QUỐC HỘI
Số: 04/2003/QH11
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 17 tháng 06 năm 2003
LUẬT THỐNG KÊ
Để nâng cao hiệu quả công tác thống kê, bảo đảm thông tin thống kêtrung thực, khách quan, chính xác, đầy đủ, kịp thời phục vụ các cơ quan nhà nướctrong việc đánh giá, dự báo tình hình, hoạch định chiến lược, chính sách, xâydựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và đáp ứng nhu cầu thông tin thống kêcủa các tổ chức, cá nhân khác; tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về công tácthống kê.
Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QHI0 ngày 25 tháng 12năm 2001 của Quốc hội Khóa X, kỳ họp thứ 10,
Luật này quy định về thống kê,
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1.Phạm vi điều chỉnh
1.Luật này quy định về hoạt động thống kê, sử dụng thông tin thống kê và hệ thốngtổ chức thống kê nhà nước:
2.Việc điều tra thống kê của các tổ chức, cá nhân ngoài hệ thống tổ chức thống kênhà nước do Chính phủ quy định.
Điều 2.Đối tượng áp dụng
Đốitượng áp dụng của Luật này bao gồm:
1.Cơ quan nhà nước, đơn vị sựnghiệp, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chứcchính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổchức xã hội - nghề nghiệp, doanh nghiệp và các đơn vị trực thuộc doanh nghiệpthuộc mọi thành phần kinh tế, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh cá thể, hộgia đình, cá nhân, các tổ chức khác của Việt Nam ở trong nước, ở nước ngoài và tổ chức, cá nhânnước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam (sau đây gọi chung là tổ chức, cánhân) cung cấp thông tin thống kê;
2.Tổ chức, cá nhân sử dụng thông tinthống kê;
3.Tổ chức thống kê, người làm côngtác thống kê.
Điều 3. Giảithích từ ngữ
TrongLuật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Hoạt động thống kê là điều tra, báo cáo, tổng hợp, phân tích và công bốcác thông tin phản ánh bản chất và tính quy luật của các hiện tượng kinh tế -xã hội trong điều kiện không gian và thời gian cụ thể do tổ chức thống kê nhà nướctiến hành.
2. Thông tin thống kê là sản phẩm của hoạt động thống kê, bao gồm số liệuthống kê và bản phân tích các số liệu đó.
3.Chỉ tiêu thống kê là tiêu chí mà biểu hiện bằng số của nó phản ánh quymô, tốc độ phát triển, cơ cấu, quan hệ tỷ lệ của hiện tượng kinh tế - xã hộitrong điều kiện không gian và thời gian cụ thể.
4.Hệ thống chỉ tiêu thống kê là tập hợp những chỉ tiêu thống kê do cơ quannhà nước có thẩm quyền ban hành.
5.Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia là tập hợp những chỉ tiêuthống kê phản ánh tình hình kinh tế - xã hội chủ yếu của đất nước.
6.Điều tra thống kê là hình thức thu thập thông tin thống kê theo phươngán điều tra.
7. Báo cáo thống kê là hình thức thu thập thông tin thống kê theo chế độbáo cáo thống kê do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
Báocáo thống kê bao gồm báo cáo thống kê cơ sở và báo cáo thống kê tổng hợp.
Điều 4. Nguyêntắc cơ bản của hoạt động thống kê
Hoạtđộng thống kê phải tuân theo các nguyên tắc cơ bản sau đây:
1.Bảo đảm tính trung thực, khách quan, chính xác, đầy đủ, kịp thời trong hoạtđộng thống kê;
2.Bảo đảm tính độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ thống kê;
3.Thống nhất về chỉ tiêu, biểu mẫu, phương pháp tính, bảng phân loại, đơn vị đo lường,niên độ thống kê và bảo đảm tính so sánh quốc tế,
4.Không trùng lặp, chồng chéo giữa các cuộc điều tra thống kê, các chế độ báo cáothống kê;
4.Công khai về phương pháp thống kê, công bố thông tin thống kê;
5.Bảo đảm quyền bình đẳng trong việc tiếp cận và sử dụng thông tin thống kê nhà nướcđã được công bố công khai;
7.Những thông tin thống kê về từng tổ chức, cá nhân chỉ được sử dụng cho mục đíchtổng hợp thống kê.
Điều 5.Ứng dụng khoa học, công nghệ vàohoạt động thống kê
Nhànước ưu tiên đầu tư, ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông và phương phápthống kê tiên tiến vào hoạt động thống kê.
Điều 6. Cáchành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thống kê
Nghiêmcấm các hành vi sau đây:
1.Không thực hiện hoặc cản trở việc thực hiện chế độ báo cáo, điều tra thống kê;
2.Khai man thông tin; báo cáo, công bố thông tin thống kê sai sự thật; ép buộc ngườikhác khai man thông tin, báo cáo, công bố thông tin thống kê sai sự thật;
3.Tiết lộ thông tin thống kê thuộc danh mục bí mật nhà nước; tiết lộ thông tinthống kê gắn với tên, địa chỉ cụ thể của từng tổ chức, cá nhân khi chưa được sựđồng ý của tổ chức, cá nhân dó;
4.Quyết định điều tra, ban hành chế độ báo cáo thống kê trái quy định của phápluật;
5.Các hành vi khác vi phạm pháp luật về thống kê.
Chương II.
HỆ THỐNG THÔNG TIN THỐNG KÊ
Điều 7.Hệ thống thông tin thống kê Hệ thống thông tin thống kê bao gồm:
1.Thông tin thống kê do hệ thống tổ chức thống kê tập trung trực tiếp thực hiệnvà tổng hợp từ thông tin thống kê do các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộcChính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao thực hiệnnhằm đáp ứng yêu cầu quản lý chung của Nhà nước;
2.Thông tin thống kê do các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Tòa ánnhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao thực hiện nhằm đáp ứng yêu cầutổng hợp của hệ thống tổ chức thống kê tập trung và yêu cầu quản lý, sử dụngcủa các cơ quan đó.
Điều 8.Thẩm quyền ban hành hệ thống chỉ tiêu thống kê.
1.Căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, Thủ tướng Chính phủban hành hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia. Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốcgia là cơ sở để phân công, phối hợp trong hoạt động thống kê, xây dựng chươngtrình điều tra thống kê quốc gia, xây dựng chế độ báo cáo thống kê tổng hợp vàchế độ báo cáo thống kê cơ sở.
2.Căn cứ vào hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quanngang Bộ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dântối cao ban hành các chỉ tiêu thống kê phục vụ yêu cầu quản lý, sử dụng thuộcngành, lĩnh vực phụ trách.
Điều 9. Bảngphân loại thống kê
1.Các bảng phân loại thống kê được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dùnglàm chuẩn mực và sử dụng thống nhất trong hoạt động thống kê, bao gồm các bảnghệ thống ngành kinh tế quốc dân, phân loại loại hình kinh tế, danh mục đơn vịhành chính, danh mục dân tộc, danh mục đơn vị kinh tế, cơ quan hành chính, đơnvị sự nghiệp, danh mục sản phẩm, hàng hóa, danh mục nghề nghiệp, danh mục giáodục đào tạo và các bảng phân loại thống kê khác.
2.Chính phủ quy định thẩm quyền ban hành các bảng phân loại thống kê, trừ cácbảng phân loại thống kê quy định tại khoản 3 Điều này.
3.Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối caoban hành các bảng phân loại thống kê thuộc ngành, lĩnh vực phụ trách.
Điều 10. Hìnhthức thu thập thông tin thống kê.
Cáchình thức chủ yếu để thu thập thông tin thống kê bao gồm điều tra thống kê vàbáo cáo thống kê.
Chương III
ĐIỀU TRA THỐNG KÊ VÀ BÁO CÁO THỐNG KÊ
Mục 1. ĐIỀU TRA THỐNG KÊ
Điều 11. Chươngtrình điều tra thống kê quốc gia
1.Căn cứ vào hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia và chế độ báo cáo thống kê tổnghợp của Nhà nước, Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Tòa án nhândân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đề nghị các cuộc điều tra thống kêdự kiến tiến hành; cơ quan thống kê trung ương tổng hợp, trình Thủ tướng Chínhphủ quyết định chương trình điều tra thống kê quốc gia dài hạn và hàng năm.
Chươngtrình điều tra thống kê quốc gia bao gồm danh mục các cuộc điều tra, thời hạnđiều tra, phân công thực hiện và các điều kiện bảo đảm thực hiện việc điều tra.
2.Chính phủ quy định việc tiến hành các cuộc điều tra ngoài chương trình điều trathống kê quốc gia.
Điều 12.Thẩm quyền quyết định điều tra thống kê
1.Thủ tướng Chính phủ quyết định các cuộc tổng điều tra thống kê.
2.Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quanngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao,Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạncủa mình quyết định các cuộc điều tra thống kê ngoài các cuộc tổng điều tra quyđịnh tại khoản 1 Điều này.
3.Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vinhiệm vụ, quyền hạn của mình quyết định các cuộc điều tra thống kê theo yêu cầuquản lý của địa phương ngoài các cuộc điều tra quy định tại khoản 1 và khoản 2Điều này.
Điều 13.Phương án điều tra thống kê
1.Mỗi cuộc điều tra thống kê phải có phương án điều tra thống kê.
2.Phương án điều tra thống kê bao gồm các quy định và hướng dẫn về mục đích, yêucầu, phạm vi, đối tượng, đơn vị, nội dung, phương pháp điều tra, thời điểm,thời gian điều tra, cơ quan tiến hành điều tra và lực lượng thực hiện điều tra,tổng hợp, phân tích, công bố kết quả điều tra, kinh phí và các điều kiện vậtchất khác bảo đảm thực hiện, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan.
3.Người quyết định điều tra thống kê quyết định phương án điều tra thống kê. Phươngán điều tra thống kê của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Tòa ánnhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thànhphố trực thuộc Trung ương trước khi được quyết định phải có sự thẩm định vềchuyên môn, nghiệp vụ của cơ quan thống kê trung ương.
Điều 14. Kinhphí điều tra thống kê
1. Kinh phí thực hiện các cuộc điều tra thống kê do ngân sách nhà nước bảo đảmtheo quy mô, tính chất của từng cuộc điều tra.
2.Việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí điều tra thống kê đượcthực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
Điều 15.Quyền và nghĩa vụ của cơ quan tiến hành điều tra và người thực hiện điều trathống kê
Cơquan tiến hành điều tra thống kê có quyền và nghĩa vụ sau đây:
a)Chỉ đạo, tổ chức và kiểm tra việc thực hiện phương án điều tra thống kê;
Tổchức tổng hợp, phân tích, công bố kết quả điều tra thống kê.
2.Người thực hiện điều tra thống kê có quyền và nghĩa vụ sau dây:
a)Được tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ điều tra thống kê;
b)Thực hiện điều tra theo đúng phương án điều tra thống kê.
3.Cơ quan tiến hành điều tra và người thực hiện điều tra thống kê phải chịu tráchnhiệm về tính khách quan và chính xác của thông tin điều tra, giữ bí mật thôngtin theo quy định của Luật này.
Điều 16.Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân được điều tra thống kê
Tổchức, cá nhân được điều tra thống kê có quyền và nghĩa vụ sau đây:
1.Được thông báo về quyết định điều tra thống kê;
2.Cung cấp thông tin trung thực, đầy đủ và đúng thời hạn theo yêu cầu của ngườithực hiện điều tra thống kê;
3.Khiếu nại, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về điều tra thống kê.
Mục 2. CHẾ BÁO CÁO THỐNG KÊ CƠ SỞ
Điều 17.Chế độ báo cáo thống kê cơ sở
Chế độ báo cáo thống kê cơ sở bao gồm các quyđịnh về đối tượng thực hiện, phạm vi, nội dung báo cáo, kỳ hạn, thời hạn thựchiện, nơi nhận báo cáo do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành để thu thậpthông tin thống kể từ các chứng từ, sổ ghi chép số liệu ban đầu.
Điều 18.Thẩm quyền ban hành chế độ báo cáo thống kê cơ sở
1.Thủ tướng Chính phủ ban hành chế độ báo cáo thống kê cơ sở để thu thập thôngtin thống kê đối với những chỉ tiêu thống kê quốc gia do cơ quan thống kê trungương được phân công thực hiện.
2.Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Việntrưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ban hành chế độ báo cáo thống kê cơ sở đểthu thập thông tin thống kê đối với những chỉ tiêu thống kê quốc gia được phâncông thực hiện và các chỉ tiêu thống kê thuộc ngành, lĩnh vực phụ trách sau khicó sự thẩm định về chuyên môn, nghiệp vụ của cơ quan thống kê trung ương.
Điều 19. Quyềnvà nghĩa vụ của tổ chức thực hiện chế độ báo cáo thống kê cơ sở.
Tổchức thực hiện chế độ báo cáo thống kê cơ sở có quyền và nghĩa vụ sau đây:
1.Ghi chép, tổng hợp số liệu, lập và nộp báo cáo theo quy định của chế độ báo cáothống kê cơ sở;
2.Lập báo cáo thống kê cơ sở trung thực, chính xác, đầy đủ trên cơ sở các chứngtừ và sổ ghi chép số liệu ban đầu; tính toán, tổng hợp các chỉ tiêu đúng nộidung và phương pháp theo quy định của chế độ báo cáo thống kê cơ sở;
3.Khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính khi có căn cứ cho rằngquyết định, hành vi đó vi phạm quy định của pháp luật về chế độ báo cáo thốngkê cơ sở.
Mục 3. CHẾ ĐỘ BÁO CÁO THỐNG KÊ TỔNG HỢP
Điều 20.Chế độ báo cáo thống kê tổng hợp
Chế độ báo cáo thống kê tổng hợp bao gồm cácquy định về đối tượng thực hiện, phạm vi, nội dung báo cáo, kỳ hạn, thời hạnthực hiện, nơi nhận báo cáo do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành để tổnghợp thông tin thống kê từ các báo cáo thống kê cơ sở, báo cáo tài chính, kếtquả các cuộc điều tra thống kê và các nguồn thông tin khác
Điều 21.Thẩm quyền ban hành chế độ báo cáo thống kê tổng hợp
1.Thủ tướng Chính phủ ban hành chế độ báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng đối vớiBộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.
2.Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ ban hành chế độ báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng đối với cơ quanchuyên môn của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, huyện,quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thuộc ngành, lĩnh vực phụ trách sau khi cósự thẩm định về chuyên môn, nghiệp vụ của cơ quan thống kê trung ương.
3.Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối caoban hành chế độ báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng đối với hệ thống tòa án, việnkiểm sát sau khi có sự thẩm định về chuyên môn, nghiệp vụ của cơ quan thống kêtrung ương.
Điều 22.Quyền và nghĩa vụ của cơ quan thực hiện chế độ báo cáo thống kê tổng hợp
Cơ quan thực hiện chế độ báo cáothống kê tổng hợp có quyền và nghĩa vụ sau đây:
1.Tổ chức thu thập, tổng hợp số liệu, lập và nộp báo cáo theo quy định của chế độbáo cáo thống kê tổng hợp;
2.Lập báo cáo thống kê tổng hợp trung thực, chính xác, đầy đủ trên cơ sở số liệucủa các cuộc điều tra thống kê, báo cáo tài chính, báo cáo thống kê cơ sở vàcác nguồn thông tin khác; tính toán, tổng hợp các chỉ tiêu đúng nội dung và phươngpháp theo quy định của chế độ báo cáo thống kê tổng hợp;
3.Khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính khi có căn cứ cho rằngquyết định, hành vi đó vi phạm quy định của pháp luật về chế độ báo cáo thốngkê tổng hợp.
Điều 23. Quyền khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu thống kê
1.Tổ chức thống kê tập trung cóquyền khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu thống kê ban đầu của cơ quan thực hiệnchế độ báo cáo thống kê tổng hợp. Cơ quan thực hiện chế độ báo cáo thống kê tổng hợp có trách nhiệm cungcấp thông tin thuộc cơ sở dữ liệu thống kê ban đầu do mình quản lý theo yêu cầucủa tổ chức thống kê tập trung.
2.Cơ quan thực hiện chế độ báo cáothống kê tổng hợp được tổ chức thống kê tập trung cung cấp trở lại thông tinthống kê tổng hợp và được quyền khai thác cơ sở dữ liệu thống kê tổng hợp cóliên quan của tổ chức thống kê tập trung.
Chương IV
CÔNG BỐ VÀ SỬ DỤNG THÔNG TIN THỐNG KÊ
Điều 24. Côngbố thông tin thống kê
1.Thông tin thống kê do tổ chức thống kê nhà nước tiến hành phải được công bốcông khai, đúng thời hạn, trừ những thông tin thống kê phải được giữ bí mật quyđịnh tại Điều 27 của Luật này.
Chínhphủ quy định cụ thể về thời hạn, phương tiện và phạm vi công bố thông tin thốngkê.
2.Thông tin thống kê do người có thẩm quyền quy định tại Điều 25 của Luật nàycông bố là thông tin thống kê có giá trị pháp lý.
Điều 25.Thẩm quyền công bố thông tin thống kê
1.Thủ trưởng cơ quan thống kê trung ương công bố thông tin thống kê thuộc hệthống chỉ tiêu thống kê quốc gia.
2.Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quanngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao,Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao công bố thông tin thống kê thuộcngành, lĩnh vực phụ trách ngoài các thông tin thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêuthống kê quốc gia.
3.Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương công bố thôngtin thống kê từ kết quả các cuộc điều tra thống kê quy định tại khoản 3 Điều 12của Luật này.
Điều 26.Sử dụng thông tin thống kê
Việctrích dẫn, sử dụng thông tin thống kê phải trung thực và ghi rõ nguồn gốc củathông tin.
Điều 27.Bảo mật thông tin thống kê Thông tin thống kê phải được giữ bí mật bao gồm:
1.Thông tin thống kê gắn với tên, dịa chỉ cụ thể của từng tổ chức, cá nhân, trừtrường hợp được tổ chức, cá nhân đó đồng ý cho công bố,
2.Những thông tin thống kê thuộc danh mục bí mật nhà nước.
Chương V
TỔ CHỨC THỐNG KÊ
Điều 28.Hệ thống tổ chức thống kê nhà nước
Hệ thống tổ chức thống kê nhà nước bao gồmhệ thống tổ chức thống kê tập trung, tổ chức thống kê Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơquan thuộc Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.
Điều 29. Hệthống tổ chức thống kê tập trung
1.Hệ thống tổ chức thống kê tập trung được tổ chức theo ngành dọc gồm cơ quanthống kê trung ương và các cơ quan thống kê địa phương.
2.Chính phủ quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của hệ thống tổchức thống kê tập trung.
Điều 30.Thống kê Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Tòa án nhân dân tốicao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao
1.Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ,Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao cótrách nhiệm tổ chức thực hiện công tác thống kê theo quy định của Luật này.
2.Chính phủ quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức thống kê Bộ, cơ quan ngangBộ, cơ quan thuộc Chính phủ.
3.Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối caotheo thẩm quyền quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức thống kê của hệthống tòa án, viện kiểm sát.
Điều 31.Thống kê xã, phường, thị trấn
Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn có tráchnhiệm tổ chức thực hiện công tác thống kê phục vụ yêu cầu quản lý của xã, phường,thị trấn; thực hiện các cuộc điều tra thống kê và chế độ báo cáo thống kê củaNhà nước.
Điều 32.Thống kê doanh nghiệp, cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp
Doanhnghiệp, cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp có trách nhiệm tổ chức thực hiệncông tác thống kê phục vụ yêu cầu quản lý của doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị;gửi báo cáo tài chính cho cơ quan thống kê thuộc hệ thống tổ chức thống kê tậptrung; thực hiện các cuộc điều tra thống kê và chế độ báo cáo thống kê của Nhànước.
Điều 33.Người làm công tác thống kê.
1.Người làm công tác thống kê bao gồm người làm công tác thống kê trong hệ thốngtổ chức thống kê nhà nước, người làm thống kê ở xã, phường, thị trấn, người làm thống kê ở doanh nghiệp, cơ quan hànhchính, đơn vị sự nghiệp và người được trưng tập thực hiện điều tra thống kê.
2.Người làm công tác thống kê phải có các tiêu chuẩn sau đây:
a)Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp,trung thực, khách quan, có ý thức chấp hành pháp luật;
b)Có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ thống kê.
3.Người làm công tác thống kê độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ thống kê.
4.Người làm công tác thống kê có trách nhiệm tuân thủ các quy định của pháp luậtvề thống kê, thực hiện và chịu trách nhiệm về các công việc được phân công.
Chương VI
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THỐNG KÊ
Mục 1.
NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VÀ CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀTHỐNG KÊ
Điều 34.Nội dung quản lý nhà nước về thống kê
Nộidung quản lý nhà nước về thống kê bao gồm:
1.Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển côngtác thống kê, hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia, chương trình điều tra thốngkê quốc gia;
2.Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về thống kê;
3.Phổ biến, giáo dục pháp luật về thống kê;
4.Quản lý việc công bố thông tin thống kê;
5.Xây dựng tổ chức thống kê, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ thống kê;
6.Tổ chức nghiên cứu khoa học, ứngdụng công nghệ tiên tiến vào hoạt động thống kê;
7.Hợp tác quốc tế về thống kê;
8.Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về thống kê, xử lý vi phạm phápluật về thống kê;
9.Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thống kê theo quy định của pháp luật.
Điều 35. Cơquan quản lý nhà nước về thống kê
1.Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về thống kê.
2.Cơ quan thống kê trung ương giúpChính phủ thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thuộc nội dung quản lý nhà nước vềthống kê theo quy định của Chính phủ.
3.Bộ, cơ quan ngang Bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệmquản lý nhà nước về thống kê trong ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách.
4.Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi nhiệm vụ,quyền hạn của mình có trách nhiệm quản lý nhà nước về thống kê tại địa phương.
Mục 2. THANH TRA THỐNG KÊ
Điều 36.Thanh tra thống kê
1.Thanh tra thống kê là thanh tra chuyên ngành về thống kê. Thanh tra thống kê cónhiệm vụ thanh tra việc chấp hành pháp luật về thống kê; phát hiện, ngăn chặnvà xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạmpháp luật về thống kê; kiến nghị các biện pháp bảo đảm thi hành pháp luật vềthống kê.
2.Tổ chức và hoạt động của thanh trathống kê do Chính phủ quy định
Điều 37.Quyền và trách nhiệm của thanh tra thống kê
Khitiến hành thanh tra, đoàn thanh tra hoặc thanh tra viên có quyền và trách nhiệmsau đây:
1.Xuất trình quyết định thanh tra và thẻ thanh tra viên;
2.Yêu cầu đối tượng thanh tra, các bên có liên quan cung cấp tài liệu, chứng cứvà trả lời những vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra;
3.Lập biên bản thanh tra, kiến nghị biện pháp giải quyết đối với những sai phạm;
4.Áp dụng các biện pháp ngăn chặnvà xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật;
5.Thực hiện đúng trình tự, thủ tục thanh tra, không gây phiền hà, sách nhiễu, làmcản trở hoạt động sản xuất, kinh doanh và hoạt động bình thường của đối tượngthanh tra;
6.Báo cáo với cơ quan có thẩm quyền về kết quả thanh tra và kiến nghị biện phápgiải quyết;
7.Tuân thủ pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết luận thanh tra vàbiện pháp xử lý do mình quyết định;
8.Giữ bí mật tài liệu thanh tra theo quy định của pháp luật.
Điều 38.Quyền và nghĩa vụ của đối tượng thanh tra thống kê
Đốitượng thanh tra có quyền và nghĩa vụ sau đây:
1.Yêu cầu đoàn thanh tra, thanh tra viên xuất trình quyết định thanh tra, thẻthanh tra viên và thực hiện đúng quy định của pháp luật về thanh tra,
2.Tạo điều kiện để đoàn thanh tra và thanh tra viên thực hiện nhiệm vụ;
3.Cung cấp tài liệu, chứng cứ và trả lời các vấn đề có liên quan đến nội dungthanh tra theo yêu cầu của đoàn thanh tra, thanh tra viên;
4.Chấp hành các quyết định xử' lý của đoàn thanh tra, thanh tra viên theo quyđịnh của pháp luật;
5.Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về quyết địnhthanh tra, hành vi của thanh tra viên và kết luận, quyết định của thanh trathống kê mà mình có căn cứ cho là không đúng pháp luật;
6.Yêu cầu bồi thường thiệt hại do các biện pháp xử lý không đúng pháp luật củađoàn thanh tra hoặc thanh tra viên gây ra.
Chương VII
KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 39. Khenthưởng.
Tổchức, cá nhân có thành tích trong công tác thống kê thì được khen thưởng theoquy định của pháp luật.
Điều 40.Xử lý vi phạm
Tổchức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về thống kê thì tùy theo tính chất,mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứutrách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thueoèng theo quy định củapháp luật.
Chương VIII
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 41.Hiệu lực thi hành
1.Luật này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2004.
2.Pháp lệnh Kế toán thống kê ngày 10 tháng 5 năm 1988 hết hiệu lực kể từ ngàyLuật này có hiệu lực.
Điều 42.Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
Chínhphủ, Toà án nhân dân Tối cao, Viên kiểm sát nhân dân tối cao quy định chi tiếtvà hướng dẫn thi hành Luật này.
Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt NamKhoá XI, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 7 tháng 6 năm 2003./.
CHỦ TỊCH QUỐC HỘI
Nguyễn Văn An