Như vậy, có thể thấy chức năng chính của Văn phòng đại diện là “đại diện” cho doanh nghiệp để giao dịch (làm việc, tiếp xúc …) với các đối tác, khách hàng … qua đó tìm kiếm cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp.
Tuy là đơn vị phụ thuộc, Văn phòng đại diện vẫn có tư cách pháp nhân và được tổ chức, hoạt động theo nguyên tắc chặt chẽ, phù hợp với qui định của pháp luật. Mỗi Văn phòng đại diện phải có người đứng đầu (gọi là Trưởng Văn phòng đại diện), là người đại diện theo pháp luật và văn phòng đại diện phải có địa chỉ, nơi làm việc cụ thể, có con dấu riêng …
Mọi doanh nghiệp khi thành lập Văn phòng đại diện phải đăng ký và được Sở Kế hoạch & Đầu tư cấp Giấy chứng nhận thành lập thì mới có tư cách pháp lý.
Nhìn chung, Văn phòng đại diện không được trực tiếp thực hiện các hoạt động kinh doanh như mua bán hàng hóa, ký kết hợp đồng … Tuy nhiên, trong từng trường hợp cụ thể, giám đốc công ty có thể ủy quyền cho Trưởng Văn phòng đại diện ký hợp đồng kinh tế với khách hàng.
Chính vì vậy, khi Quí vị có cơ hội ký kết hợp đồng với một Văn phòng đại diện thì nhất thiết phải kiểm tra và xác định rõ trong trường hợp của mình, Trưởng Văn phòng đại diện đã được ủy quyền và có đủ tư cách để ký kết hợp đồng hay không. Nếu cứ “ký đại”, thì khi xảy ra tranh chấp, hợp đồng này có khả năng sẽ bị tuyên vô hiệu.
Theo qui định, doanh nghiệp có quyền và có thể lập một hoặc nhiều văn phòng đại diện tại một địa phương theo địa giới hành chính. Doanh nghiệp cũng có thể thành lập văn phòng đại diện ở nước ngoài. ( Thủ tục thành lập Văn phòng đại diện ở nước ngoài do luật pháp nước sở tại qui định).
(Theo Luật doanh nghiệp)
Thuật ngữ pháp lý Ecolaw là sản
phẩm trí tuệ của Công ty luật hợp danh Ecolaw, do các luật sư biên soạn theo
quy định của pháp luật hiện hành, có ý nghĩa và chỉ nên xem là tư liệu tham
khảo. Công ty luật hợp danh Ecolaw không chịu trách nhiệm trong trường hợp quí
vị sử dụng vào các mục đích khác.
|
CÔNG TY LUẬT HỢP DANH ECOLAW – ĐỊA CHỈ TIN CẬY CỦA MỌI NGƯỜI
|