QUỐC HỘI
Số: 16/2003/QH11
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 26 tháng 11 năm 2003
LUẬT XÂY DỰNG
Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộnghoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đãđược sửa đổi, bổ sung theo Nghịquyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốchội khoá X, kỳ họp thứ 10;
Luật này quy định về hoạtđộng xây dựng.
CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Luật này quy định về hoạtđộng xây dựng; quyền và nghĩa vụ của tổchức, cá nhân đầu tư xây dựng công trình và hoạtđộng xây dựng.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Luật này áp dụngđối với tổ chức, cá nhân trong nước; tổchức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựngcông trình và hoạt động xây dựng trên lãnh thổ ViệtNam. Trường hợp điều ước quốc tếmà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kếthoặc gia nhập có quy định khác với Luật này,thì áp dụng quy định của điều ướcquốc tế đó.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dướiđây được hiểu như sau:
1. Hoạt động xây dựng bao gồmlập quy hoạch xây dựng, lập dự án đầutư xây dựng công trình, khảo sát xây dựng, thiết kếxây dựng công trình, thi công xây dựng công trình, giám sát thicông xây dựng công trình, quản lý dự án đầutư xây dựng công trình, lựa chọn nhà thầu trong hoạtđộng xây dựng và các hoạt động khác có liênquan đến xây dựng công trình.
2. Công trình xây dựng là sản phẩmđược tạo thành bởi sức lao động củacon người, vật liệu xây dựng, thiết bịlắp đặt vào công trình, được liên kếtđịnh vị với đất, có thể bao gồmphần dưới mặt đất, phần trên mặt đất,phần dưới mặt nước và phần trên mặtnước, được xây dựng theo thiết kế.Công trình xây dựng bao gồm công trình xây dựng công cộng,nhà ở, công trình công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi,năng lượng và các công trình khác.
3. Thiết bị lắp đặt vào côngtrình bao gồm thiết bị công trình và thiết bịcông nghệ. Thiết bị công trình là các thiết bịđược lắp đặt vào công trình xây dựngtheo thiết kế xây dựng. Thiết bị công nghệlà các thiết bị nằm trong dây chuyền công nghệđược lắp đặt vào công trình xây dựng theothiết kế công nghệ.
4. Thi công xây dựng công trình bao gồm xây dựngvà lắp đặt thiết bị đối với cáccông trình xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo,di dời, tu bổ, phục hồi; phá dỡ công trình; bảohành, bảo trì công trình.
5. Hệ thống công trình hạ tầng kỹthuật bao gồm hệ thống giao thông, thông tin liên lạc,cung cấp năng lượng, chiếu sáng công cộng, cấpnước, thoát nước, xử lý các chất thảivà các công trình khác.
6. Hệ thống công trình hạ tầng xã hộibao gồm các công trình y tế, văn hoá, giáo dục, thểthao, thương mại, dịch vụ công cộng, câyxanh, công viên, mặt nước và các công trình khác.
7. Chỉ giới đường đỏlà đường ranh giới được xác địnhtrên bản đồ quy hoạch và thực địa,để phân định ranh giới giữa phần đấtđược xây dựng công trình và phần đấtđược dành cho đường giao thông hoặc cáccông trình hạ tầng kỹ thuật, không gian công cộngkhác.
8. Chỉ giới xây dựnglà đường giới hạn cho phép xây dựng côngtrình trên lô đất.
9. Quy hoạch xây dựng là việc tổ chứckhông gian đô thị và điểm dân cư nông thôn, hệthống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầngxã hội; tạo lập môi trường sống thích hợpcho người dân sống tại các vùng lãnh thổ, bảođảm kết hợp hài hoà giữa lợi ích quốcgia với lợi ích cộng đồngư, đáp ứngcác mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng,an ninh, bảo vệ môi trường. Quy hoạch xây dựngđược thể hiện thông qua đồ án quy hoạchxây dựng bao gồm sơ đồ, bản vẽ, mô hìnhvà thuyết minh.
10. Quy hoạch xây dựng vùng là việc tổchức hệ thống điểm dân cư, hệ thốngcông trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hộitrong địa giới hành chính của một tỉnh hoặcliên tỉnh phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội trong từng thời kỳ.
11. Quy hoạch chung xây dựng đô thịlà việc tổ chức không gian đô thị, các công trìnhhạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hộiđô thị phù hợp với quy hoạch tổng thểphát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triểnngành, bảo đảm quốc phòng, an ninh của từngvùng và của quốc gia trong từng thời kỳ.
12. Quy hoạch chi tiết xây dựng đôthị là việc cụ thể hoá nội dung của quy hoạchchung xây dựng đô thị, là cơ sở pháp lý đểquản lý xây dựng công trình, cung cấp thông tin, cấp giấyphép xây dựng công trình, giao đất, cho thuê đấtđể triển khai các dự án đầu tư xây dựngcông trình.
13. Quy hoạch xây dựngđiểm dân cư nông thôn là việc tổ chứckhông gian, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật,hạ tầng xã hội của điểm dân cư nôngthôn.
14. Điểm dân cư nông thôn là nơicư trú tập trung của nhiều hộ gia đình gắnkết với nhau trong sản xuất, sinh hoạt và các hoạtđộng xã hội khác trong phạm vi một khu vực nhất định bao gồmtrung tâm xã, thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc (sau đây gọichung là thôn) được hình thành do điều kiện tựnhiên, điều kiện kinh tế - xã hội, văn hoá,phong tục, tập quán và các yếu tố khác.
15. Thiết kế đô thịlà việc cụ thể hoá nội dung quy hoạch chung, quyhoạch chi tiết xây dựng đô thị về kiếntrúc các công trình trong đô thị, cảnh quan cho từng khuchức năng, tuyến phố và các khu không gian công cộngkhác trong đô thị.
16. Báo cáo đầu tư xây dựng côngtrình là hồ sơ xin chủ trương đầu tưxây dựng công trình để cấp có thẩm quyền chophép đầu tư.
17. Dự án đầu tư xây dựng côngtrình là tập hợp các đề xuất có liên quan đếnviệc bỏ vốn để xây dựng mới, mởrộng hoặc cải tạo những công trình xây dựngnhằm mục đích phát triển, duy trì, nâng cao chấtlượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụtrong một thời hạn nhất định. Dự ánđầu tư xây dựng công trình bao gồm phần thuyếtminh và phần thiết kế cơ sở.
18. Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựngcông trình là dự án đầu tư xây dựng công trình rútgọn trong đó chỉ đặt ra các yêu cầu cơ bảntheo quy định.
19. Quy chuẩn xây dựng là các quy địnhbắt buộc áp dụng trong hoạt động xây dựngdo cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền vềxây dựng ban hành.
20. Tiêu chuẩn xây dựng là các quy địnhvề chuẩn mực kỹ thuật, định mứckinh tế - kỹ thuật, trình tự thực hiện cáccông việc kỹ thuật, các chỉ tiêu, các chỉ sốkỹ thuật và các chỉ số tự nhiên đượccơ quan, tổ chức có thẩm quyền ban hành hoặccông nhận để áp dụng trong hoạt độngxây dựng. Tiêu chuẩn xây dựng gồm tiêu chuẩn bắtbuộc áp dụng và tiêu chuẩn khuyến khích áp dụng.
21. Chủ đầu tư xây dựng côngtrình là người sở hữu vốn hoặc là ngườiđược giao quản lý và sử dụng vốn đểđầu tư xây dựng công trình.
22. Nhà thầu trong hoạt động xây dựnglà tổ chức, cá nhân có đủ năng lực hoạtđộng xây dựng, năng lực hành nghề xây dựngkhi tham gia quan hệ hợp đồng trong hoạtđộng xây dựng.
23. Tổng thầu xây dựng là nhà thầuký kết hợp đồng trực tiếp với chủđầu tư xây dựng công trình để nhận thầutoàn bộ một loại công việc hoặc toàn bộcông việc của dự án đầu tư xây dựngcông trình. Tổng thầu xây dựng bao gồm các hình thứcchủ yếu sau: tổng thầu thiết kế; tổngthầu thi công xây dựng công trình; tổng thầu thiếtkế và thi công xây dựng công trình; tổng thầu thiếtkế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựngcông trình; tổng thầu lập dự án đầu tưxây dựng công trình, thiết kế, cung cấp thiết bịcông nghệ và thi công xây dựng công trình.
24. Nhà thầu chính trong hoạt độngxây dựng là nhà thầu ký kết hợp đồng nhậnthầu trực tiếp với chủ đầu tư xâydựng công trình để thực hiện phần việcchính của một loại công việc của dự ánđầu tư xây dựng công trình.
25. Nhà thầu phụ trong hoạt độngxây dựng là nhà thầu ký kết hợp đồng vớinhà thầu chính hoặc tổng thầu xây dựng đểthực hiện một phần công việc của nhà thầuchính hoặc tổng thầu xây dựng.
26. Nhà ở riêng lẻ là công trình đượcxây dựng trong khuôn viên đất ở thuộc quyềnsử dụng của hộ gia đình, cá nhân theo quy địnhcủa pháp luật.
27. Thiết kế cơ sở là tậptài liệu bao gồm thuyết minh và bản vẽ thểhiện giải pháp thiết kế chủ yếu bảođảm đủ điều kiện lập tổng mứcđầu tư và là căn cứ để triển khaicác bước thiết kế tiếp theo.
28. Giám sát tác giả là hoạt độnggiám sát của người thiết kế trong quá trình thicông xây dựng công trình nhằm bảo đảm việcthi công xây dựng theo đúng thiết kế.
29. Sự cố công trình xây dựng là nhữnghư hỏng vượt quá giới hạn an toàn cho phép,làm cho công trình xây dựng có nguy cơ sập đổ;đã sập đổ một phần hoặc toàn bộcông trình hoặc công trình không sử dụng đượctheo thiết kế.
Điều 4. Nguyên tắc cơ bản trong hoạt độngxây dựng
Tổ chức, cá nhânhoạt động xây dựng phải tuân theo các nguyên tắccơ bản sau đây:
1. Bảo đảmxây dựng công trình theo quy hoạch, thiết kế; bảođảm mỹ quan công trình, bảo vệ môi trườngvà cảnh quan chung; phù hợp với điều kiện tựnhiên, đặc điểm văn hoá, xã hội của từngđịa phương; kết hợp phát triển kinh tế- xã hội với quốc phòng, an ninh;
2. Tuân thủ quy chuẩnxây dựng, tiêu chuẩn xây dựng;
3. Bảo đảm chấtlượng, tiến độ, an toàn công trình, tính mạngcon người và tài sản, phòng, chống cháy, nổ, vệsinh môi trường;
4. Bảo đảm xây dựng đồngbộ trong từng công trình, đồng bộ các công trình hạtầng kỹ thuật;
5. Bảo đảm tiết kiệm, có hiệuquả, chống lãng phí, thất thoát và các tiêu cực kháctrong xây dựng.
Điều 5. Loại và cấp công trình xây dựng
1. Công trình xây dựng được phânthành loại và cấp công trình.
2. Loại công trình xây dựng đượcxác định theo công năng sử dụng. Mỗi loạicông trình được chia thành năm cấp bao gồm cấpđặc biệt, cấp I, cấp II, cấp III và cấpIV.
3. Cấp công trình được xác địnhtheo loại công trình căn cứ vào quy mô, yêu cầu kỹthuật, vật liệu xây dựng công trình và tuổi thọcông trình xây dựng.
4. Chính phủ quy định việc phân loại,cấp công trình xây dựng.
Điều 6. Quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn xây dựng
1. Hệ thống quychuẩn xây dựng, tiêu chuẩn xây dựng phải docơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền vềxây dựng ban hành hoặc công nhận để áp dụngthống nhất trong hoạt động xây dựng.
2. Hoạt độngxây dựng phải tuân thủ các quy chuẩn xây dựng,tiêu chuẩn xây dựng. Trườnghợp áp dụng tiêu chuẩn xây dựng của nướcngoài, thì phải được sự chấp thuận củacơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền vềxây dựng.
3. Tổ chức, cá nhân được nghiêncứu, đề xuất về quy chuẩn xây dựng,tiêu chuẩn xây dựng với cơ quan quảnlý nhà nước có thẩm quyền về xây dựng đểban hành hoặc công nhận.
Điều 7. Năng lực hành nghề xây dựng,năng lực hoạt động xây dựng
1. Năng lực hànhnghề xây dựng được quy định đốivới cá nhân tham gia hoạt động xây dựng. Nănglực hoạt động xây dựng được quyđịnh đối với tổ chức tham gia hoạtđộng xây dựng.
2. Năng lực hànhnghề xây dựng của cá nhân được xác địnhtheo cấp bậc trên cơ sở trình độ chuyên môndo một tổ chức chuyên môn đào tạo hợp pháp xácnhận, kinh nghiệm, đạo đức nghề nghiệp.Cá nhân hoạt động thiết kế quy hoạch xây dựng,khảo sát xây dựng, thiết kế công trình, giám sát thicông xây dựng, khi hoạt động độc lập phảicó chứng chỉ hành nghề phù hợp và phải chịutrách nhiệm cá nhân về công việc của mình.
3. Năng lực hoạt động xây dựngcủa tổ chức được xác định theo cấpbậc trên cơ sở năng lực hành nghề xây dựngcủa các cá nhân trong tổ chức, kinh nghiệm hoạtđộng xây dựng, khả năng tài chính, thiết bịvà năng lực quản lý của tổ chức.
4. Tổ chức, cá nhânnước ngoài hoạt động xây dựng trên lãnh thổCộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải cóđủ điều kiện theo quy định tại cáckhoản 1, 2 và 3 Điều này và được cơ quanquản lý nhà nước có thẩm quyền về xây dựngcấp giấy phép hoạt động.
5. Chính phủ quy định về năng lựchoạt động xây dựng của tổ chức,năng lực hành nghề xây dựng của cá nhân và việccấp chứng chỉ hành nghề xây dựng chocá nhân phù hợp với loại, cấp công trình.
Điều 8. Giám sát việc thực hiện pháp luậtvề xây dựng
1. Quốc hội, Uỷban thường vụ Quốc hội, Hội đồngdân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội, Đoànđại biểu Quốc hội, đại biểu Quốchội, Hội đồng nhân dân, Thường trực Hộiđồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân,đại biểu Hội đồng nhân dân các cấptrong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mìnhcó trách nhiệm giám sát việc thực hiện pháp luậtvề xây dựng.
2. Mặt trận Tổquốc Việt Nam và các tổ chức thành viên trong phạmvi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệmtuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện vàgiám sát việc thực hiện pháp luật về xây dựng.
Điều 9. Chính sách khuyến khích trong hoạt độngxây dựng
Nhà nước có chínhsách khuyến khích và tạo điều kiện cho tổ chức,cá nhân nghiên cứu áp dụng khoa học và công nghệ xây dựngtiên tiến, sử dụng vật liệu xây dựng mới,tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường; tạođiều kiện cho tổ chức, cá nhân tham gia hoạtđộng xây dựng theo quy hoạch ở vùng sâu, vùng xa,vùng đặc biệt khó khăn và vùng lũ lụt.
Điều 10. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạtđộng xây dựng
Trong hoạt động xây dựng nghiêm cấmcác hành vi sau đây:
1. Xây dựng công trình nằm trong khu vựccấm xây dựng; xây dựng công trình lấn chiếm hànhlang bảo vệ công trình giao thông, thuỷ lợi, đêđiều, năng lượng, khu di tích lịch sử -văn hoá và khu vực bảo vệ các công trình khác theo quyđịnh của pháp luật; xây dựng công trình ởkhu vực có nguy cơ lở đất, lũ quét, trừnhững công trình xây dựng để khắc phục nhữnghiện tượng này;
2. Xây dựng công trình sai quy hoạch, vi phạmchỉ giới, cốt xây dựng; không có giấy phép xây dựngđối với công trình theo quy định phải có giấyphép hoặc xây dựng công trình không đúng với giấyphép xây dựng được cấp;
3. Nhà thầu hoạt động xây dựngvượt quá điều kiện năng lực hành nghềxây dựng, năng lực hoạt độngxây dựng; chọn nhà thầu không đủ điềukiện năng lực hành nghề xây dựng, năng lựchoạt động xây dựng để thực hiệncông việc;
4. Xây dựng công trình không tuân theo quy chuẩn,tiêu chuẩn xây dựng;
5. Vi phạm các quy định về an toàntính mạng con người, tài sản và vệ sinh môitrường trong xây dựng;
6. Cơi nới, lấn chiếm không gian,khu vực công cộng, lối đi và các sân bãi khác đã cóquy hoạch xây dựng được duyệt và công bố;
7. Đưa và nhận hối lộ trong hoạtđộng xây dựng; dàn xếp trong đấu thầunhằm vụ lợi, mua bán thầu, thông đồng trongđấu thầu, bỏ giá thầu dưới giá thànhxây dựng công trình trong đấu thầu;
8. Lạm dụng chức vụ, quyền hạnvi phạm pháp luật về xây dựng; dung túng, bao che chohành vi vi phạm pháp luật về xây dựng;
9. Cản trở hoạt động xây dựngđúng pháp luật;
10. Các hành vi khác vi phạm pháp luật vềxây dựng.
CHƯƠNG II
QUY HOẠCH XÂY DỰNG
MỤC 1
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 11. Quy hoạch xây dựng
1. Quy hoạch xây dựng phải đượclập, phê duyệt làm cơ sở cho các hoạt độngxây dựng tiếp theo. Quy hoạch xây dựng đượclập cho năm năm, mười năm và địnhhướng phát triển lâu dài. Quy hoạch xây dựng phảiđược định kỳ xem xét điều chỉnhđể phù hợp với tình hình phát triển kinh tế- xã hội trong từng giai đoạn. Việc điềuchỉnh quy hoạch xây dựng phải bảo đảmtính kế thừa của các quy hoạch xây dựng trướcđã lập và phê duyệt.
2. Nhà nước bảo đảm vốnngân sách nhà nước và có chính sách huy động các nguồnvốn khác cho công tác lập quy hoạch xây dựng. Vốnngân sách nhà nước được cân đối trong kếhoạch hàng năm để lập quy hoạch xây dựngvùng, quy hoạch chung xây dựng đô thị và quy hoạchxây dựng điểm dân cư nông thôn, quy hoạch chi tiếtcác khu chức năng không thuộc dự án đầutư xây dựng công trình tập trung theo hình thức kinhdoanh.
3. Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệmtổ chức lập quy hoạch xây dựng trong địagiới hành chính do mình quản lý theo phân cấp, làm cơ sởquản lý các hoạt động xây dựng, triển khaicác dự án đầu tư xây dựng và xây dựng côngtrình.
4. Trong trường hợp Uỷ ban nhân dâncác cấp không đủ điều kiện năng lựcthực hiện lập nhiệm vụ quy hoạch xây dựng,nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch xây dựng,phê duyệt quy hoạch xây dựng, điều chỉnh quyhoạch xây dựng thì mời chuyên gia, thuê tư vấnđể thực hiện.
5. Mọi tổ chức, cá nhân phải tuântheo quy hoạch xây dựng đã được cơ quannhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Điều 12. Phân loại quy hoạch xây dựng
1. Quy hoạch xây dựng được phânthành ba loại sau đây:
a) Quy hoạch xây dựng vùng;
b) Quy hoạch xây dựng đô thị, bao gồmquy hoạch chung xây dựng đô thị và quy hoạch chitiết xây dựng đô thị;
c) Quy hoạch xây dựng điểm dâncư nông thôn.
2. Chính phủ quy định trình tự lậpquy hoạch xây dựng, hồ sơ và tỷ lệ các loạibản đồ, đơn giá lập đối với từngloại quy hoạch xây dựng.
Điều 13. Yêu cầu chung đối với quy hoạchxây dựng
Quy hoạch xây dựng phải bảo đảmcác yêu cầu chung sau đây:
1. Phù hợp với quy hoạch tổng thểphát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triểncủa các ngành khác, quy hoạch sử dụng đất;quy hoạch chi tiết xây dựng phải phù hợp vớiquy hoạch chung xây dựng; bảo đảm quốcphòng, an ninh, tạo ra động lực phát triểnkinh tế - xã hội;
2. Tổ chức, sắp xếp không gian lãnhthổ trên cơ sở khai thác và sử dụng hợp lýtài nguyên thiên nhiên, đất đai và các nguồn lựcphù hợp với điều kiện tự nhiên, đặcđiểm lịch sử, kinh tế - xã hội, tiến bộkhoa học và công nghệ của đất nướctrong từng giai đoạn phát triển;
3. Tạo lập được môi trườngsống tiện nghi, an toàn và bền vững; thoả mãn cácnhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao củanhân dân; bảo vệ môi trường, di sản văn hoá,bảo tồn di tích lịch sử- văn hoá, cảnh quanthiên nhiên, giữ gìn và phát triển bản sắc văn hoádân tộc;
4. Xác lập được cơ sở chocông tác kế hoạch, quản lý đầu tư và thu hútđầu tư xây dựng; quản lý, khai thác và sử dụngcác công trình xây dựng trong đô thị, điểm dâncư nông thôn.
Điều 14. Điều kiện đối với tổchức, cá nhân thiết kế quy hoạch xây dựng
1. Tổ chức thiết kếquy hoạch xây dựng phải đáp ứng các điềukiện sau đây:
a) Có đăng ký hoạt động thiếtkế quy hoạch xây dựng;
b) Có đủ điều kiệnnăng lực hoạt động thiết kế quy hoạchxây dựng phù hợp;
c) Cá nhân đảm nhậnchức danh chủ nhiệm đồ án quy hoạch xây dựng,chủ trì thiết kế chuyên ngành thuộc đồ ánquy hoạch xây dựng phải có năng lực hành nghềxây dựng và có chứng chỉ hành nghề phù hợp vớitừng loại quy hoạch xây dựng.
2. Cá nhân hành nghề độc lập thiếtkế quy hoạch xây dựng phải đáp ứng cácđiều kiện sau đây:
a) Có năng lực hành nghề,có chứng chỉ hành nghề thiết kế quyhoạch xây dựng;
b) Có đăng ký hoạt động thiếtkế quy hoạch xây dựng.
Chính phủ quy định phạm vi hoạtđộng thiết kế quy hoạch xây dựng củacá nhân hành nghề độc lập thiết kế quy hoạchxây dựng.
MỤC 2
QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG
Điều 15. Nhiệm vụ quy hoạch xây dựng vùng
1. Trách nhiệm lập nhiệmvụ quy hoạch xây dựng vùng được quy địnhnhư sau:
a) Bộ Xây dựng lập nhiệm vụquy hoạch xây dựng đối với những vùng trọngđiểm, vùng liên tỉnh và trình Thủ tướng Chínhphủ phê duyệt sau khi có ý kiến của các bộ,ngành, Uỷ ban nhân dân các tỉnh có liên quan;
b) Uỷ ban nhân dân tỉnh,thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọichung là Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh) lập nhiệm vụquy hoạch xây dựng vùng thuộc địa giới hànhchính do mình quản lý, trình Hội đồng nhân dân tỉnh,thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọichung là Hội đồng nhân dân cấp tỉnh) quyếtđịnh.
2. Nội dung nhiệm vụ quy hoạch xâydựng vùng bao gồm:
a) Dự báo quy mô dân số đô thị, nôngthôn phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế -xã hội của vùng và chiến lược phân bố dâncư của quốc gia cho giai đoạn năm năm,mười năm và dài hơn;
b) Tổ chức không gian các cơ sở côngnghiệp chủ yếu, hệ thống công trình hạ tầngkỹ thuật, hạ tầng xã hội trên phạm vi vùngtheo từng giai đoạn phù hợp với tiềmnăng và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội của vùng;
c) Tổ chức không gian hệ thốngđô thị, điểm dân cư phù hợp với điềukiện địa lý, tự nhiên của từng khu vực,bảo đảm quốc phòng, an ninh và việc khai thác tàinguyên thiên nhiên hợp lý của toàn vùng.
Điều 16. Nội dung quy hoạch xây dựng vùng
Quy hoạch xây dựng vùng phải bảođảm các nội dung chính sau đây:
1. Xác định hệ thống các đô thị,các điểm dân cư để phục vụ công nghiệp,nông nghiệp, lâm nghiệp, du lịch, các khu vực bảovệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên và các khu chứcnăng khác;
2. Bố trí hệ thống các công trình hạtầng kỹ thuật, không gian và các biện pháp bảo vệmôi trường;
3. Định hướng phát triển cáccông trình chuyên ngành;
4. Xác định đất dự trữđể phục vụ cho nhu cầu phát triển; sửdụng đất có hiệu quả.
Điều 17. Thẩm quyền lập, thẩmđịnh, phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng
1. Bộ Xây dựng tổchức lập, thẩm định quy hoạch xây dựngvùng trọng điểm, vùng liên tỉnh và trình Thủtướng Chính phủ phê duyệt sau khi có ý kiến củacác bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân các tỉnh có liên quan.
2. Uỷ ban nhân dân cấptỉnh có trách nhiệm phê duyệt quy hoạch xây dựngvùng thuộc địa giới hành chính do mình quản lý saukhi được Hội đồng nhân dân cùng cấp quyếtđịnh.
Điều 18. Điều chỉnh quy hoạch xây dựngvùng
1. Quy hoạch xây dựng vùng đượcđiều chỉnh khi có một trong các trường hợpsau đây:
a) Có sự điều chỉnh quy hoạchtổng thể phát triển kinh tế - xã hội củavùng, quy hoạch phát triển ngành của vùng; chiếnlược quốc phòng, an ninh;
b) Có thay đổi về điều kiệnđịa lý, tự nhiên, dân số và kinh tế - xã hội.
2. Thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụđiều chỉnh, quy hoạch điều chỉnh xây dựngvùng được quy định như sau:
a) Thủ tướng Chính phủ phê duyệtnhiệm vụ điều chỉnh, quy hoạch điềuchỉnh xây dựng vùng đối với các vùng trọngđiểm, vùng liên tỉnh theo đề nghị của BộXây dựng sau khi có ý kiến của các bộ, ngành, Uỷban nhân dân các tỉnh có liên quan;
b) Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh lập nhiệmvụ điều chỉnh và quy hoạch điều chỉnhxây dựng vùng thuộc địa giới hành chính do mình quảnlý, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định.
MỤC 3
QUY HOẠCH XÂY DỰNG ĐÔ THỊ
Điều 19. Nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựngđô thị
1. Trách nhiệm lập nhiệm vụ quy hoạchchung xây dựng đô thị được quy địnhnhư sau:
a) Bộ Xây dựng lập nhiệm vụquy hoạch chung xây dựng các đô thị mới liên tỉnh,các khu công nghệ cao, các khu kinh tế đặc thù, trình Thủtướng Chính phủ phê duyệt sau khi có ý kiến củacác bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân các tỉnh có liên quan;
b) Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh lập nhiệmvụ quy hoạch chung xây dựng đô thị loạiđặc biệt, loại 1, loại 2, trình Hội đồngnhân dân cùng cấp thông qua. Bộ Xây dựng tổ chứcthẩm định, trình Thủ tướng Chính phủphê duyệt. Đối với đô thị loại 3, Uỷban nhân dân cấp tỉnh lập nhiệm vụ quy hoạchchung xây dựng trình Hội đồng nhân dân cùng cấpquyết định;
c) Uỷ ban nhân dân huyện,quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đâygọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp huyện) lập nhiệmvụ quy hoạch chung xây dựng các đô thị loại4, loại 5 thuộc địa giới hành chính do mình quảnlý, trình Hội đồng nhân dân huyện, quận, thịxã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung làHội đồng nhân dân cấp huyện) thông qua và trình Uỷban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.
2. Nội dung nhiệm vụ quy hoạchchung xây dựng đô thị bao gồm:
a) Xác định tính chất của đô thị,quy mô dân số đô thị, định hướng pháttriển không gian đô thị và các công trình hạ tầngkỹ thuật, hạ tầng xã hội cho từng giaiđoạn năm năm, mười năm và dự báohướng phát triển của đô thị cho giai đoạnhai mươi năm;
b) Đối với quy hoạch chung xây dựngcải tạo đô thị, ngoài các nội dung quy địnhtại điểm a khoản 2 Điều này còn phảixác định những khu vực phải giải toả,những khu vực được giữ lại đểchỉnh trang, những khu vực phải đượcbảo vệ và những yêu cầu cụ thể khác theođặc điểm của từng đô thị.
Điều 20. Nội dung quy hoạch chung xây dựngđô thị
1. Quy hoạch chung xây dựngđô thị phải bảo đảm xác định tổngmặt bằng sử dụng đất của đô thịtheo quy mô dân số của từng giai đoạn quy hoạch;phân khu chức năng đô thị; mật độ dân số,hệ số sử dụng đất và các chỉ tiêu kinhtế - kỹ thuật khác của từng khu chứcnăng và của đô thị; bố trí tổng thể cáccông trình hạ tầng kỹ thuật đô thị, xácđịnh chỉ giới xây dựng, chỉ giớiđường đỏ của các tuyến đườnggiao thông chính đô thị, xác định cốt xây dựngkhống chế của từng khu vực và toàn đô thị.
2. Quy hoạch chung xây dựngđô thị phải được thiết kế theo quychuẩn, tiêu chuẩn xây dựng, phải tận dụngđịa hình, cây xanh, mặt nước và các điềukiện thiên nhiên nơi quy hoạch, giữ gìn bản sắcvăn hoá dân tộc.
3. Trong trường hợpquy hoạch chung xây dựng cải tạo đô thị phảiđề xuất được các giải pháp giữ lạinhững công trình, cảnh quan hiện có phù hợp vớinhiệm vụ đề ra.
Điều 21. Thẩm quyền lập, phê duyệt quy hoạchchung xây dựng đô thị
1. Bộ Xây dựng tổ chứclập quy hoạch chung xây dựng các đô thị mớiliên tỉnh, các khu công nghệ cao, các khu kinh tế đặcthù, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt sau khicó ý kiến của các bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân các tỉnhcó liên quan.
2. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tổ chứclập quy hoạch chung xây dựng đô thị loạiđặc biệt, loại 1, loại 2 trong phạm vi tỉnhtrình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua. Bộ Xâydựng thẩm định và trình Thủ tướng Chínhphủ phê duyệt. Đối với đô thị loại3, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập quyhoạch chung xây dựng và trình Hội đồng nhân dâncùng cấp quyết định.
3. Uỷ ban nhân dân cấp huyện tổ chứclập quy hoạch chung xây dựng các đô thị loại4, loại 5, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thôngqua và trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.
Điều 22. Điều chỉnh quy hoạchchung xây dựng đô thị
1. Quy hoạch chung xây dựngđô thị được điều chỉnh khi có mộttrong các trường hợp sau đây:
a) Thay đổi định hướngphát triển kinh tế - xã hội;
b) Để thu hút đầu tư các nguồnvốn xây dựng đô thị và các mục tiêu khác không làmthay đổi lớn đến định hướngphát triển đô thị;
c) Các điều kiện về địalý, tự nhiên có biến động.
2. Người có thẩm quyền phê duyệtnhiệm vụ quy hoạch, quy hoạch chung xây dựngđô thị thì phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnhquy hoạch, quy hoạch chung xây dựng đô thị đãđược điều chỉnh.
Điều 23. Nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựngđô thị
1. Uỷ ban nhân dân cấphuyện có trách nhiệm lập nhiệm vụ quy hoạchchi tiết xây dựng đô thị căn cứ theo yêu cầuphát triển kinh tế - xã hội, yêu cầu quản lý xâydựng, yêu cầu của các chủ đầu tư xây dựngcông trình và ý kiến của nhân dân trong khu vực quy hoạch,nhưng không được trái với quy hoạch chung xâydựng đô thị đã được phê duyệt.
2. Nội dung nhiệmvụ quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị bao gồm:
a) Yêu cầu diệntích sử dụng đất, quy mô, phạm vi quy hoạchchi tiết, thiết kế đô thị, thiết kếđồng bộ các công trình hạ tầng kỹ thuật,hạ tầng xã hội trong khu vực thiết kế;
b) Lập danh mụcđề xuất biện pháp cải tạo cho nhữngcông trình cần giữ lại trong khu vực quy hoạch cảitạo;
c) Những yêu cầukhác đối với từng khu vực thiết kế.
Điều 24. Nội dung quy hoạch chi tiết xây dựngđô thị
1. Quy hoạch chi tiết xâydựng đô thị phải bảo đảm các nộidung chính sau đây:
a) Xác định mặt bằng, diệntích đất xây dựng các loại công trình trong khu vựclập quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị;
b) Xác định chỉ giới đườngđỏ, chỉ giới xây dựng, cốt xây dựng củacác công trình hạ tầng kỹ thuậttrong khu vực lậpquy hoạch chi tiết xây dựng đô thị;
c) Các giải pháp thiết kế về hệthống các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị,các biện pháp bảo đảm cảnh quan, môi trườngsinh thái và các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật có liênquan;
d) Đối với các quy hoạch chi tiếtcải tạo đô thị phải đề xuất cácphương án cải tạo các công trình hiện có phù hợpvới nhiệm vụ đề ra và phù hợp với quyhoạch chung xây dựng khu vực.
2. Quy hoạch chi tiết xây dựng đô thịđược lập trên bản đồ địa hìnhvà bản đồ địa chính tỷ lệ 1/500 đến1/2000 tuỳ theo nhiệm vụ quy hoạch đặt ra.
Điều 25. Thẩm quyền phê duyệt quy hoạch chitiết xây dựng đô thị
1. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệtquy hoạch chi tiết xây dựng đô thị loạiđặc biệt, loại 1, loại 2 và loại 3.
2. Uỷ ban nhân dân cấp huyện phê duyệtquy hoạch chi tiết xây dựng đô thị loại 4 vàloại 5.
Điều 26. Điều chỉnh quy hoạchchi tiết xây dựng đô thị
1. Quy hoạch chi tiếtxây dựng đô thị được điều chỉnhkhi có một trong các trường hợp sau đây:
a) Quy hoạch chung xây dựng đô thịđược điều chỉnh;
b) Cần khuyến khích, thu hút đầutư.
2. Người có thẩm quyền phê duyệtquy hoạch chi tiết xây dựng đô thị thì phê duyệtquy hoạch chi tiết xây dựng đô thị đãđược điều chỉnh.
3. Việc điều chỉnhquy hoạch chi tiết xây dựng đô thị quy địnhtại điểm b khoản 1 Điều này phải lấyý kiến của nhân dân trong khu vực lập quy hoạchchi tiết xây dựng và không được làm thay đổilớn đến cơ cấu quy hoạch chung xây dựng.
Điều 27. Thiết kế đô thị
1. Thiết kế đô thị bao gồm nhữngnội dung sau đây:
a) Trong quy hoạch chung xây dựng đô thị,thiết kế đô thị phải quy định và thểhiện được không gian kiến trúc công trình, cảnhquan của từng khu phố, của toàn bộ đô thị,xác định được giới hạn chiều caocông trình của từng khu vực và của toàn bộđô thị;
b) Trong quy hoạch chi tiết xây dựngđô thị, thiết kế đô thị phải quy địnhvà thể hiện được cốt xây dựng củamặt đường, vỉa hè, nền công trình và các tầngcủa công trình, chiều cao công trình, kiến trúc mặtđứng, hình thức kiến trúc mái, màu sắc công trìnhtrên từng tuyến phố;
c) Thiết kế đô thị phải thểhiện được sự phù hợp với điềukiện tự nhiên của địa phương, hài hoà vớicảnh quan thiên nhiên và nhân tạo ở khu vực thiếtkế; tận dụng các yếu tố mặt nước,cây xanh; bảo vệ di sản văn hoá, côngtrình di tích lịch sử - văn hóa, giữ gìn bản sắcvăn hoá dân tộc.
2. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ban hành cácquy định về quản lý kiến trúc để quảnlý việc xây dựng theo thiết kế đô thịđược duyệt.
3. Chính phủ quy định cụ thể vềthiết kế đô thị.
MỤC 4
QUY HOẠCH XÂY DỰNG ĐIỂM DÂN CƯ NÔNG THÔN
Điều 28. Nhiệm vụ quy hoạch xây dựngđiểm dân cư nông thôn
1. Uỷ ban nhân dân cấpxã lập nhiệm vụ quy hoạch xây dựng điểmdân cư nông thôn, trình Hội đồng nhân dân cùng cấpthông qua và trình Uỷ ban nhân dân cấp huyện phê duyệt.
2. Nội dung nhiệm vụquy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn bao gồm:
a) Dự báo quy mô tăng dân số điểmdân cư nông thôn theo từng giai đoạn;
b) Tổ chức không gian các cơ sở sảnxuất, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề truyềnthống trong điểm dân cư nông thôn;
c) Định hướng phát triển cácđiểm dân cư.
Điều 29. Nội dung quy hoạch xây dựng điểmdân cư nông thôn
1. Xác định các khuchức năng, hệ thống các công trình hạ tầng kỹthuật, hạ tầng xã hội, hướng phát triểncho từng điểm dân cư, thiết kế mẫu nhà ởphù hợp với điều kiện tự nhiên, phong tục,tập quán cho từng vùng để hướng dẫnnhân dân xây dựng.
2. Quy hoạch chi tiếtxây dựng khu trung tâm xã phải xác định vị trí, diệntích xây dựng của các công trình: trụ sở làm việccủa các cơ quan, tổ chức, các công trình giáo dục,y tế, văn hoá, thể dục thể thao, thươngmại, dịch vụ và các công trình khác.
3. Đối với nhữngđiểm dân cư nông thôn đang tồn tại ổnđịnh lâu dài, khi thực hiện quy hoạch xây dựngthì phải thiết kế cải tạo, chỉnh trang cáckhu chức năng, các công trình hạ tầng kỹ thuật,hạ tầng xã hội.
Điều 30. Thẩm quyền lập, phê duyệt quy hoạchxây dựng điểm dân cư nông thôn
Uỷ ban nhân dân cấpxã tổ chức lập quy hoạch xây dựng các điểmdân cư nông thôn thuộc địa giới hành chính do mìnhquản lý, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thôngqua và trình Uỷ ban nhân dân cấp huyện phê duyệt.
Điều 31. Điều chỉnh quy hoạch xây dựngđiểm dân cư nông thôn
1. Quy hoạch điểmdân cư nông thôn được điều chỉnh khi có mộttrong các trường hợp sau đây:
a) Chiến lượcphát triển kinh tế - xã hội của địaphương được điều chỉnh;
b) Quy hoạch xây dựngvùng được điều chỉnh;
c) Các điều kiệnvề địa lý, tự nhiên có biến động.
2. Uỷ ban nhân dân cấphuyện phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh vàquy hoạch xây dựng điều chỉnh đối vớicác điểm dân cư nông thôn thuộc địa giớihành chính do mình quản lý.
MỤC 5
QUẢN LÝ QUY HOẠCH XÂY DỰNG
Điều 32. Công bố quy hoạch xây dựng
1. Trong quá trình lậpquy hoạch chi tiết xây dựng phải lấy ý kiếncủa các tổ chức, cá nhân liên quan theo nhiệm vụcủa từng loại quy hoạch xây dựng.
2. Trongthời hạn ba mươi ngày làm việc, kể từngày được cơ quan nhà nước có thẩm quyềnphê duyệt quy hoạch xây dựng, Uỷ ban nhân dân các cấpphải công bố rộng rãi quy hoạch chi tiết xây dựngtrong phạm vi địa giới hành chính do mình quản lýđể tổ chức, cá nhân trong khu vực quy hoạchbiết, kiểm tra và thực hiện. Đối với việccông bố quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch chung xây dựngdo người có thẩm quyền phê duyệt quyếtđịnh về nội dung công bố.
3. Căn cứ quy hoạch xây dựngđược duyệt, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cótrách nhiệm chỉ đạo thực hiện:
a) Cắm mốc chỉ giới xây dựng,cốt xây dựng trên thực địa;
b) Xác định trên thực địa khu vựccấm xây dựng.
4. Người có trách nhiệm công bố quyhoạch xây dựng phải chịu trách nhiệm trướcpháp luật về việc không thực hiện hoặc thựchiện chậm việc công bố quy hoạch gây thiệthại về kinh tế khi phải giải phóng mặt bằngđể đầu tư xây dựng công trình.
5. Đối với quy hoạch chi tiếtxây dựng được duyệt, trong thời hạn banăm kể từ ngày công bố mà chưa thực hiệnhoặc thực hiện không đạt yêu cầu củaquy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt,thì người có thẩm quyền phê duyệt quy hoạchchi tiết xây dựng phải có trách nhiệm áp dụng cácbiện pháp khắc phục và thông báo cho tổ chức, cánhân trong khu vực quy hoạch biết. Trường hợpquy hoạch chi tiết xây dựng không thể thực hiệnđược thì phải điều chỉnh hoặc huỷbỏ và công bố lại theo quy định tại khoản2 Điều này.
Điều 33. Cung cấp thông tin về quy hoạch xây dựng
1. Cơ quan quản lývề xây dựng các cấp chịu trách nhiệm cung cấpthông tin, chứng chỉ quy hoạch xây dựng cho các chủđầu tư xây dựng công trình khi có nhu cầu đầutư xây dựng trong phạm vi được phân cấpquản lý.
2. Việc cung cấpthông tin được thực hiện dưới các hìnhthức sau đây:
a) Công khai đồ ánquy hoạch xây dựng bao gồm: sơ đồ, mô hình, bảnvẽ quy hoạch xây dựng;
b) Giải thích quy hoạch xây dựng;
c) Cung cấp chứng chỉ quy hoạch xâydựng.
3. Chứng chỉ quy hoạch xây dựng baogồm các thông tin về sử dụng đất; các quyđịnh về hệ thống các công trình hạ tầngkỹ thuật, về kiến trúc, về an toàn phòng, chốngcháy, nổ; bảo vệ môi trường và các quy địnhkhác theo quy hoạch chi tiết xây dựng.
Điều 34. Nội dung quản lý quy hoạch xây dựng
1. Quản lý quy hoạchxây dựng bao gồm những nội dung chính sau đây:
a) Ban hành các quy địnhvề quy hoạch, kiến trúc, các chính sách thu hút đầutư xây dựng theo thẩm quyền;
b) Quản lý việcxây dựng công trình theo quy hoạch xây dựng;
c) Quản lý các mốc giới ngoài thựcđịa;
d) Quản lý việc xây dựng đồngbộ các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị;
đ) Đình chỉ xây dựng, xử phạthành chính, cưỡng chế phá dỡ những công trình xâydựng trái phép, xây dựng sai giấy phép, xây dựng khôngtuân theo quy hoạch xây dựng.
2. Người có thẩm quyền quản lýquy hoạch xây dựng theo phân cấp phải chịu tráchnhiệm trước pháp luật về những công việcquản lý được giao và phải bồi thườngthiệt hại do các quyết định không kịp thời,trái với thẩm quyền gây thiệt hại cho Nhà nước,nhân dân.
CHƯƠNG III
DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
Điều 35. Dự án đầu tư xây dựng côngtrình
1. Khi đầu tưxây dựng công trình, chủ đầu tư xây dựng côngtrình phải lập dự án để xem xét, đánh giá hiệuquả về kinh tế - xã hội của dự án, trừcác trường hợp quy định tại khoản 3 vàkhoản 5 Điều này. Việc lập dự án đầutư xây dựng công trình phải tuân theo quy định củaLuật này và các quy định khác của pháp luật cóliên quan.
2. Dự án đầutư xây dựng công trình được phân loại theo quymô, tính chất và nguồn vốn đầu tư. Nộidung của dự án đầu tư xây dựng công trìnhđược lập phù hợp với yêu cầu củatừng loại dự án.
3. Những công trình xây dựngsau đây chỉ cần lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật:
a) Công trình sử dụng cho mục đíchtôn giáo;
b) Công trình xây dựng quy mô nhỏ và các côngtrình khác do Chính phủ quy định.
4. Nội dung báo cáo kinh tế - kỹ thuậtcủa công trình xây dựng quy định tại khoản 3Điều này bao gồm sự cần thiết đầutư, mục tiêu xây dựng công trình; địa điểmxây dựng; quy mô, công suất; cấp công trình; nguồn kinhphí xây dựng công trình; thời hạn xây dựng; hiệuquả công trình; phòng, chống cháy, nổ; bản vẽ thiếtkế thi công và dự toán công trình.
5. Khi đầu tư xây dựng nhà ở riêng lẻ thì chủđầu tư xây dựng công trình không phải lập dựán đầu tư xây dựng công trình và báo cáo kinh tế -kỹ thuật mà chỉ cần lập hồ sơ xin cấpgiấy phép xây dựng, trừ những công trình đượcquy định tại điểm d khoản 1 Điều62 của Luật này.
Điều 36. Yêu cầu đối với dự án đầutư xây dựng công trình
1. Dựán đầu tư xây dựng công trình phải bảo đảmcác yêu cầu chủ yếu sau đây:
a) Phù hợp với quyhoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch pháttriển ngành và quy hoạch xây dựng;
b) Có phương án thiếtkế và phương án công nghệ phù hợp;
c) An toàn trong xây dựng, vận hành, khai thác,sử dụng công trình, an toàn phòng, chống cháy, nổ và bảovệ môi trường;
d) Bảo đảm hiệu quả kinh tế- xã hội của dự án.
2. Đối với những công trình xây dựngcó quy mô lớn, trước khi lập dự án chủđầu tư xây dựng công trình phải lập báo cáođầu tư xây dựng công trình để trình cấpcó thẩm quyền cho phép đầu tư.
Nội dung chủ yếu của báo cáo đầutư xây dựng công trình bao gồm sự cần thiếtđầu tư, dự kiến quy mô đầu tư, hìnhthức đầu tư; phân tích, lựa chọn sơ bộvề công nghệ, xác định sơ bộ tổng mứcđầu tư, phương án huy động các nguồnvốn, khả năng hoàn vốn và trả nợ; tính toánsơ bộ hiệu quả đầu tư về mặtkinh tế - xã hội của dự án.
3. Đối với dự án đầutư xây dựng công trình có sử dụng vốn nhà nước,ngoài việc phải bảo đảm các yêu cầu quyđịnh tại khoản 1 Điều này việc xácđịnh chi phí xây dựng phải phù hợp với cácđịnh mức, chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuậtdo cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền vềxây dựng ban hành và hướng dẫn áp dụng. Đốivới dự án đầu tư xây dựng công trình có sửdụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)thì phải bảo đảm kịp thời vốn đốiứng.
Điều 37. Nội dung dự án đầu tư xây dựngcông trình
Nội dung dự ánđầu tư xây dựng công trình bao gồm:
1. Phần thuyếtminh được lập tuỳ theo loại dự ánđầu tư xây dựng công trình, bao gồm các nộidung chủ yếu sau: mục tiêu, địa điểm,quy mô, công suất, công nghệ, các giải pháp kinh tế - kỹthuật, nguồn vốn và tổng mức đầutư, chủ đầu tư và hình thức quản lý dựán, hình thức đầu tư, thời gian, hiệu quả,phòng, chống cháy, nổ, đánh giá tác động môitrường;
2. Phần thiết kếcơ sở được lập phải phù hợp vớitừng dự án đầu tư xây dựng công trình, bao gồmthuyết minh và các bản vẽ thể hiện đượccác giải pháp về kiến trúc; kích thước, kếtcấu chính; mặt bằng, mặt cắt, mặt đứng;các giải pháp kỹ thuật, giải pháp về xây dựng;công nghệ, trang thiết bị công trình, chủng loạivật liệu xây dựng chủ yếu được sửdụng để xây dựng công trình.
Điều 38. Điều kiện đốivới tổ chức, cá nhân lập dự án đầutư xây dựng công trình
1. Tổ chức lậpdự án đầu tư xây dựng công trình phảiđáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có đăng ký hoạtđộng lập dự án đầu tư xây dựngcông trình;
b) Có điều kiệnnăng lực hoạt động xây dựng phù hợp vớicông việc lập dự án đầu tư xây dựngcông trình;
c) Có người đủnăng lực hành nghề lập dự án đầutư xây dựng công trình phù hợp với yêu cầu củadự án đầu tư xây dựng công trình đểđảm nhận chức danh chủ nhiệm lập dựán; cá nhân tham gia lập dự án phải có năng lựchành nghề phù hợp với từng loại dự ánđầu tư xây dựng công trình.
2. Cá nhân hành nghềđộc lập lập dự án đầu tư xây dựngcông trình phải đáp ứng các điều kiện sauđây:
a) Có đăng ký hoạt động lậpdự án đầu tư xây dựng công trình;
b) Có năng lực hành nghề lập dựán đầu tư xây dựng công trình.
Chính phủ quy định phạm vi hoạtđộng lập dự án đầu tư xây dựngcông trình của cá nhân hành nghề độc lập.
Điều 39. Thẩm định, quyết địnhđầu tư dự án đầu tư xây dựng côngtrình
1. Dự án đầutư xây dựng công trình trước khi quyết địnhđầu tư phải được thẩm địnhtheo quy định của Chính phủ.
2. Thủ tướngChính phủ quyết định đầu tư các dựán đầu tư xây dựng công trình quan trọng quốcgia sau khi được Quốc hội thông qua chủtrương đầu tư. Chínhphủ quy định thẩm quyền quyết địnhđầu tư đối với các dự án đầutư xây dựng công trình còn lại.
3. Tổ chức, cá nhân thẩm địnhdự án đầu tư xây dựng công trình phải chịutrách nhiệm trước pháp luật về kết quảthẩm định của mình. Người quyết địnhđầu tư xây dựng công trình phải chịu tráchnhiệm trước pháp luật về các quyết địnhcủa mình.
Điều 40. Điều chỉnh dự án đầutư xây dựng công trình
1. Dự án đầutư xây dựng công trình đã được phê duyệtđược điều chỉnh khi có một trong cáctrường hợp sau đây:
a) Do thiên tai, địch họa hoặc các yếutố bất khả kháng;
b) Xuất hiện các yếu tố đem lạihiệu quả cao hơn;
c) Khi quy hoạch xây dựng thay đổi.
2. Nội dung điều chỉnh của dựán đầu tư xây dựng công trình phải đượcngười quyết định đầu tư cho phép vàphải được thẩm định lại. Ngườiquyết định điều chỉnh dự án đầutư xây dựng công trình phải chịu trách nhiệmtrước pháp luật về quyết định củamình.
Điều 41. Quyền và nghĩa vụ của chủđầu tư xây dựng công trình trong việc lập dựán đầu tư xây dựng công trình
1. Chủ đầutư xây dựng công trình trong việc lập dự án đầutư xây dựng công trình có các quyền sau đây:
a) Được tựthực hiện lập dự án đầu tư xây dựngcông trình khi có đủ điều kiện năng lựclập dự án đầu tư xây dựng công trình;
b) Đàm phán, ký kết,giám sát thực hiện hợp đồng;
c) Yêu cầu các tổchức có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu phục vụcho việc lập dự án đầu tư xây dựng côngtrình;
d) Đình chỉ thựchiện hoặc chấm dứt hợp đồng khi nhà thầutư vấn lập dự án vi phạm hợp đồng;
đ) Các quyền kháctheo quy định của pháp luật.
2. Chủ đầutư xây dựng công trình trong việc lập dự án đầutư xây dựng công trình có các nghĩa vụ sau đây:
a) Thuê tư vấn lập dự án trongtrường hợp không có đủ điều kiệnnăng lực lập dựán đầu tư xây dựng công trình để tự thực hiện;
b) Xác định nội dung nhiệm vụcủa dự án đầu tư xây dựng công trình;
c) Cung cấp thông tin, tài liệu liên quanđến dự án đầu tư xây dựng công trình chotư vấn lập dự án đầu tư xây dựngcông trình;
d) Tổ chức nghiệm thu, thẩm định,phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trìnhtheo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyềnthẩm định, phê duyệt;
đ) Thực hiện đúng hợp đồngđã ký kết;
e) Lưu trữ hồ sơ dự án đầutư xây dựng công trình;
g) Bồi thường thiệt hại do sửdụng tư vấn không phù hợp với điều kiệnnăng lực lập dự án đầu tư xây dựngcông trình, cung cấp thông tin sai lệch; thẩm định,nghiệm thu không theo đúng quy định và những hànhvi vi phạm khác gây thiệt hại do lỗi của mình gâyra;
h) Các nghĩa vụ khác theo quy định củapháp luật.
Điều 42. Quyền và nghĩa vụ của nhà thầutư vấn lập dự án đầu tư xây dựngcông trình
1. Nhà thầutư vấn lập dự án đầu tư xây dựngcông trình có các quyền sau đây:
a) Yêu cầu chủ đầu tư cung cấpthông tin, tài liệu liên quan đến việc lập dựán đầu tư xây dựng công trình;
b) Từ chối thựchiện các yêu cầu trái pháp luật của chủ đầutư;
c) Các quyền khác theoquy định của pháp luật.
2. Nhà thầu tư vấnlập dự án đầu tư xây dựng công trình có cácnghĩa vụ sau đây:
a) Chỉ đượcnhận lập dự án đầu tư xây dựng côngtrình phù hợp với năng lực hoạt độngxây dựng của mình;
b) Thực hiệnđúng công việc theo hợp đồng đã ký kết;
c) Chịutrách nhiệm về chất lượng dự án đầutư xây dựng công trình được lập;
d) Không đượctiết lộ thông tin, tài liệu có liên quan đến việclập dự án đầu tư xây dựng công trình do mìnhđảm nhận khi chưa được phép của bênthuê hoặc người có thẩm quyền;
đ) Bồi thườngthiệt hại khi sử dụng các thông tin, tài liệu,quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng, các giải pháp kỹthuật không phù hợp và các hành vi vi phạm khác gây thiệthại do lỗi của mình gây ra;
e) Các nghĩa vụkhác theo quy định của pháp luật.
Điều 43. Quản lý chi phí dự án đầu tưxây dựng công trình
1. Chi phí cho dự ánđầu tư xây dựng công trình phải đượctính toán và quản lý để bảo đảm hiệu quảcủa dự án.
2. Việc quản lýchi phí dự án đầu tư xây dựng công trình có sửdụng nguồn vốn nhà nước phải căn cứvào các định mức kinh tế - kỹ thuật và cácquy định có liên quan khác do cơ quan nhà nước có thẩmquyền ban hành.
3. Các dự án đầutư xây dựng công trình thuộc các nguồn vốn khác,chủ đầu tư và nhà thầu có thể tham khảocác quy định tại khoản 2 Điều này đểký kết hợp đồng.
Điều 44. Quyền và nghĩa vụ củangười quyết định đầu tư xây dựngcông trình
1. Người quyếtđịnh đầu tư xây dựng công trình có các quyềnsau đây:
a) Không phê duyệt dựán đầu tư xây dựng công trình khi không đáp ứngmục tiêu và hiệu quả;
b) Đình chỉ thựchiện dự án đầu tư xây dựng công trình đãđược phê duyệt hoặc đang triển khai thựchiện khi thấy cần thiết;
c) Thayđổi, điều chỉnh mục tiêu, nội dung củadự án đầu tư xây dựng công trình;
d) Các quyền khác theoquy định của pháp luật.
2. Người quyếtđịnh đầu tư xây dựng công trình có các nghĩavụ sau đây:
a) Tổ chức thẩmđịnh, phê duyệt dự án đầu tư xây dựngcông trình;
b) Kiểm tra việcthực hiện dự án đầu tư xây dựng côngtrình;
c) Chịu trách nhiệmtrước pháp luật về các nội dung trong quyếtđịnh phê duyệt dự án đầu tư xây dựngcông trình, quyết định đình chỉ thực hiệndự án đầu tư xây dựng công trình và các quyếtđịnh khác thuộc thẩm quyền của mình;
d) Các nghĩa vụkhác theo quy định của pháp luật.
Điều 45. Nội dung, hình thức quản lý dự ánđầu tư xây dựng công trình
1. Nội dung quảnlý dự án đầu tư xây dựng công trình bao gồmquản lý chất lượng, khối lượng, tiếnđộ, an toàn lao động và môi trường xây dựng.
2. Căn cứ điềukiện năng lực của tổ chức, cá nhân, ngườiquyết định đầu tư, chủ đầutư xây dựng công trình quyết định lựa chọnmột trong các hình thức quản lý dự án đầutư xây dựng công trình sau đây:
a) Chủ đầutư xây dựng công trình thuê tổ chức tư vấn quảnlý dự án đầu tư xây dựng công trình;
b) Chủ đầutư xây dựng công trình trực tiếp quản lý dựán đầu tư xây dựng công trình.
3. Khi áp dụng hình thứcchủ đầu tư trực tiếp quản lý dựán đầu tư xây dựng công trình quy định tạiđiểm b khoản 2 Điều này, trường hợpchủ đầu tư xây dựng công trình thành lập Banquản lý dự án thì Ban quản lý dự án phải chịutrách nhiệm trước pháp luật và chủ đầutư xây dựng công trình theo nhiệm vụ, quyền hạnmà Ban quản lý dự án được giao.
4. Chính phủ quy địnhcụ thể về nội dung và hình thức quản lý dựán đầu tư xây dựng công trình, điều kiệnnăng lực của tổ chức, cá nhân quản lý dựán đầu tư xây dựng công trình.
CHƯƠNG IV
KHẢO SÁT, THIẾT KẾ XÂY DỰNG
MỤC 1
KHẢO SÁT XÂY DỰNG
Điều 46. Khảo sát xây dựng
1. Khảo sát xây dựnggồm khảo sát địa hình, khảo sát địa chấtcông trình, khảo sát địa chất thuỷ văn, khảosát hiện trạng công trình và các công việc khảo sátkhác phục vụ cho hoạt động xây dựng.
2. Khảo sát xây dựngchỉ được tiến hành theo nhiệm vụ khảosát đã được phê duyệt.
Điều 47. Yêu cầu đối với khảo sát xâydựng
Khảo sát xây dựng phải bảo đảmcác yêu cầu sau đây:
1. Nhiệm vụ khảo sát phải phù hợpvới yêu cầu từng loại công việc, từngbước thiết kế;
2. Bảo đảm tính trung thực, kháchquan, phản ánh đúng thực tế;
3. Khối lượng, nội dung, yêu cầukỹ thuật đối với khảo sát xây dựng phảiphù hợp với nhiệm vụ khảo sát, quy chuẩn,tiêu chuẩn xây dựng;
4. Đối với khảo sát địachất công trình, ngoài các yêu cầu tại các khoản 1, 2và 3 Điều này còn phải xác định độ xâmthực, mức độ dao động của mựcnước ngầm theo mùa để đề xuất cácbiện pháp phòng, chống thích hợp. Đối với nhữngcông trình quy mô lớn, công trình quan trọng phải có khảosát quan trắc các tác động của môi trườngđến công trình trong quá trình xây dựng và sử dụng;
5. Kết quả khảo sátphải được đánh giá, nghiệm thu theo quy địnhcủa pháp luật.
Điều 48. Nội dung báo cáo kết quả khảo sátxây dựng
1. Báocáo kết quả khảo sát xây dựng bao gồm các nộidung chủ yếu sau đây:
a) Cơ sở, quy trình và phương pháp khảosát;
b) Phân tích số liệu, đánh giá, kếtquả khảo sát;
c) Kết luận về kết quả khảosát, kiến nghị.
2. Bộ Xây dựng quy địnhcụ thể nội dung báo cáo khảo sát xây dựng.
Điều 49. Điều kiện đối với tổchức thực hiện khảo sát xây dựng
1. Tổchức thực hiện khảo sát xây dựng phảiđáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có đăng ký hoạt động khảosát xây dựng;
b) Có đủ năng lực khảo sát xâydựng;
c) Mỗi nhiệm vụ khảo sát xây dựngphải có chủ nhiệm khảo sát xây dựng có đủnăng lực hành nghề khảo sát xây dựng và có chứng chỉhành nghề phù hợp. Chủ nhiệm khảo sát xây dựngdo nhà thầu khảo sát xây dựngchỉ định. Các cá nhân tham gia từng công việc khảosát xây dựng phải có chuyên môn phù hợp với công việcđược giao;
d) Máy móc, thiết bị phục vụ khảosát xây dựng phải đáp ứng yêu cầu về chấtlượng, bảo đảm an toàn cho công tác khảo sátvà bảo vệ môi trường.
2. Phòng thí nghiệm phục vụkhảo sát xây dựng phải đủ tiêu chuẩn theoquy định và được cơ quan quản lý nhànước có thẩm quyền về xây dựng công nhận.
Điều 50. Quyền và nghĩa vụ của chủđầu tư xây dựng công trình trong việc khảosát xây dựng
1. Chủ đầu tư xây dựng côngtrình trong việc khảo sát xây dựng có các quyềnsau đây:
a) Được tựthực hiện khi có đủ điều kiện nănglực khảo sát xây dựng;
b) Đàm phán, ký kết,giám sát thực hiện hợp đồng;
c) Điều chỉnhnhiệm vụ khảo sát theo yêu cầu hợp lý củanhà thiết kế;
d) Đình chỉ thựchiện hoặc chấm dứt hợp đồng theo quyđịnh của pháp luật;
đ) Các quyền kháctheo quy định của pháp luật.
2. Chủ đầutư xây dựng công trình trong việc khảo sát xây dựngcó các nghĩa vụ sau đây:
a) Phê duyệt nhiệmvụ khảo sát do nhà thiết kế hoặc do nhà thầukhảo sát lập và giao nhiệm vụ khảo sát cho nhà thầukhảo sát xây dựng;
b) Lựa chọn nhà thầukhảo sát xây dựng trong trường hợp không đủđiều kiện năng lực khảo sát xây dựngđể tự thực hiện;
c) Cung cấp cho nhà thầu khảo sát xây dựngcác thông tin, tài liệu có liên quan đến công tác khảosát;
d) Xác định phạm vi khảo sát và bảođảm điều kiện cho nhà thầu khảo sát xâydựng thực hiện hợp đồng;
đ) Thực hiện theo đúng hợpđồng đã ký kết;
e) Tổ chức nghiệm thu và lưu trữkết quả khảo sát;
g) Bồi thường thiệt hại khicung cấp thông tin, tài liệu không phù hợp, xác địnhsai nhiệm vụ khảo sát và các hành vi vi phạm khácgây thiệt hại do lỗi của mình gây ra;
h) Các nghĩa vụ khác theo quy định củapháp luật.
Điều 51. Quyền và nghĩa vụ của nhà thầukhảo sát xây dựng
1. Nhà thầu khảo sát xây dựng có các quyềnsau đây:
a) Yêu cầu chủ đầu tư cung cấpsố liệu, thông tin liên quan đến nhiệm vụ khảosát;
b) Từ chối thực hiện các yêu cầungoài nhiệm vụ khảo sát;
c) Các quyền khác theo quy định củapháp luật.
2. Nhà thầu khảo sát xây dựng có các nghĩavụ sau đây:
a) Chỉ được ký kết hợpđồng thực hiện các công việc khảo sát phù hợpvới điều kiện năng lực hoạt độngvà thực hiện đúng hợp đồng đã ký kết;
b) Thực hiện đúng nhiệm vụ khảosát được giao, bảo đảm chất lượngvà chịu trách nhiệm về kết quả khảo sát;
c) Đề xuất, bổ sung nhiệm vụkhảo sát khi phát hiện các yếu tố ảnh hưởngtrực tiếp đến giải pháp thiết kế;
d) Bảo vệ môi trường trong khu vựckhảo sát;
đ) Mua bảo hiểm trách nhiệm nghềnghiệp;
e) Bồi thường thiệt hại khi thựchiện không đúng nhiệm vụ khảo sát, phát sinh khốilượng do việc khảo sát sai thực tế, sửdụng các thông tin, tài liệu, quy chuẩn, tiêu chuẩn xâydựng không phù hợp và các hành vi vi phạm khác gây thiệthại do lỗi của mình gây ra;
g) Các nghĩa vụ khác theo quy định củapháp luật.
MỤC 2
THIẾT KẾ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
Điều 52. Yêu cầu đối với thiết kếxây dựng công trình
1. Thiết kế xây dựng công trình phảibảo đảm các yêu cầu chung sau đây:
a) Phù hợp với quy hoạch xây dựng,cảnh quan, điều kiện tự nhiên và các quy địnhvề kiến trúc; dự án đầu tư xây dựngcông trình đã được phê duyệt;
b) Phù hợp với thiết kế công nghệtrong trường hợp dự án đầu tư xây dựngcông trình có thiết kế công nghệ;
c) Nền móngcông trình phải bảođảm bền vững, không bị lún nứt, biến dạngquá giới hạn cho phép làm ảnh hưởng đếntuổi thọ công trình, các công trình lân cận;
d) Nội dung thiết kế xây dựng côngtrình phải phù hợp với yêu cầu của từngbước thiết kế, thoả mãn yêu cầu về chứcnăng sử dụng; bảo đảm mỹ quan, giáthành hợp lý;
đ) An toàn, tiết kiệm, phù hợp vớiquy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng;các tiêu chuẩn về phòng, chống cháy, nổ, bảo vệmôi trường và những tiêu chuẩn liên quan;đốivới những công trình công cộng phải bảo đảmthiết kế theo tiêu chuẩn cho người tàn tật;
e) Đồng bộ trong từng công trình,đáp ứng yêu cầu vận hành, sử dụng côngtrình; đồng bộ với các công trình liên quan.
2. Đối với công trình dân dụng vàcông trình công nghiệp, ngoài các yêu cầu quy định tạikhoản 1 Điều này còn phải bảo đảm cácyêu cầu sau đây:
a) Kiến trúc công trình phải phù hợp vớiphong tục, tập quán và văn hoá, xã hội của từngvùng, từng địa phương;
b) An toàn cho người khi xảy ra sự cố;điều kiện an toàn, thuận lợi, hiệu quảcho hoạt động chữa cháy, cứu nạn; bảođảm khoảng cách giữa các công trình, sử dụngcác vật liệu, trang thiết bị chống cháy đểhạn chế tác hại của đám cháy đối vớicác công trình lân cận và môi trường xung quanh;
c) Các điều kiện tiện nghi, vệsinh, sức khoẻ cho người sử dụng;
d) Khai thác tối đa thuận lợi và hạnchế bất lợi của thiên nhiên nhằm bảo đảmtiết kiệm năng lượng.
Điều 53. Nội dung thiết kế xây dựng côngtrình
Thiết kế xây dựngcông trình bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
1. Phương án công nghệ;
2. Công năng sử dụng;
3. Phương án kiến trúc;
4. Tuổi thọ công trình;
5. Phương án kết cấu, kỹ thuật;
6. Phương án phòng, chống cháy, nổ;
7. Phương án sử dụng nănglượng đạt hiệu suất cao;
8. Giải pháp bảo vệmôi trường;
9. Tổng dự toán, dự toán chi phí xây dựngphù hợp với từng bước thiết kế xây dựng.
Điều 54. Các bước thiết kế xây dựngcông trình
1. Thiết kế xây dựngcông trình bao gồm các bước: thiết kế cơ sở,thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽthi công.
2. Tuỳ theo tính chất,quy mô của từng loại công trình, thiết kế xây dựngcông trình có thể được lập một bước,hai bước hoặc ba bước như sau:
a) Thiết kế mộtbước là thiết kế bản vẽ thi côngđược áp dụng đối với công trình quyđịnh chỉ phải lập báo cáo kinh tế - kỹthuật;
b) Thiếtkế hai bước bao gồm bước thiết kếcơ sở và bước thiết kế bản vẽ thicông được áp dụng đối với công trình quyđịnh phải lập dự án đầu tư xây dựngcông trình;
c) Thiết kế babước bao gồm bước thiết kế cơ sở,bước thiết kế kỹ thuật và bướcthiết kế bản vẽ thi công được áp dụngđối với công trình quy định phải lập dựán đầu tư xây dựng và có quy mô lớn, phức tạp.
3. Đối vớicông trình phải thực hiện thiết kế hai bướctrở lên, các bước thiết kế tiếp theo chỉđược triển khai thực hiện trên cơ sởbước thiết kế trước đã đượcphê duyệt.
Chính phủ quy địnhcụ thể các bước thiết kế đối vớitừng loại công trình và nội dung các bước thiếtkế.
Điều 55. Thi tuyển thiết kế kiến trúc côngtrình xây dựng
1. Khuyếnkhích việc thi tuyển thiết kế kiến trúc đốivới các công trình xây dựng.
2. Các công trình sau đâytrước khi lập dự án đầu tư xây dựngphải thi tuyển thiết kế kiến trúc:
a) Trụ sở cơquannhà nước từ cấp huyện trở lên;
b) Cáccông trình văn hoá, thể thao, các công trình công cộng có quymô lớn;
c) Các công trình khác có kiến trúc đặcthù.
3. Chi phí thi tuyển được tính vào tổngmức đầu tư của công trình xây dựng.
4. Tác giả của phương án thiếtkế kiến trúc đã được lựa chọnđược bảo đảm quyền tác giả,được ưu tiên thực hiện các bước thiếtkế tiếp theo khi đủ điều kiện nănglực thiết kế xây dựng.
5. Chính phủ quy địnhcụ thể việc thi tuyển thiết kế kiếntrúc xây dựng công trình.
Điều 56. Điều kiện đốivới tổ chức, cá nhân thực hiện thiết kếxây dựng công trình
1. Tổ chức thựchiện thiết kế xây dựng công trình phải đáp ứngcác điều kiện sau đây:
a) Có đăng ký hoạtđộng thiết kế xây dựng công trình;
b) Có đủ điềukiện năng lực hoạt động thiết kếxây dựng công trình;
c) Cá nhân đảm nhậnchức danh chủ nhiệm thiết kế, chủ trì thiếtkế phải có năng lực hành nghề thiết kếxây dựng và có chứng chỉ hành nghề phù hợp vớiyêu cầu của loại, cấp công trình.
2. Cá nhân hành nghềđộc lập thiết kế xây dựng công trình phảiđáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có năng lực hànhnghề, có chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng;
b) Có đăng ký hànhnghề hoạt động thiết kế xây dựng côngtrình.
Chính phủ quy địnhphạm vi hoạt động hành nghề thiết kếxây dựng công trình của cá nhân hành nghề độc lậpthiết kế xây dựng công trình.
3. Đối với việcthiết kế xây dựng nhà ở riêng lẻ:
a) Nhà ở riêng lẻcó tổng diện tích xây dựng sàn lớn hơn 250 m2,từ 3 tầng trở lên hoặc nhà ở trong các khu di sảnvăn hoá, di tích lịch sử - văn hoá thì việc thiếtkế phải do tổ chức, cá nhân thiết kế cóđủ năng lực hoạt động thiết kếxây dựng hoặc năng lực hành nghề thiếtkế xây dựng thực hiện;
b) Nhà ởriêng lẻ có quy mô nhỏ hơn nhà ở quy định tạiđiểm a khoản này thì cá nhân, hộ gia đìnhđược tự tổ chức thiết kếnhưng phải phù hợp với quy hoạch xây dựngđược duyệt và chịu trách nhiệm trướcpháp luật về chất lượng thiết kế, tácđộng của công trình đến môi trường và antoàn của các công trình lân cận.
Điều 57. Quyền và nghĩa vụ của chủđầu tư xây dựng công trình trong việc thiết kếxây dựng công trình
1. Chủ đầu tư xây dựng côngtrình trong việc thiết kế xây dựng công trình có cácquyền sau đây:
a) Được tựthực hiện thiết kế xây dựng công trình khi cóđủ điều kiện năng lực hoạt độngthiết kế xây dựng công trình, năng lực hành nghềphù hợp với loại, cấp công trình;
b) Đàm phán, ký kếtvà giám sát việc thực hiện hợp đồng thiếtkế;
c) Yêu cầu nhà thầuthiết kế thực hiện đúng hợp đồngđã ký kết;
d) Yêu cầu sửađổi, bổ sung thiết kế;
đ) Đình chỉ thựchiện hoặc chấm dứt hợp đồng thiếtkế xây dựng công trình theo quy định của pháp luật;
e) Các quyền khác theoquy định của pháp luật.
2. Chủ đầutư xây dựng công trình trong việc thiết kế xây dựngcông trình có các nghĩa vụ sau đây:
a) Lựa chọn nhà thầuthiết kế xây dựng công trình trong trường hợpkhông đủ điều kiện năng lực hoạtđộng thiết kế xây dựng công trình, năng lựchành nghề phù hợp để tự thựchiện;
b) Xác định nhiệmvụ thiết kế xây dựng công trình;
c) Cung cấp đầy đủ thông tin,tài liệu cho nhà thầu thiết kế;
d) Thực hiện đúng hợp đồngđã ký kết;
đ) Thẩm định, phê duyệt hoặctrình cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phêduyệt thiết kế theo quy định của Luậtnày;
e) Tổ chức nghiệm thu hồ sơthiết kế;
g) Lưu trữ hồ sơ thiết kế;
h) Bồi thường thiệt hại khiđề ra nhiệm vụ thiết kế, cung cấpthông tin, tài liệu, nghiệm thu hồ sơ thiết kếkhông đúng quy định và các hành vi vi phạm khác gây thiệthại do lỗi của mình gây ra;
i) Các nghĩa vụ khác theo quy định củapháp luật.
Điều 58. Quyền và nghĩa vụ của nhà thầuthiết kế xây dựng công trình
1. Nhà thầu thiếtkế xây dựng công trình có các quyền sau đây:
a) Từ chối thựchiện các yêu cầu ngoài nhiệm vụ thiết kế;
b) Yêu cầu cung cấp thông tin, tài liệuphục vụ cho công tác thiết kế;
c) Quyền tác giả đối với thiếtkế công trình;
d) Các quyền khác theo quy định củapháp luật.
2. Nhà thầu thiết kế xây dựng côngtrình có các nghĩa vụ sau đây:
a) Chỉ được nhận thầu thiếtkế xây dựng công trình phù hợp với điều kiệnnăng lực hoạt động thiết kế xây dựngcông trình, năng lực hành nghề thiết kế xây dựngcông trình;
b) Thực hiện đúng nhiệm vụ thiếtkế, bảo đảm tiến độ và chấtlượng;
c) Chịu trách nhiệm về chất lượngthiết kế do mình đảm nhận;
d) Giám sát tác giả trong quá trình thi công xây dựng;
đ) Lập nhiệm vụ khảo sát xây dựngphục vụ cho công tác thiết kế phù hợp vớiyêu cầu của từng bước thiết kế;
e) Không được chỉ định nhàsản xuất vật liệu, vật tư và thiết bịxây dựng công trình;
g) Mua bảo hiểm trách nhiệm nghềnghiệp;
h) Bồi thường thiệt hại khiđề ra nhiệm vụ khảo sát, sử dụng thôngtin, tài liệu, tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng, giảipháp kỹ thuật, công nghệ không phù hợp gây ảnhhưởng đến chất lượng công trình và cáchành vi vi phạm khác gây thiệt hại do lỗi củamình gây ra;
i) Các nghĩa vụ khác theo quy định củapháp luật.
Điều 59. Thẩm định, phê duyệt thiết kếxây dựng công trình
1. Thiết kếcơ sở phải được cơ quan quản lý nhànước có thẩm quyền về xây dựng tổ chứcthẩm định khi phê duyệt dự án đầutư xây dựng công trình.
2. Các bước thiếtkế tiếp theo do chủ đầu tư tổ chứcthẩm định, phê duyệt, nhưng không đượctrái với thiết kế cơ sở đã đượcphê duyệt.
3. Người thẩmđịnh, phê duyệt thiết kế phải chịutrách nhiệm trước pháp luật về kết quảthẩm định, phê duyệt của mình.
4. Chính phủ quy địnhthẩm quyền, nội dung thẩm định, phê duyệtthiết kế xây dựng công trình.
Điều 60. Thay đổi thiết kế xây dựngcông trình
1. Thiết kế xây dựngcông trình đã được phê duyệt chỉ đượcthay đổi trong trường hợp điều chỉnhdự án đầu tư xây dựng công trình có yêu cầuphải thay đổi thiết kế hoặc trong cáctrường hợp cần thiết khác.
2. Người có thẩmquyền quyết định thay đổi thiết kếphải chịu trách nhiệm trước pháp luật vềquyết định của mình.
3. Chính phủ quy địnhcụ thể việc thay đổi thiết kế xây dựngcông trình.
Điều 61. Lưu trữ hồ sơ thiết kếcông trình xây dựng
1. Hồ sơ thiết kế công trình xây dựngphải được lưu trữ. Thời hạnlưu trữ theo tuổi thọ công trình.
2. Đối với công trình xây dựng có ýnghĩa quan trọng về lịch sử, chính trị, kinhtế, văn hoá, khoa học kỹ thuật, quốc phòng,an ninh thì hồ sơ thiết kế công trình phảiđược lưu trữ quốc gia, thời hạnlưu trữ vĩnh viễn.
3. Chính phủ quy định cụ thể vềlưu trữ hồ sơ thiết kế công trình xây dựng.
CHƯƠNG V
XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
MỤC 1
GIẤY PHÉP XÂY DỰNG
Điều 62. Giấy phép xây dựng
1. Trước khi khởicông xây dựng công trình chủ đầu tư phải cógiấy phép xây dựng, trừ trường hợp xây dựngcác công trình sau đây:
a) Công trình thuộc bí mậtnhà nước, công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp,công trình tạm phục vụ xây dựng công trình chính;
b) Công trình xây dựngtheo tuyến không đi qua đô thị nhưng phù hợp vớiquy hoạch xây dựng, dự án đầu tư xây dựngđã được cơ quan nhà nước có thẩm quyềnphê duyệt;
c) Công trình hạ tầngkỹ thuật quy mô nhỏ thuộc các xã vùng sâu, vùng xa;
d) Nhà ởriêng lẻ tại vùng sâu, vùng xa không thuộc đô thị,không thuộc điểm dân cư tập trung, điểmdân cư nông thôn chưa có quy hoạch xây dựng đượcduyệt;
đ) Các công trình sửachữa, cải tạo, lắp đặt thiết bịbên trong không làm thay đổi kiến trúc, kết cấu chịulực và an toàn của công trình.
2. Đối vớinhà ở riêng lẻ tại nông thôn, các quy định vềgiấy phép xây dựng phải phù hợp với tình hình thựctế ở địa phương. Uỷ ban nhân dân cấp huyện quy địnhcụ thể các điểm dân cư tập trung thuộcđịa bàn phải cấp giấy phép xây dựng.
3. Việc xây dựng công trình, nhà ở riênglẻ trong vùng đã có quy hoạch xây dựng đượcduyệt và công bố nhưng chưa thực hiện thì chỉđược cấp giấy phép xây dựng tạmcó thời hạn theo thời hạn thực hiện quy hoạch.
Điều 63. Hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng
1. Tuỳ theo tính chất,quy mô công trình, hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựngbao gồm những tài liệu chủ yếu sau đây:
a) Đơn xin cấp giấy phép xây dựng;
b) Bản vẽ thiết kế xây dựngcông trình;
c) Giấy tờ về quyền sử dụngđất theo quy định của pháp luật vềđất đai.
2. Đối với công trình, nhà ở riêng lẻquy định tại khoản 3 Điều 62 của Luậtnày thì trong hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựngcông trình ngoài các tài liệu quy định tại khoản 1Điều này, chủ công trình xây dựng còn phải có giấycam kết tự phá dỡ công trình khi Nhà nước thựchiện quy hoạch xây dựng.
Điều 64. Nội dung giấy phép xây dựng
1. Nội dung chủ yếucủa giấy phép xây dựng bao gồm:
a) Địa điểm,vị trí xây dựng công trình, tuyến xây dựng công trình;
b) Loại, cấp công trình;
c) Cốt xây dựng công trình;
d) Chỉ giới đường đỏ,chỉ giới xây dựng;
đ) Bảo vệ môi trường và an toàncông trình;
e) Đối với công trình dân dụng, côngtrình công nghiệp trong đô thị ngoài các nội dung quyđịnh tại các điểm a, b, c, d và đ khoản1 Điều này còn phải có nội dung về diện tíchxây dựng công trình, chiều cao từng tầng, chiềucao tối đa toàn công trình, màu sắc công trình;
g) Những nội dung khác quy địnhđối với từng loại công trình;
h) Hiệu lực của giấy phép.
2. Chính phủ quy định cụ thể vềviệc cấp giấy phép xây dựng công trình.
Điều 65. Điều kiện cấp giấy phép xây dựngcông trình trong đô thị
Việc cấp giấyphép xây dựng công trình trong đô thị phải đáp ứngcác điều kiện sau đây:
1. Phù hợp với quyhoạch xây dựng chi tiết được duyệt;
2. Bảo đảmcác quy định về chỉ giới đườngđỏ, chỉ giới xây dựng; thiết kếđô thị; các yêu cầu về an toàn đối vớicông trình xung quanh; bảo đảm hành lang bảo vệcác công trình giao thông, thuỷ lợi, đê điều,năng lượng, khu di sản văn hoá, di tích lịch sử- văn hoá và khu vực bảo vệ các công trình khác theo quyđịnh của pháp luật;
3. Các công trình xây dựng,nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn di sản vănhoá, di tích lịch sử - văn hoá phải bảo đảmmật độ xây dựng, đất trồng cây xanh,nơi để các loại xe, không làm ảnh hưởngđến cảnh quan, môi trường;
4. Công trình sửa chữa,cải tạo không được làm ảnh hưởngđến các công trình lân cận về kết cấu, khoảngcách đến các công trình xung quanh, cấp nước, thoátnước, thông gió, ánh sáng, vệ sinh môi trường,phòng, chống cháy, nổ;
5. Bảo đảmkhoảng cách theo quy định đối với công trìnhvệ sinh, kho chứa hoá chất độc hại, các côngtrình khác có khả năng gây ô nhiễm môi trường,không làm ảnh hưởng đến người sử dụngở các công trình liền kề xung quanh;
6. Khi xây dựng, cảitạo các đường phố phải xây dựng hệthống tuy nen ngầm để lắp đặt đồngbộ hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật;cốt xây dựng mặt đường phải tuân theo cốtxây dựng của quy hoạch xây dựng và thiết kếđô thị;
7. Đối vớicông trình nhà cao tầng cấp đặc biệt, cấp Iphải có thiết kế tầng hầm, trừ các trườnghợp khác có yêu cầu riêng về thiết kế tầnghầm;
8. Đối vớicông trình xây dựng tạm, việc cấp giấy phép xây dựngphải tuân theo quy định tại khoản 3Điều 62 và khoản 2 Điều 63 của Luậtnày.
Điều 66. Thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng
1. Uỷ ban nhân dân cấptỉnh cấp giấy phép xây dựng đối vớicác công trình xây dựng có quy mô lớn, công trình có kiếntrúc đặc thù, công trình tôn giáo và các công trình xây dựngkhác thuộc địa giới hành chính do mình quản lýtheo quy định của Chính phủ.
2. Uỷ ban nhân dân cấphuyện cấp giấy phép xây dựng đối vớicác công trình xây dựng trong đô thị, các trung tâm cụmxã thuộc địa giới hành chính do mình quản lý, trừcác công trình xây dựng quy định tại khoản 1Điều này.
3. Uỷ ban nhân dân cấpxã cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ ởnhững điểm dân cư nông thôn đã có quy hoạchxây dựng được duyệt, những điểmdân cư theo quy định của Uỷ ban nhân dân cấphuyện phải cấp giấy phép xây dựng thuộcđịa giới hành chính do mình quản lý.
Điều 67. Trách nhiệm của cơ quan cấp giấyphép xây dựng
1. Niêm yết công khai vàhướng dẫn các quy định về việc cấpgiấy phép xây dựng.
2. Cấp giấy phépxây dựng trong thời hạn không quá hai mươi ngày làmviệc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợplệ; đối với nhà ở riêng lẻ thì thời hạnnêu trên không quá mười lăm ngày.
3. Kiểm tra việcthực hiện xây dựng theo giấy phép, đình chỉxây dựng, thu hồi giấy phép xây dựng khi chủđầu tư xây dựng công trình vi phạm.
4. Người có thẩmquyền cấp giấy phép xây dựng phải chịutrách nhiệm trước pháp luật và bồi thườngthiệt hại do việc cấp giấy phép sai hoặc cấpgiấy phép chậm theo quy định.
5. Thông báo cho cơ quancó thẩm quyền không cung cấp các dịch vụ điện,nước, các hoạt động kinh doanh và các hoạtđộng dịch vụ khác đối với nhữngcông trình xây dựng sai quy hoạch, xây dựng không có giấyphép hoặc công trình xây dựng không đúng với giấyphép xây dựng được cấp.
6. Giải quyết khiếunại, tố cáo về việc cấp giấy phép xây dựng.
Điều 68. Quyền và nghĩa vụ của ngườixin cấp giấy phép xây dựng
1. Người xin cấpgiấy phép xây dựng có các quyền sau đây:
a) Yêu cầu cơ quancấp giấy phép xây dựng giải thích, hướng dẫnvà thực hiện đúng các quy định về cấpgiấy phép xây dựng;
b) Khiếu nại, tốcáo những hành vi vi phạm pháp luật trong việc cấpgiấy phép xây dựng;
c) Được khởicông xây dựng công trình nếu sau thời gian quy địnhtại khoản 2 Điều 67 của Luật này mà cơquan cấp giấy phép không có ý kiến trả lời bằngvăn bản khi đã đủ các điều kiện quyđịnh tại các khoản 1, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 72của Luật này.
2. Người xin cấpgiấy phép xây dựng có các nghĩa vụ sau đây:
a) Nộp đầyđủ hồ sơ và lệ phí cấp giấy phép xây dựng;
b) Chịutrách nhiệm về tính trung thực của hồ sơ xincấp giấy phép xây dựng;
c) Thông báo ngày khởicông xây dựng bằng văn bản cho Uỷ ban nhân dân cấpxã nơi xây dựng công trình trong thời hạn bảy ngàylàm việc trước khi khởi công xây dựng công trình;
d) Thực hiệnđúng nội dung của giấy phép xây dựng; khi có sựđiều chỉnh, thay đổi thiết kế phảiđược sự chấp thuận của cơ quan cấpgiấy phép xây dựng.
MỤC 2
GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
Điều 69. Yêu cầu đối với giải phóng mặtbằng xây dựng công trình
Việc giải phóng mặtbằng xây dựng công trình phải bảo đảm cácyêu cầu sau đây:
1. Việc giải phóngmặt bằng xây dựng phải được lậpthành phương án. Phương án giải phóng mặt bằngxây dựng được thể hiện trong dự ánđầu tư xây dựng công trình và đượcphê duyệt đồng thời với phê duyệt dựán đầu tư xây dựng công trình;
2. Đối với dựán có nhu cầu tái định cư thì phải lậpphương án hoặc dự án tái định cư và phảithực hiện trước khi giải phóng mặt bằngxây dựng;
3. Phạm vi giảiphóng mặt bằng xây dựng phải phù hợpvới quy hoạch chi tiết xây dựng và dự án đầutư xây dựng đã được phê duyệt;
4. Thời hạn giảiphóng mặt bằng xây dựngphải đáp ứng theo yêucầu tiến độ thực hiện dự án đãđược phê duyệt hoặc quyết định củangười có thẩm quyền.
Điều 70. Nguyên tắc đền bù tài sản đểgiải phóng mặt bằng xây dựng công trình
1. Việc đềnbù tài sản để giải phóng mặt bằng xây dựngphải bảo đảm lợi ích của Nhà nước,quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cánhân có liên quan. Đối vớinhà ở của tổ chức, cá nhân phải giải quyếtchỗ ở mới ổn định, có điều kiệnchỗ ở bằng hoặc tốt hơn chỗ ở cũ,hỗ trợ tạo việc làm, ổn định cuộcsống cho người phải di chuyển, trừ trườnghợp có thoả thuận khác giữa các bên liên quan.
2. Việc đền bù tài sản đểgiải phóng mặt bằng xây dựng được thựchiện thông qua một hoặc kết hợp các hình thứcbằng tiền, quyền sử dụng đất, quyềnsở hữu nhà ở và phải bảo đảm công bằng,công khai, minh bạch, đúng pháp luật.
3. Trong trường hợp đền bù tàisản để giải phóng mặt bằng xây dựngcác công trình hạ tầng kỹ thuật trong đô thịthì phương án giải phóng mặt bằng phải bảođảm vừa xây dựng được công trình mới,vừa chỉnh trang được các công trình mặt phốtheo quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt;bảo đảm Nhà nước điều tiếtđược giá trị chênh lệch về đất saukhi giải phóng mặt bằng và đầu tư xây dựngcông trình.
4. Không đền bù trong các trường hợpsau đây:
a) Đất lấn chiếm;
b) Công trình xây dựng trái phép, vật kiếntrúc, cây cối, hoa màu và tài sản khác xuất hiện hoặcphát sinh trong phạm vi mặt bằng quy hoạch xây dựngsau thời điểm công bố quy hoạch xây dựng;
c) Các trường hợp khác theo quy địnhcủa pháp luật về đất đai.
Điều 71. Tổ chứcgiải phóng mặt bằng xây dựng công trình
1. Khi tổ chức giảiphóng mặt bằng xây dựng phải thành lập Hộiđồng đền bù giải phóng mặt bằng xây dựng.
2. Trường hợpgiải phóng mặt bằng xây dựng theo quy hoạch xây dựngđược phê duyệt mà chưa có dự án đầutư xây dựng công trình thì việc đền bù giảiphóng mặt bằng xây dựng được thực hiệnnhư sau:
a) Uỷ ban nhân dân cấpcó thẩm quyền chủ trì tổ chức giải phóng mặtbằng thông qua Hội đồng đền bù giảiphóng mặt bằng xây dựng do mình thành lập, hoặcgiao cho doanh nghiệp chuyên về giải phóng mặt bằngđảm nhận;
b) Kinh phí để giảiphóng mặt bằng lấy từ ngân sách hoặc huy độngvà được thu hồi lại khi giao đất, chothuê đất cho chủ đầu tư xây dựng côngtrình có dự án trên mặt bằng đã được giảiphóng;
c) Thời gian giảiphóng mặt bằng xây dựng được thực hiệntheo yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội củađịa phương và quyết định củangười có thẩm quyền.
3. Trường hợpgiải phóng mặt bằng xây dựng theo dự án đầutư xây dựng công trình thì việc đền bù giảiphóng mặt bằng xây dựng được thực hiệnnhư sau:
a) Đối với dựán đầu tư có mục đích kinh doanh thì Hộiđồng đền bù giải phóng mặt bằng xây dựngdo chủ đầu tư xây dựng công trình chủ trì phốihợp với Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền tổchức giải phóng mặt bằng; đối với dựán đầu tư xây dựng công trình không có mụcđích kinh doanh, phục vụ cho cộng đồng thì Hộiđồng đền bù giải phóng mặt bằng xây dựngdo Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền chủ trì phốihợp với chủ đầu tư xây dựng công trìnhtổ chức giải phóng mặt bằng;
b) Kinh phí giải phóng mặtbằng được lấy trực tiếp từ dựán đầu tư xây dựng công trình;
c) Thời gian giảiphóng mặt bằng xây dựng phải đáp ứng tiếnđộ thực hiện của dự án đầutư xây dựng công trình đã được phê duyệt.
4. Chính phủ quy địnhnguyên tắc, phương pháp và khung giá đền bù tài sảnkhi giải phóng mặt bằng xây dựng làm cơ sởcho Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xác định giá đềnbù của địa phương mình.
5. Tổ chức, cánhân có tài sản trong phạm vi mặt bằng xây dựngđã được giải quyết đền bù theođúng quy định mà không thực hiện thì bịcưỡng chế và chịu hoàn toàn chi phí cho việccưỡng chế.
6. Người nào cốý làm sai quy định về đền bù tài sản khi giảiphóng mặt bằng xây dựng để vụ lợi hoặcgây thiệt hại tài sản của Nhà nước, tổchức, cá nhân thì tuỳ theo mức độ vi phạm sẽbị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứutrách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phảibồi thường theo quy định của pháp luật.
MỤC 3
THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
Điều 72. Điều kiện để khởi côngxây dựng công trình
Côngtrình xây dựng chỉ được khởi công khiđáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Có mặtbằng xây dựng để bàn giao toàn bộ hoặc từngphần theo tiến độ xây dựng do chủ đầutư xây dựng công trình và nhà thầu thi công xây dựng thoảthuận;
2. Có giấy phép xây dựngđối với những công trình theo quy định phảicó giấy phép xây dựng, trừtrường hợp quy định tại điểm c khoản1 Điều 68 của Luật này;
3. Có thiết kế bảnvẽ thi công của hạng mục, công trình đãđược phê duyệt;
4. Có hợp đồngxây dựng;
5. Có đủ nguồnvốn để bảo đảm tiến độ xây dựngcông trình theo tiến độ đã được phê duyệttrong dự án đầu tư xây dựng công trình;
6. Có biện pháp để bảođảm an toàn, vệ sinh môi trường trong quá trình thicông xây dựng;
7. Đối với khu đô thị mới,tuỳ theo tính chất, quy mô phải xây dựng xong toàn bộhoặc từng phần các công trình hạ tầng kỹthuật thì mới được khởi công xây dựngcông trình.
Điều 73. Điều kiện thi công xây dựng côngtrình
1. Nhà thầu khi hoạtđộng thi công xây dựng công trình phải đáp ứngcác điều kiện sau đây:
a) Có đăng ký hoạt động thi côngxây dựng công trình;
b) Có đủ năng lực hoạt độngthi công xây dựng công trình tương ứng với loại,cấp công trình;
c) Chỉ huy trưởng công trườngcó năng lực hành nghề thi công xây dựng công trình phù hợp;
d) Có thiết bị thi công đáp ứng yêucầu về an toàn và chất lượng công trình.
2. Cá nhân tự tổ chứcxây dựng nhà ở riêng lẻ có tổng diện tích xây dựngsàn nhỏ hơn 250m2 hoặc dưới 3 tầngthì phải có năng lực hành nghề thi công xây dựngcông trình và chịu trách nhiệm về chất lượng,an toàn và vệ sinh môi trường.
Điều 74. Yêu cầu đối với công trườngxây dựng
Tất cả các côngtrình xây dựng phải được treo biển báo tạicông trường thi công. Nội dung biển báo bao gồm:
1. Tên chủ đầutư xây dựng công trình, tổng vốn đầu tư,ngày khởi công, ngày hoàn thành;
2. Tên đơn vịthi công, tên người chỉ huy trưởng công trường;
3. Tên đơn vị thiết kế, tên chủnhiệm thiết kế;
4. Tên tổ chức hoặc người giámsát thi công xây dựng công trình;
5. Chủ đầu tư xây dựng côngtrình, chỉ huy trưởng công trường, chủ nhiệmthiết kế, tổ chức hoặc người giám sátthi công xây dựng công trình ngoài việc ghi rõ tên, chức danhcòn phải ghi địa chỉ liên lạc, số điệnthoại.
Điều 75. Quyền và nghĩa vụ của chủđầu tư xây dựng công trình trong việc thi công xâydựng công trình
1. Chủ đầutư xây dựng công trình trong việcthi công xây dựng công trình có các quyền sau đây:
a) Được tựthực hiện thi công xây dựng công trình khi có đủnăng lực hoạt động thi công xây dựng côngtrình phù hợp;
b) Đàm phán, ký kết,giám sát việc thực hiện hợp đồng;
c) Đình chỉ thựchiện hoặc chấm dứt hợp đồng vớinhà thầu thi công xây dựng theo quy định của phápluật;
d) Dừng thi công xây dựngcông trình và yêu cầu khắc phục hậu quả khi nhàthầu thi công xây dựng công trình vi phạm các quy địnhvề chất lượng công trình, an toàn và vệ sinh môitrường;
đ) Yêu cầu tổchức, cá nhân có liên quan phối hợp để thựchiện các công việc trong quá trình thi công xây dựng côngtrình;
e) Không thanh toán giá trịkhối lượng không bảo đảm chất lượnghoặc khối lượng phát sinh không hợp lý;
g) Các quyền khác theoquy định của pháp luật.
2. Chủ đầutư xây dựng công trình trong việc thi công xây dựng côngtrình có các nghĩa vụ sau đây:
a) Lựa chọn nhà thầucó đủ điều kiện năng lực hoạtđộng thi công xây dựng công trình phùhợp để thi công xây dựng công trình;
b) Tham gia với Uỷban nhân dân cấp có thẩm quyền hoặc chủ trì phốihợp với Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyềngiải phóng mặt bằng xây dựng để giao cho nhàthầu thi công xây dựng công trình;
c) Tổ chức giám sát thi công xây dựngcông trình;
d) Kiểm tra biện pháp bảo đảman toàn, vệ sinh môi trường;
đ) Tổ chức nghiệm thu, thanh toán,quyết toán công trình;
e) Thuê tổ chức tư vấn có đủnăng lực hoạt động xây dựng để kiểmđịnh chất lượng công trình khi cần thiết;
g) Xem xét và quyết định các đềxuất liên quan đến thiết kế của nhà thầutrong quá trình thi công xây dựng công trình;
h) Tôn trọng quyền tác giả thiết kếcông trình;
i) Mua bảo hiểm công trình;
k) Lưu trữ hồ sơ công trình;
l) Bồi thường thiệt hại do viphạm hợp đồng làm thiệt hại cho nhà thầuthi công xây dựng công trình, nghiệm thu không bảo đảmchất lượng làm sai lệch kết quả nghiệmthu và các hành vi vi phạm khác gây thiệt hại do lỗi củamình gây ra;
m) Chịu trách nhiệm về các quyếtđịnh của mình; chịu trách nhiệm về việcbảo đảm công trình thi công đúng tiến độ,chất lượng và hiệu quả;
n) Các nghĩa vụ khác theo quy định củapháp luật.
Điều 76. Quyền và nghĩa vụ của nhà thầuthi công xây dựng công trình
1. Nhà thầu thi công xâydựng công trình có các quyền sau đây:
a) Từ chối thực hiện nhữngyêu cầu trái pháp luật;
b) Đề xuất sửa đổi thiếtkế cho phù hợp với thực tế để bảođảm chất lượng và hiệu quả công trình;
c) Yêu cầu thanh toán giá trị khốilượng xây dựng hoàn thành theo đúng hợp đồng;
d) Dừng thi công xây dựng công trình nếubên giao thầu không thực hiện đúng cam kết trong hợpđồng đã ký kết gây trở ngại và thiệt hạicho nhà thầu;
đ) Yêu cầu bồithường thiệt hại do lỗi của bên thuê xây dựngcông trình gây ra;
e) Các quyền khác theo quy định củapháp luật.
2. Nhà thầu thi công xây dựng công trình cócác nghĩa vụ sau đây:
a) Thực hiện theo đúng hợp đồngđã ký kết;
b) Thi công xây dựng theo đúng thiếtkế, tiêu chuẩn xây dựng, bảo đảm chấtlượng, tiến độ, an toàn và vệ sinh môitrường;
c) Có nhật ký thi công xây dựng công trình;
d) Kiểm định vật liệu, sảnphẩm xây dựng;
đ) Quản lý công nhân xây dựng trên côngtrường, bảo đảm an ninh, trật tự, khônggây ảnh hưởng đến các khu dân cư xung quanh;
e) Lập bản vẽ hoàn công, tham gia nghiệmthu công trình;
g) Bảo hành công trình;
h) Mua các loại bảo hiểm theo quy địnhcủa pháp luật về bảo hiểm;
i) Bồi thường thiệt hại khi viphạm hợp đồng, sử dụng vật liệukhông đúng chủng loại, thi công không bảo đảmchất lượng, gây ô nhiễm môi trường và cáchành vi vi phạm khác gây thiệt hại do lỗicủa mình gây ra;
k) Chịu trách nhiệm về chất lượngthi công xây dựng công trình do mình đảm nhận;
l) Các nghĩa vụ khác theo quy định củapháp luật.
Điều 77. Quyền và nghĩa vụ của nhà thầuthiết kế trong việc thi công xây dựng công trình
1. Nhàthầu thiết kế trong việc thi công xây dựng côngtrình có các quyền sau đây:
a) Các quyền quy địnhtại khoản 1 Điều 58 của Luật này;
b) Yêu cầu chủđầu tư xây dựng công trình, nhà thầu thi công xây dựngcông trình thực hiện theo đúng thiết kế;
c) Từ chối nhữngyêu cầu thay đổi thiết kế bất hợp lý củachủ đầu tư xây dựng công trình;
d) Từ chối nghiệmthu công trình, hạng mục công trình khi thi công không theođúng thiết kế.
2. Nhà thầu thiếtkế trong việc thi công xây dựng công trình có các nghĩavụ sau đây:
a) Các nghĩa vụquy định tại khoản 2 Điều58 của Luật này;
b) Cử ngườicó đủ năng lực để giám sát tác giả theoquy định; người được nhà thầu thiếtkế cử thực hiện nhiệm vụ giám sát tác giảphải chịu trách nhiệm trước pháp luật vềnhững hành vi vi phạm của mình trong quá trình thực hiệnnghĩa vụ giám sát tác giả và phải chịu trách nhiệmbồi thường thiệt hại do lỗi của mìnhgây ra;
c) Tham gia nghiệm thucông trình xây dựng theo yêu cầu của chủ đầutư xây dựng công trình;
d) Xem xét xử lý theođề nghị của chủ đầu tư xây dựngcông trình về những bất hợp lý trong thiết kế;
đ) Phát hiện và thôngbáo kịp thời cho chủ đầu tư xây dựngcông trình về việc thi công sai với thiết kếđược duyệt của nhà thầu thi công xây dựngcông trình và kiến nghị biện pháp xử lý.
Điều 78. An toàn trong thi công xây dựng công trình
Trong quá trình thi công xây dựngcông trình, nhà thầu thi công xây dựng công trình có trách nhiệm:
1. Thực hiện cácbiện pháp bảo đảm an toàn cho người, máy móc,thiết bị, tài sản, công trình đang xây dựng, côngtrình ngầm và các công trình liền kề; đối vớinhững máy móc, thiết bị phục vụ thi công phảiđược kiểm định an toàn trước khiđưa vào sử dụng;
2. Thực hiện biệnpháp kỹ thuật an toàn riêng đối với những hạngmục công trình hoặc công việc có yêu cầu nghiêm ngặtvề an toàn;
3. Thực hiện các biện pháp cần thiếtnhằm hạn chế thiệt hại về ngườivà tài sản khi xảy ra mất an toàn trong thi công xây dựng.
Điều 79. Bảo đảm vệ sinh môi trườngtrong thi công xây dựng công trình
Trong quá trình thi công xây dựngcông trình, nhà thầu thi công xây dựng công trình có trách nhiệm:
1. Có biện pháp bảođảm vệ sinh môi trường trong quá trình thi công xâydựng bao gồm môi trường không khí, môi trườngnước, chất thải rắn, tiếng ồn và cácyêu cầu khác về vệ sinh môi trường;
2. Bồi thườngthiệt hại do những vi phạm về vệ sinh môitrường do mình gây ra trong quá trình thi công xây dựng và vậnchuyển vật liệu xây dựng;
3. Tuân theo các quy địnhkhác của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Điều 80. Nghiệm thu, bàn giao công trình xây dựng
1. Việc nghiệm thu công trình xây dựngphải thực hiện các quy định sau đây:
a) Tuân theo các quy địnhvề quản lý chất lượng xây dựng công trình;
b) Nghiệm thu từng côngviệc, từng bộ phận, từng giai đoạn, từnghạng mục công trình, nghiệm thu đưa công trình vàosử dụng. Riêng các bộ phận bị che khuất củacông trình phải được nghiệm thu và vẽ bảnvẽ hoàn công trước khi tiến hành các công việc tiếptheo;
c) Chỉ đượcnghiệm thu khi đối tượng nghiệm thu đãhoàn thành và có đủ hồ sơ theo quy định;
d) Công trình chỉ đượcnghiệm thu đưa vào sử dụng khi bảo đảmđúng yêu cầu thiết kế, bảo đảm chấtlượng và đạt các tiêu chuẩn theo quy định.
2. Việc bàn giao công trình xâydựng phải thực hiện các quy định sau đây:
a) Bảo đảm các yêu cầuvề nguyên tắc, nội dung và trình tự bàn giao công trìnhđã xây dựng xong đưa vào sử dụng theo quyđịnh của pháp luật về xây dựng;
b) Bảođảm an toàn trong vận hành, khai thác khi đưa côngtrình vào sử dụng.
3. Nhàthầu thi công xây dựng công trình có trách nhiệm hoàn thiệnthi công xây dựng, thu dọn hiện trường, lậpbản vẽ hoàn công và chuẩn bị các tài liệuđể phục vụ việc nghiệm thu công trình và bàngiao công trình.
4. Chủ đầu tư xây dựng côngtrình có trách nhiệm tổ chức nghiệm thu, tiếp nhậncông trình xây dựng. Người tham gia nghiệm thu, bàn giaocông trình phải chịu trách nhiệm cá nhân về sảnphẩm do mình xác nhận trong quá trình thi công xây dựng côngtrình và bàn giao công trình xây dựng.
Điều 81. Thanh toán, quyết toán trong hoạt độngxây dựng
1. Nhà thầu có trách nhiệmlập hồ sơ thanh toán, quyết toán khối lượngcông việc đã thực hiện. Chủđầu tư xây dựng công trình phải thanh toán cho nhàthầu theo khối lượng công việc đượcnghiệm thu.
2. Chủ đầu tư xây dựng côngtrình quyết toán vốn đầu tư xây dựng côngtrình trong thời hạn không quá mười hai tháng, kểtừ ngày công trình được bàn giao đưa vào sửdụng, trừ trường hợp pháp luật có quy địnhkhác.
3. Người có trách nhiệm thanh toán, quyếttoán phải chịu trách nhiệm trước pháp luật vềcông việc của mình và phải bồi thường thiệthại do hậu quả của việc thanh toán, quyếttoán chậm hoặc sai so với quy định.
4. Chính phủ quy định cụ thểviệc thanh toán, quyết toán trong hoạt động xây dựng.
Điều 82. Bảo hành công trình xây dựng
1. Nhà thầuthi công xây dựng công trình có trách nhiệm bảo hành côngtrình; nhà thầu cung ứng thiết bị công trình có tráchnhiệm bảo hành thiết bị công trình.
2. Nội dung bảohành công trình bao gồm khắc phục, sửa chữa, thaythế thiết bị hư hỏng, khiếm khuyết hoặckhi công trình vận hành, sử dụng không bình thườngdo lỗi của nhà thầu gây ra.
3. Thời gian bảo hành công trình đượcxác định theo loại và cấp công trình.
4. Chính phủ quy định cụ thểthời gian bảo hành công trình.
Điều 83. Bảo trì công trình xây dựng
1. Chủ sở hữuhoặc người quản lý sử dụng công trình cótrách nhiệm bảo trì công trình, máy móc, trang thiết bịcông trình.
2. Việc bảo trìcông trình, trang thiết bị công trình phải đượcthực hiện theo chỉ dẫn và quy định củanhà thiết kế, nhà sản xuất.
3. Việc bảo trì công trình đượcxác định theo loại và cấp công trình.
4. Chính phủ quy định cụ thểvề bảo trì công trình.
Điều 84. Sự cố công trình xây dựng
1. Trong quá trình thi côngxây dựng, vận hành hoặc khai thác, sử dụng côngtrình nếu sự cố công trình xảy ra thì nhà thầuthi công xây dựng công trình, chủ sở hữu hoặcngười quản lý sử dụng công trình có trách nhiệm:
a) Ngừng thi công, vậnhành hoặc khai thác, sử dụng công trình và thực hiệncác biện pháp kịp thời để bảo đảman toàn cho người và tài sản;
b) Thực hiện cácbiện pháp cần thiết để hạn chế vàngăn ngừa các nguy hiểm có thể tiếp tục xảyra đối với công trình và thông báo kịp thời chocác tổ chức, cá nhân có thẩm quyền, có liên quan;
c) Bảo vệ hiệntrường, trừ trường hợp phải khắcphục khẩn cấp để ngăn chặn thiệthại.
2. Khi nhận đượcthông báo về sự cố công trình, các tổ chức, cánhân có thẩm quyền trong phạm vi nhiệm vụ, quyềnhạn của mình có trách nhiệm:
a) Thực hiện ngaycác biện pháp khẩn cấp để khắc phục;
b) Cơ quan quản lýnhà nước có thẩm quyền về xây dựng có tráchnhiệm chỉ định tổ chức có đủđiều kiện năng lực thực hiện việcgiám định để xác định nguyên nhân sự cốcông trình, làm rõ trách nhiệm của các chủ thể gây ra sựcố công trình.
3. Người có lỗigây ra sự cố công trình có trách nhiệm bồi thườngthiệt hại và các chi phí có liên quan hoặc bị truy cứutrách nhiệm hình sự.
Điều 85. Di dời công trình
1. Việc di dời công trìnhtừ vị trí này tới vị trí khác phải phù hợpvới quy hoạch xây dựng được duyệt, bảođảm giữ nguyên kiến trúc và chất lượngcủa công trình.
2. Trước khi di dời công trình, chủđầu tư xây dựng công trình phải xin giấyphép. Giấy phép di dời công trình do Uỷ ban nhân dân cấptỉnh cấp.
3. Nhà thầu thực hiện việc di dờicông trình phải thực hiện các biện pháp bảođảm an toàn lao động, an toàn đối vớicông trình di dời và các công trình lân cận, bảo đảmvệ sinh môi trường.
Điều 86. Phá dỡ công trình xây dựng
1. Việc phá dỡ công trình xây dựngđược thực hiện trong những trườnghợp sau đây:
a) Để giải phóng mặt bằng xâydựng công trình mới; công trình xây dựng tạmđược quy định tại khoản 2 Điều94 của Luật này;
b) Công trình có nguy cơ sụpđổ ảnh hưởng đến cộng đồngvà công trình lân cận;
c) Công trình xây dựng trong khu vực cấmxây dựng theo quy định tại khoản 1 Điều10 của Luật này;
d) Công trình xây dựng sai quy hoạch xây dựng,công trình xây dựng không có giấy phép đối vớicông trình theo quy định phải có giấy phép hoặcxây dựng sai với nội dung quy định trong giấyphép;
đ) Những trường hợp khác theoquy định của pháp luật.
2. Công tác phá dỡ công trình xây dựng phảiđáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Việc phá dỡ công trình chỉđược thực hiện theo quyết định củacơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Việc phá dỡ công trình phải thựchiện theo giải pháp phá dỡ được duyệt,bảo đảm an toàn và vệ sinh môi trường.
3. Trách nhiệm của các bên tham gia phá dỡcông trình xây dựng được quy định nhưsau:
a) Người được giao tổ chứcthực hiện việc phá dỡ công trình phải chịutrách nhiệm về việc thực hiện các quy địnhtại khoản 2 Điều này; chịu trách nhiệmtrước pháp luật và bồi thường thiệt hạido lỗi của mình gây ra;
b) Người đang sở hữu hoặcsử dụng công trình thuộc diện phải phá dỡtheo quy định tại khoản 1 Điều này phảichấp hành quyết định phá dỡ của cơ quannhà nước có thẩm quyền. Trường hợpkhông chấp hành thì bị cưỡng chế phá dỡ vàchịu mọi chi phí cho công tác phá dỡ;
c) Người có trách nhiệm quyết địnhphá dỡ công trình phải chịu trách nhiệm trướcpháp luật về hậu quả do không ra quyết định,quyết định không kịp thời, quyết địnhtrái với quy định của pháp luật.
MỤC 4
GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
Điều 87. Giám sát thi công xây dựng công trình
1. Mọi công trình xây dựngtrong quá trình thi công phải được thực hiệnchế độ giám sát.
2. Việc giám sát thicông xây dựng công trình phải được thực hiệnđể theo dõi, kiểm tra về chất lượng, khốilượng, tiến độ, an toàn lao động và vệsinh môi trường trong thi công xây dựng công trình.
3. Chủ đầutư xây dựng công trình phải thuê tư vấn giám sát hoặctự thực hiện khi có đủ điều kiệnnăng lực hoạt động giám sát thi công xây dựng.
Người thực hiệnviệc giám sát thi công xây dựng phải có chứng chỉhành nghề giám sát thi công xây dựng phù hợp với côngviệc, loại, cấp công trình.
4. Khuyến khích việcthực hiện chế độ giám sát đối vớinhà ở riêng lẻ.
Điều 88. Yêu cầu của việc giám sát thi công xây dựngcông trình
Việc giám sát thi công xây dựngcông trình phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
1. Thực hiện ngay từ khi khởi côngxây dựng công trình;
2. Thường xuyên, liên tục trong quá trìnhthi công xây dựng;
3. Căn cứ vào thiết kếđược duyệt, quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựngđược áp dụng;
4. Trung thực, khách quan, không vụ lợi.
Điều 89. Quyền và nghĩa vụ của chủđầu tư xây dựng công trình trong việc giám sát thicông xây dựng công trình
1. Chủ đầu tư xây dựng côngtrình trong việc giám sát thi công xây dựng công trình có cácquyền sau đây:
a) Được tựthực hiện giám sát khi có đủ điều kiệnnăng lực giám sát thi công xây dựng;
b) Đàm phán, ký kếthợp đồng, theo dõi, giám sát việc thực hiệnhợp đồng;
c) Thay đổi hoặcyêu cầu tổ chức tư vấn thay đổingười giám sát trong trường hợp ngườigiám sát không thực hiện đúng quy định;
d) Đình chỉ thựchiện hoặc chấm dứt hợp đồng giám sátthi công xây dựng công trình theo quy định của pháp luật;
đ) Các quyền kháctheo quy định của pháp luật.
2. Chủ đầu tư xây dựng côngtrình trong việc giám sát thi công xây dựng công trình có cácnghĩa vụ sau đây:
a) Thuê tư vấn giámsát trong trường hợp không đủ điều kiệnnăng lực giám sát thi công xây dựng để tự thựchiện;
b) Thông báo cho các bên liên quan vềquyền và nghĩa vụ của tư vấn giám sát;
c) Xử lý kịp thời những đềxuất của người giám sát;
d) Thực hiện đầy đủ cácnghĩa vụ đã thoả thuận trong hợp đồnggiám sát thi công xây dựng;
đ) Không được thông đồng hoặcdùng ảnh hưởng của mình để áp đặtlàm sai lệch kết quả giám sát;
e) Lưu trữ kết quả giám sát thi côngxây dựng;
g) Bồi thường thiệt hại khi lựachọn tư vấn giám sát không đủ điều kiệnnăng lực giám sát thi công xây dựng,nghiệm thu khối lượng không đúng, sai thiết kếvà các hành vi vi phạm khác gây thiệt hại do lỗicủa mình gây ra;
h) Các nghĩa vụ khác theo quy định củapháp luật.
Điều 90. Quyền và nghĩa vụ của nhà thầugiám sát thi công xây dựng công trình
1. Nhà thầu giám sát thi công xây dựng côngtrình có các quyền sau đây:
a) Nghiệm thu xác nhận khi công trình đãthi công bảo đảm đúng thiết kế, theo quy chuẩn,tiêu chuẩn xây dựng và bảo đảm chất lượng;
b) Yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng thựchiện theo đúng hợp đồng;
c) Bảo lưu các ý kiếncủa mình đối với công việc giám sát do mình đảmnhận;
d) Từ chối yêu cầu bất hợp lýcủa các bên có liên quan;
đ) Các quyền khác theo quy định củapháp luật.
2. Nhà thầu giám sát thi công xây dựng côngtrình có các nghĩa vụ sau đây:
a) Thực hiện công việc giám sát theođúng hợp đồng đã ký kết;
b) Không nghiệm thu khối lượng khôngbảo đảm chất lượng và các tiêu chuẩn kỹthuật theo yêu cầu của thiết kế công trình;
c) Từ chối nghiệm thu khi công trìnhkhông đạt yêu cầu chất lượng;
d) Đề xuất với chủ đầutư xây dựng công trình những bất hợp lý vềthiết kế để kịp thời sửa đổi;
đ) Mua bảo hiểm trách nhiệm nghềnghiệp;
e) Không được thôngđồng với nhà thầu thi công xây dựng, với chủđầu tư xây dựng công trình và có các hành vi vi phạmkhác làm sai lệch kết quả giám sát;
g) Bồi thường thiệt hại khilàm sai lệch kết quả giám sát đối với khốilượng thi công không đúng thiết kế, không tuân theoquy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng nhưng ngườigiám sát không báo cáo với chủ đầu tư xây dựngcông trình hoặc người có thẩm quyền xử lý,các hành vi vi phạm khác gây thiệt hại do lỗicủa mình gây ra;
h) Các nghĩa vụ khác theo quy định củapháp luật.
MỤC 5
XÂY DỰNG CÁC CÔNG TRÌNH ĐẶC THÙ
Điều 91. Công trình xây dựng đặc thù
Các công trình xây dựng đặcthù bao gồm:
1. Công trình bí mật nhà nước;
2. Công trình được xây dựng theo lệnhkhẩn cấp;
3. Công trình tạm.
Điều 92. Xây dựng công trình bí mật nhà nước
1. Công trình bí mật nhà nước đượcxây dựng theo yêu cầu phải bảo đảm bí mậttrong các hoạt động xây dựng, thuộc các lĩnhvực quốc phòng, an ninh, kinh tế, khoa học, công nghệvà các lĩnh vực khác.
2. Người đượcgiao quản lý, thực hiện xây dựng công trình bí mậtnhà nước có quyền quyết định và chịutrách nhiệm về việc thực hiện và tổ chứcthực hiện xây dựng các công trình từ giai đoạnlập dự án, khảo sát, thiết kế, thi công, giám sátthi công xây dựng công trình đến giai đoạn nghiệmthu đưa công trình vào sử dụng.
3. Chính phủ quyết định việcxây dựng từng công trình bí mật nhà nước khi cóyêu cầu xây dựng.
Điều 93. Xây dựng công trình theo lệnh khẩn cấp
1. Công trình xây dựngtheo lệnh khẩn cấp được xây dựng nhằmđáp ứng kịp thời các yêu cầu khẩn cấpvề phòng, chống thiên tai, địch họa và các yêu cầukhẩn cấp khác theo quy định của Chính phủ.
2. Ngườiđược giao quản lý thực hiện xây dựngcông trình theo lệnh khẩn cấp được tựquyết định trình tự khảo sát, thiết kế,thi công xây dựng phù hợp với yêu cầu về tình trạngkhẩn cấp, chịu trách nhiệm về việc thựchiện và tổ chức thực hiện xây dựng côngtrình này, bảo đảm đáp ứng kịp thời nhằmhạn chế tối đa thiệt hại về ngườivà tài sản có thể xảy ra.
Điều 94. Xây dựng công trình tạm
1. Công trình tạm được xây dựngvà chỉ được phép tồn tại trong một khoảngthời gian xác định.
2. Công trình tạm bao gồm:
a) Công trình tạm phục vụ thi công xây dựngcông trình chính;
b) Công trình, nhà ở riêng lẻ đượcphép xây dựng có thời hạn nằm trong quy hoạchnhưng chưa giải phóng mặt bằng xây dựng.
3. Đối với công trình xây dựng tạmphục vụ công trình xây dựng chính, chậm nhất làba mươi ngày, kể từ ngày công trình xây dựng chínhđược đưa vào sử dụng, chủ côngtrình xây dựng tạm phải tự phá dỡ, trừtrường hợp công trình xây dựng tạm phục vụcông trình xây dựng chính là công trình, khu dân cư có quy mô lớnphù hợp với quy hoạch xây dựng được duyệt.Đối với công trình, nhà ở riêng lẻ đượcphép xây dựng có thời hạn khi hết thời hạntheo quy định của giấy phép xây dựng tạm thìchủ công trình xây dựng phải tự phá dỡ; nếukhông tự giác dỡ bỏ thì bị cưỡng chế,chủ công trình xây dựng chịu mọi chi phí cho việccưỡng chế và không được đền bù.
CHƯƠNG VI
LỰA CHỌN NHÀ THẦU VÀ HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG
MỤC 1
LỰA CHỌN NHÀ THẦU XÂY DỰNG
Điều 95. Lựa chọn nhà thầu trong hoạtđộng xây dựng
1. Lựa chọn nhà thầutrong hoạt động xây dựng được thựchiện đối với các công việc, nhóm công việchoặc toàn bộ công việc lập quy hoạch chi tiếtxây dựng, lập dự án đầu tư xây dựngcông trình, khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng, giámsát và các hoạt động xây dựng khác.
2. Việc lựa chọnnhà thầu là nhằm tìm được nhà thầu chính, tổngthầu, thầu phụ có đủ điều kiệnnăng lực hoạt động xây dựng, năng lựchành nghề xây dựng phù hợp với loại và cấpcông trình.
3. Nhà thầu chính hoặctổng thầu có thể giao một phần công việc củahợp đồng cho thầu phụ. Thầu phụ phảicó đủ năng lực hoạt động xây dựng,năng lực hành nghề xây dựng tương ứng vàđược chủ đầu tư xây dựng công trìnhchấp nhận; thầu phụ không được giaotoàn bộ hoặc phần việc chính theo hợp đồngcho các nhà thầu khác.
4. Lựa chọn nhà thầu trong hoạtđộng xây dựng phải tuân theo các quy định củaLuật này và pháp luật về đấu thầu.
Điều 96. Yêu cầu lựa chọn nhà thầu trong hoạtđộng xây dựng
1. Việc lựa chọnnhà thầu phải bảo đảm những yêu cầusau đây:
a) Đáp ứngđược hiệu quả của dự án đầutư xây dựng công trình;
b) Chọn đượcnhà thầu có đủ điều kiện năng lựchoạt động xây dựng, năng lực hành nghềxây dựng phù hợp, có giá dự thầu hợp lý;
c) Khách quan, công khai, công bằng, minh bạch;
2. Người quyết định đầutư, chủ đầu tư xây dựng công trình có quyềnquyết định hình thức lựa chọn nhà thầu.
Điều 97. Các hình thức lựa chọn nhà thầutrong hoạt động xây dựng
Tuỳ theo quy mô, tính chất,nguồn vốn xây dựng công trình, người quyếtđịnh đầu tư hoặc chủ đầutư xây dựng công trình lựa chọn nhà thầu theo cáchình thức sau đây:
1. Đấu thầu rộngrãi, đấu thầu hạn chế;
2. Chỉ địnhthầu;
3. Lựa chọn nhà thầuthiết kế kiến trúc công trình xây dựng.
Điều 98. Yêu cầu đối với đấu thầutrong hoạt động xây dựng
1. Đấu thầutrong hoạt động xây dựng để lựa chọnđược nhà thầu phù hợp nhằm bảo đảmtính cạnh tranh.
2. Đấu thầuchỉ được thực hiện khi đã xác địnhđược nguồn vốn để thực hiệncông việc.
3. Không được kéo dài thời gian thựchiện đấu thầu để bảo đảm tiếnđộ, hiệu quả dự án đầu tư xây dựngcông trình.
4. Bên trúng thầu phải có phương án kỹthuật, công nghệ tối ưu, có giá dự thầu hợplý.
5. Nhà thầu trong nước tham gia đấuthầu quốc tế tại Việt Nam đượchưởng chế độ ưu đãi theo quy địnhcủa Chính phủ.
6. Không được sử dụng tưcách pháp nhân của tổ chức khác để tham gia dựthầu; dàn xếp, mua, bán thầu; dùng ảnh hưởngcủa mình làm sai lệch kết quả đấu thầuhoặc bỏ giá thầu dưới giá thành xây dựngcông trình.
Điều 99. Đấu thầu rộng rãi trong hoạtđộng xây dựng
1. Đấu thầu rộngrãi được thực hiện để lựa chọnnhà thầu thi công xây dựng công trình và không hạn chếsố lượng nhà thầu tham gia.
2. Bên mời thầu phải thông báo rộngrãi trên phương tiện thông tin đại chúng vềđiều kiện, thời gian nộp hồ sơ dựthầu.
3. Bên dự thầu chỉ đượctham dự khi có đủ điều kiện năng lựchoạt động xây dựng, năng lực hành nghềxây dựng phù hợp với loại, cấp công trình theođiều kiện thông báo của bên mời thầu.
4. Bên mời thầu phải chịu trách nhiệmcông bố trên các phương tiện thông tin đạichúng kết quả xét thầu, giá trúng thầu.
Điều 100. Đấu thầu hạnchế trong hoạt động xây dựng
1. Đấu thầu hạnchế được thực hiện để lựa chọnnhà thầu tư vấn xây dựng, nhà thầu thi công xây dựngcông trình đối với công trình xây dựng có yêu cầukỹ thuật cao và chỉ có một số nhà thầu cóđủ điều kiện năng lực hoạt độngxây dựng, năng lực hành nghề xây dựng đượcmời tham gia dự thầu.
2. Đối với dựán đầu tư xây dựng công trình, công trình sử dụngvốn nhà nước thì không cho phép 2 doanh nghiệp trởlên thuộc cùng một tổng công ty, tổng công ty vớicông ty thành viên, công ty mẹ và công ty con, doanh nghiệp liêndoanh với một bên góp vốn trong liên doanh cùng tham giađấu thầu trong một gói thầu.
Điều 101. Chỉ định thầu trong hoạtđộng xây dựng
1. Người quyếtđịnh đầu tư hoặc chủ đầutư xây dựng công trình được quyền chỉđịnh trực tiếp một tổ chức, cá nhân cóđủ điều kiện năng lực hoạt độngxây dựng, năng lực hành nghề xây dựng đểthực hiện công việc, công trình với giá hợp lýtrong các trường hợp sau đây:
a) Công trình bí mật nhànước, công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp,công trình tạm;
b) Công trình có tính chấtnghiên cứu thử nghiệm;
c) Công việc, côngtrình, hạng mục công trình xây dựng có quy mô nhỏ,đơn giản theo quy định của Chính phủ;
d) Tu bổ, tôn tạo,phục hồi các công trình di sản văn hoá, ditích lịch sử- văn hoá;
đ) Các trườnghợp đặc biệt khác được ngườicó thẩm quyền quyết định đầu tưcho phép.
2. Người có thẩmquyền chỉ định thầu phải chịu tráchnhiệm trước pháp luật về việc lựa chọnnhà thầu có đủ năng lực hoạt độngxây dựng, năng lực hành nghề xây dựng.
3. Tổ chức, cánhân được chỉ định thầu phải cóđủ năng lực hoạt động xây dựng,năng lực hành nghề xây dựng phù hợpvới công việc, loại, cấp công trình; có tài chính lànhmạnh, minh bạch.
Điều 102. Lựa chọn nhà thầu thiết kếkiến trúc công trình xây dựng
1. Việc lựa chọnnhà thầu thiết kế kiến trúc công trình xây dựngđược thực hiện đối với các côngtrình xây dựng quy định tại Điều 55 củaLuật này.
2. Tác giả củaphương án thiết kế kiến trúc được lựachọn được ưu tiên thực hiện các bướcthiết kế tiếp theo khi có đủ điều kiệnnăng lực hoạt động thiết kế xây dựng,năng lực hành nghề thiết kế xây dựngcông trình.
Điều 103. Lựa chọn tổng thầutrong hoạt động xây dựng
1. Tuỳ theo quy mô, tínhchất, loại, cấp công trình và những điều kiệncụ thể của dự án đầu tư xây dựngcông trình, người quyết định đầu tưhoặc chủ đầu tư xây dựng công trình quyếtđịnh các hình thức lựa chọn tổng thầutrong hoạt động xây dựng sau đây:
a) Tổngthầu thiết kế thực hiện toàn bộ công việcthiết kế xây dựng công trình;
b) Tổngthầu thi công thực hiện toàn bộ công việc thicông xây dựng công trình;
c) Tổng thầu thực hiện toàn bộcông việc thiết kế và thi công xây dựng công trình;
d) Tổng thầu thực hiện toàn bộcác công việc thiết kế, cung ứng vật tư thiếtbị, thi công xây dựng công trình;
đ) Tổng thầu chìa khoá trao tay thựchiện trọn gói toàn bộ các công việc từ lậpdự án đến việc thiết kế, cung ứng vậttư thiết bị, thi công xây dựng công trình.
2. Nhà thầu độc lập hoặc liêndanh dự thầu trong hoạt động xây dựng phảicó đủ điều kiện năng lực hoạtđộng xây dựng phù hợp với loại, cấpcông trình theo quy định của Luật này.
3. Trường hợp áp dụng hình thứctổng thầu quy định tại khoản 1 Điềunày thì tổng thầu phải cử người có đủđiều kiện năng lực hành nghề xây dựngđể điều phối toàn bộ công việccủa tổng thầu.
Điều 104. Quyền và nghĩa vụ của bên mờithầu
1. Bên mời thầu có các quyền sauđây:
a) Yêu cầu các bên dự thầu cung cấpthông tin cần thiết phục vụ cho việc lựa chọnnhà thầu;
b) Lựa chọn nhà thầu trúng thầu hoặchuỷ bỏ kết quả lựa chọn nhà thầu theoquy định của pháp luật về đấu thầu;
c) Các quyền khác theo quy định củapháp luật.
2. Bên mời thầu có các nghĩa vụ sauđây:
a) Lập hồ sơ mời thầu, kếhoạch đấu thầu phù hợp với nội dung củadự án đầu tư xây dựng công trình đãđược phê duyệt;
b) Kiểm tra việc kê khai năng lực hoạtđộng xây dựng, năng lực hành nghề xây dựngvà tình trạng tài chính của bên dự thầu đượclựa chọn;
c) Đáp ứng đầy đủ, kịpthời nguồn vốn để thực hiện công việctheo tiến độ;
d) Thông báo những yêu cầu cần thiếtcho các bên dự thầu và thực hiện đúng các nộidung đã thông báo;
đ) Công bố công khai đơn vịtrúng thầu và giá trúng thầu đối với các côngtrình xây dựng thuộc nguồn vốn nhà nước saukhi có kết quả lựa chọn nhà thầu;
e) Mua bảo hiểm công trình;
g) Bồi thường thiệt hại chocác nhà thầu tham gia dự thầu trong trường hợpdo lỗi của mình gây ra;
h) Chịu trách nhiệm trước pháp luậtvề những hành vi dàn xếp thầu, mua, bán thầu, tiếtlộ thông tin khi xét thầu hoặc thông đồng vớinhà thầu và những hành vi khác vi phạm pháp luật vềđấu thầu;
i) Các nghĩa vụ khác theo quy định củapháp luật.
Điều 105. Quyền và nghĩa vụ của bên dựthầu
1. Bên dự thầu cócác quyền sau đây:
a) Thamgia dự thầu độc lập hoặc liên danh vớicác nhà thầu khác để dự thầu;
b) Yêu cầu cung cấp thông tin, khảo sáthiện trường để lập hồ sơ dựthầu;
c) Khiếu nại, tố cáo khi phát hiệncác hành vi vi phạm các quy định về lựa chọnnhà thầu;
d) Các quyền khác theo quy định củapháp luật.
2. Bên dự thầu có các nghĩa vụ sauđây:
a) Lập hồ sơ dự thầu trung thực,chính xác, bảo đảm các yêu cầu của hồsơ mời thầu;
b) Chịu trách nhiệm trước pháp luậtvề hành vi vi phạm quy định tại khoản 6Điều 98 của Luật này;
c) Bồi thường thiệt hại do cáchành vi vi phạm của mình gây ra dẫn đến kéo dàiđấu thầu hoặc đấu thầu lại;
d) Thực hiện bảo lãnh dự thầutheo quy định;
đ) Các nghĩa vụ khác theo quy địnhcủa pháp luật.
Điều 106. Trách nhiệm của người quyếtđịnh đầu tư xây dựng công trình trong lựachọn nhà thầu
1. Kiểm tra, xử lýcác vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáotrong lựa chọn nhà thầu.
2. Đình chỉ việclựa chọn nhà thầu, huỷ bỏ kết quả lựachọn nhà thầu khi phát hiện có những vi phạmtrong lựa chọn nhà thầu.
3. Chịu trách nhiệm trước pháp luật,bồi thường thiệt hại do các quyết địnhcủa mình gây ra.
MỤC 2
HỢP ĐỒNG TRONG HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG
Điều 107. Hợp đồng trong hoạt độngxây dựng
1. Hợp đồngtrong hoạt động xây dựng được xác lậpcho các công việc lập quy hoạch xây dựng, lập dựán đầu tư xây dựng công trình, khảo sát xây dựng,thiết kế công trình, giám sát, thi công xây dựng công trình,quản lý dự án xây dựng công trình và các công việc kháctrong hoạt động xây dựng.
2. Hợp đồngtrong hoạt động xây dựng được xác lậpbằng văn bản phù hợp với quy định củaLuật này và các quy định khác của pháp luật cóliên quan.
3. Tuỳ theo quy mô, tínhchất của công trình, loại công việc, các mối quanhệ của các bên, hợp đồng trong hoạt độngxây dựng có thể có nhiều loại với nội dungkhác nhau.
Điều 108. Nội dung chủ yếu của hợpđồng trong hoạt động xây dựng
Hợpđồng trong hoạt động xây dựng bao gồmcác nội dung chủ yếu sau đây:
1. Nội dung công việc phải thực hiện;
2. Chất lượng và các yêu cầu kỹthuật khác của công việc;
3. Thời gian và tiến độ thựchiện;
4. Điều kiện nghiệm thu, bàn giao;
5. Giá cả, phương thức thanh toán;
6. Thời hạn bảo hành;
7. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
8. Các thoả thuận khác theo từng loạihợp đồng;
9. Ngôn ngữ sử dụng trong hợpđồng.
Điều 109. Điều chỉnh hợp đồngtrong hoạt động xây dựng
1. Hợp đồng trong hoạt độngxây dựng chỉđược điều chỉnh khiđược người quyết định đầutư cho phép trong các trường hợp sau đây:
a) Khi có sự thay đổi dự án đầutư xây dựng công trình;
b) Khi Nhà nước thay đổi các chínhsách có liên quan;
c) Các trường hợp bất khảkháng.
2. Người cho phép điều chỉnh hợpđồng phải chịu trách nhiệm trước phápluật về quyết định của mình và bồithường thiệt hại do hậu quả của việcquyết định gây ra.
Điều 110. Thưởng hợp đồng, phạt viphạm hợp đồng và giải quyết tranh chấphợp đồng trong hoạt động xây dựng
1. Việcthưởng hợp đồng, phạt vi phạm hợpđồng phải được ghi trong hợp đồng.
2. Đối vớicông trình xây dựng bằng nguồn vốn nhà nước,mức thưởng không vượt quá 12% giá trịphần hợp đồng làm lợi, mức phạt khôngvượt quá 12% giá trị hợp đồng bị vi phạm.Nguồn tiền thưởng được trích từ phầnlợi nhuận do việc sớm đưa công trình bảođảm chất lượng vào sử dụng, khai tháchoặc từ việc tiết kiệm hợp lý các khoảnchi phí để thực hiện hợp đồng.
3. Trong trường hợpxảy ra tranh chấp hợp đồng trong hoạt độngxây dựng, các bên có trách nhiệm thương lượnggiải quyết. Trường hợpkhông đạt được thoả thuận giữa cácbên, việc giải quyết tranh chấp được thựchiện thông qua hòa giải, Trọng tài hoặc Toà án giảiquyết theo quy định của pháp luật.
CHƯƠNG VII
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÂY DỰNG
Điều 111. Nội dung quản lý nhà nước vềxây dựng
1. Xây dựng và chỉđạo thực hiện chiến lược, kế hoạchphát triển các hoạt động xây dựng.
2. Banhành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạmpháp luật về xây dựng.
3. Ban hành quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng.
4. Quản lý chất lượng, lưu trữhồ sơ công trình xây dựng.
5. Cấp, thu hồi các loại giấy phéptrong hoạt động xây dựng.
6. Hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra,giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạmtrong hoạt động xây dựng.
7. Tổ chức nghiên cứu khoa học vàcông nghệ trong hoạt động xây dựng.
8. Đào tạo nguồn nhân lực cho hoạtđộng xây dựng.
9. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vựchoạt động xây dựng.
Điều 112. Cơ quan quản lý nhà nước vềxây dựng
1. Chínhphủ thống nhất quản lý nhà nước về xâydựng trong phạm vi cả nước.
2. Bộ Xây dựng chịutrách nhiệm trước Chính phủ thực hiện thốngnhất quản lý nhà nước về xây dựng.
3. Các bộ, cơ quanngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạncủa mình phối hợp với Bộ Xây dựng đểthực hiện quản lý nhà nước về xây dựng.
4. Uỷ ban nhân dân các cấpcó trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước vềxây dựng trên địa bàn theo phân cấp của Chính phủ.
Điều 113. Thanh tra xây dựng
1. Thanh tra xây dựng là thanh tra chuyên ngành vềxây dựng.
2. Tổ chức và hoạt động củathanh tra xây dựng do Chính phủ quy định.
Điều 114. Nhiệm vụ của thanh tra xây dựng
Thanh tra xây dựng có các nhiệm vụ sauđây:
1. Thanh tra việc thực hiện pháp luậtvề xây dựng;
2. Phát hiện, ngăn chặn và xử lýtheo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan nhànước có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luậtvề xây dựng;
3. Xác minh, kiến nghị cơ quan nhà nướccó thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tốcáo về xây dựng.
Điều 115. Quyền và trách nhiệm của thanh tra xây dựng
1. Thanh tra xây dựng có các quyền sauđây:
a) Yêu cầu tổ chức, cá nhân có liên quancung cấp tài liệu và giải trình những vấn đềcần thiết;
b) Yêu cầu giám định những nộidung có liên quan đến chất lượng công trình trongtrường hợp cần thiết;
c) áp dụng các biện pháp ngăn chặntheo quy định của pháp luật;
d) Lập biên bản thanh tra, xử lý theo thẩmquyền hoặc kiến nghị với cơ quan quảnlý nhà nước có thẩm quyền thực hiện các biệnpháp xử lý;
đ) Các quyền khác theo quy định củapháp luật.
2. Thanh tra xây dựng có trách nhiệm:
a) Thực hiện chức năng, nhiệmvụ, trình tự, thủ tục thanh tra theo quy định;
b) Xuất trình quyết định thanh tra,thẻ thanh tra viên với đối tượng đượcthanh tra. Việc thanh tra phải được lập thànhbiên bản;
c) Chịu trách nhiệm trước pháp luậtvề kết luận của mình và bồi thường thiệthại do kết luận sai gây ra;
d) Thực hiện các trách nhiệm khác theoquy định của pháp luật.
Điều 116. Quyền và nghĩa vụ củatổ chức, cá nhân thuộc đối tượng thanhtra
1. Tổ chức, cánhân thuộc đối tượng thanh tra có các quyềnsau đây:
a) Yêu cầu thanh tra viên hoặc đoàn thanhtra giải thích rõ các yêu cầu về thanh tra;
b) Khiếu nại, tố cáo các hành vi vi phạmpháp luật trong hoạt động thanh tra của thanh traviên.
2. Tổ chức, cá nhân thuộc đốitượng thanh tra có các nghĩa vụ sau đây:
a) Tạo điều kiện cho đoàn thanhtra, thanh tra viên thực hiện nhiệm vụ;
b) Cung cấp tài liệu, giải trình các nộidung cần thiết và chấp hành kết luận củathanh tra xây dựng.
Điều 117. Quyền khiếu nại, tốcáo, trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo
1. Cánhân có quyền khiếu nại, tố cáo; tổ chức cóquyền khiếu nại về những hành vi vi phạmquy định của Luật này với cơ quan quảnlý nhà nước có thẩm quyền về xây dựng hoặckhởi kiện tại Tòa án theo quy định của phápluật về khiếu nại, tố cáo.
2.Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền vềxây dựng các cấp có trách nhiệm giải quyết khiếunại, tố cáo của các tổ chức, cá nhân thuộcthẩm quyền của mình; trong trường hợp nhậnđược khiếu nại, tố cáo khôngthuộc thẩm quyền của mình thì có trách nhiệm chuyểnđến cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giảiquyết và thông báo bằng văn bản cho người khiếunại, tố cáo biết.
Điều 118. Khiếu nại, tố cáovà giải quyết khiếu nại, tố cáo
1. Việc khiếu nại,tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáođược thực hiện theo quy định của phápluật về khiếu nại, tố cáo.
2. Trong thời gian khiếunại, tố cáo hoặc khởi kiện, tổ chức,cá nhân vẫn phải thi hành quyết định hành chính củacơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền vềxây dựng. Khi có quyết định giải quyết khiếunại, tố cáo của cơ quan quản lý nhà nướccó thẩm quyền về xây dựng hoặc quyết định,bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luậtthì thi hành theo các quyết định, bản án đó.
CHƯƠNG VIII
KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 119. Khen thưởng
Tổ chức, cá nhâncó thành tích trong quản lý, hoạt động xây dựngthì được khen thưởng theo quy định củapháp luật.
Điều 120. Xử lý vi phạm
1. Người nào cóhành vi vi phạm pháp luật về xây dựng và quy địnhkhác của pháp luật có liên quan thì tuỳ theo tính chất,mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật,xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệmhình sự; trường hợp các hành vi vi phạm pháp luậtvề xây dựng gây thiệt hại đến lợi íchcủa Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp củatổ chức, cá nhân thì phải bồi thường thiệthại.
2. Công trình xây dựngsai quy hoạch, công trình xây dựng không có giấy phép hoặcsai với giấy phép xây dựng được cấpđối với công trình xây dựng theo quy định phảicấp giấy phép xây dựng thì phải bị phá dỡtoàn bộ hoặc phần vi phạm theo quy định.
CHƯƠNG IX
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 121. Xử lý các công trình xây dựng trướckhi Luật xây dựng có hiệu lực không phù hợp cácquy định của Luật này
Công trình xây dựngtrước khi Luật xây dựng có hiệu lực khôngphù hợp các quy định của Luật này đượcxử lý như sau:
1. Công trình xây dựngđang tồn tại phù hợp với quy hoạchnhưng chưa phù hợp về kiến trúc đượcphép tồn tại theo hiện trạng; trường hợpcải tạo, nâng cấp, sửa chữa công trình thì phảituân theo quy định của Luật này.
2. Công trình xây dựng đang tồn tạinhưng không phù hợp với quy hoạch thì đượcxử lý như sau:
a) Chủ công trình được cơ quannhà nước có thẩm quyền xem xét, cấp giấyphép xây dựng tạm có thời hạn phù hợp vớithời gian thực hiện quy hoạch khi có nhu cầu cảitạo, nâng cấp, sửa chữa;
b) Công trình được chuyển vềkhu vực đã được quy hoạch thì chủ côngtrình được đền bù, hỗ trợ theo quyđịnh của pháp luật.
3. Công trình được phép xây dựng tạmcó thời hạn nếu có yêu cầu phải di chuyểntrước thời hạn thực hiện quy hoạch hoặctrước thời hạn được ghi trong giấyphép xây dựng tạm thì được đền bù theoquy định của pháp luật.
Điều 122. Hiệu lực thi hành
Luật này có hiệu lực từ ngày 01tháng 7 năm 2004.
Điều 123. Hướng dẫn thi hành
Chính phủ quy địnhchi tiết và hướng dẫn thi hành Luật này.
Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003.
CHỦ TỊCH QUỐC HỘI
Nguyễn Văn An