luật này, mục tiêu hoạt động nhằm giải quyết vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng và sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận hằng năm của doanh nghiệp để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường như đã đăng ký. Luật Doanh nghiệp sửa đổi đã quy định những nội dung mang tính nguyên tắc để ghi nhận về mặt pháp lý sự tồn tại và làm cơ sở để ban hành các văn bản quy định chi tiết sau này.
Về vấn đề người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
Theo Luật Doanh nghiệp sửa đổi, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. Công ty hoàn toàn có thể tự quyết định, chỉ định một người đại diện theo pháp luật. Trường hợp cần thiết thì có quyền tự chủ quyết định việc có nhiều người đại diện theo pháp luật; phạm vi quyền, nghĩa vụ của từng người đại diện phải được ghi rõ trong Điều lệ công ty. Tùy từng nội dung giao dịch, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp với thẩm quyền tương ứng được quy định trong Điều lệ sẽ thực hiện giao dịch với các đối tác.
Không bắt buộc Phiếu lý lịch tư pháp trong Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp
Luật Doanh nghiệp 2014 quy định, trong trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh. Như vậy, Phiếu lý lịch tư pháp không phải là tài liệu bắt buộc trong Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp bởi nếu bắt buộc sẽ làm tăng thêm thời gian thành lập doanh nghiệp tạo ra gánh nặng chi phí tuân thủ rất lớn cho cả cơ quan nhà nước và doanh nghiệp, sẽ có tác động không thuận lợi cho môi trường đầu tư, kinh doanh ở nước ta.
Ecolaw sẽ có những bài phân tích và giới thiệu chi tiết hơn về Luật doanh nghiệp 2014.
---------------------
Bài liên quan: