Monday, July 21, 2014

Luật kinh doanh bảo hiểm

Luật này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 4 năm 2001. Luật này điều chỉnh tổ chức và hoạt động kinh doanh bảo hiểm, xác địnhquyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm. Sau đó, năm 2010 QH có ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm (xem phần cuối).










QUỐC HỘI
Số: 24/2000/QH10
                                                                  CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
                                                                                    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 09 tháng 12 năm 2000                          

LUẬT KINH DOANH BẢO HIỂM

Để bảo vệ quyền vàlợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm; đẩy mạnh hoạt độngkinh doanh bảo hiểm; góp phần thúc đẩy và duy trì sự phát triển bền vững củanền kinh tế - xã hội, ổn định đời sống nhân dân; tăng cường hiệu lực quản lýNhà nước đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm;

Căn cứ vào Hiếnpháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992;

Luật này quy địnhvề kinh doanh bảo hiểm,



Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1.Phạm vi điều chỉnh.

1.Luật này điều chỉnh tổ chức và hoạt động kinh doanh bảo hiểm, xác địnhquyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm.

2.Luật này không áp dụng đối với bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tiềngửi và các loại bảo hiểm khác do Nhà nước thực hiện không mang tính kinh doanh.

Điều 2.Áp dụng Luật Kinh doanh bảohiểm, pháp luật có liên quan, điều ước quốc tế, tập quán quốc tế.

1.Tổ chức và hoạt động kinh doanh bảo hiểm trên lãnh thổ Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam phải tuân thủ quy định của Luật này và các quy định khác củapháp luật có liên quan.

2.Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kếthoặc tham gia có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy địnhcủa điều ước quốc tế đó.

3.Các bên tham gia bảo hiểm có thể thỏa thuận áp dụng tập quán quốc tế, nếu tậpquán đó không trái với pháp luật Việt Nam.

Điều 3.Giải thích từ ngữ.

TrongLuật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1.Kinh doanh bảo hiểm là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục đích sinhlợi, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm,trên cơ sở bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm trả tiềnbảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy rasự kiện bảo hiểm.

2.Kinh doanh tái bảo hiểm là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục đíchsinh lợi, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm nhận một khoản phí bảo hiểm của doanhnghiệp bảo hiểm khác để cam kết bồi thường cho các trách nhiệm đã nhận bảohiểm.

3.Hoạt động đại lý bảo hiểm là hoạt động giới thiệu, chào bán bảo hiểm, thu xếpviệc giao kết hợp đồng bảo hiểm và các công việc khác nhằm thực hiện hợp đồngbảo hiểm theo ủy quyền của doanh nghiệp bảo hiểm.

4.Hoạt động môi giới bảo hiểm là việc cung cấp thông tin, tư vấn cho bên mua bảohiểm về sản phẩm bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm, mức phí bảo hiểm, doanh nghiệpbảo hiểm và các công việc liên quan đến việc đàm phán, thu xếp và thực hiện hợpđồng bảo hiểm theo yêu cầu của bên mua bảo hiểm.

5.Doanh nghiệp bảo hiểm là doanh nghiệp được thành lập, tổ chức và hoạt động theoquy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan để kinhdoanh bảo hiểm, tái bảo hiểm.

6.Bên mua bảo hiểm là tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng bảo hiểm với doanhnghiệp bảo hiểm và đóng phí bảo hiểm. Bên mua bảo hiểm có thể đồng thời là ngườiđược bảo hiểm hoặc người thụ hưởng.

7.Người được bảo hiểm là tổ chức, cá nhân có tài sản, trách nhiệm dân sự, tínhmạng được bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm. Người được bảo hiểm có thể đồng thờilà người thụ hưởng.

8.Người thụ hưởng là tổ chức, cá nhân được bên mua bảo hiểm chỉ định để nhận tiềnbảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm con người.

9.Quyền lợi có thể được bảo hiểm là quyền sở hữu, quyền chiếm hữu, quyền sử dụng,quyền tài sản; quyền, nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng đối với đối tượng được bảohiểm.

10.Sự kiện bảo hiểm là sự kiện khách quan do các bên thỏa thuận hoặc pháp luật quyđịnh mà khi sự kiện đó xảy ra thì doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểmcho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm.

11.Phí bảo hiểm là khoản tiền mà bên mua bảo hiểm phải đóng cho doanh nghiệpbảo hiểm theo thời hạn và phương thức do các bên thỏa thuận trong hợp đồng bảohiểm.

12.Bảo hiểm nhân thọ là loại nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảohiểm sống hoặc chết.

13.Bảo hiểm sinh kỳ là nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm sốngđến một thời hạn nhất định, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảohiểm cho người thụ hưởng, nếu người được bảo hiểm vẫn sống đến thời hạn đượcthỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.

14.Bảo hiểm tử kỳ là nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm chếttrong một thời hạn nhất định, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảohiểm cho người thụ hưởng, nếu người được bảo hiểm chết trong thời hạn được thỏathuận trong hợp đồng bảo hiểm.

15.Bảo hiểm hỗn hợp là nghiệp vụ bảo hiểm kết hợp bảo hiểm sinh kỳ và bảo hiểmtử kỳ.

16.Bảo hiểm trọn đời là nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm chếtvào bất kỳ thời điểm nào trong suốt cuộc đời của người đó.

17.Bảo hiểm trả tiền định kỳ là nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảohiểm sống đến một thời hạn nhất định; sau thời hạn đó doanh nghiệp bảo hiểmphải trả tiền bảo hiểm định kỳ cho người thụ hưởng theo thỏa thuận trong hợpđồng bảo hiểm.

18.Bảo hiểm phi nhân thọ là loại nghiệp vụ bảo hiểm tài sản, trách nhiệm dân sự vàcác nghiệp vụ bảo hiểm khác không thuộc bảo hiểm nhân thọ.

Điều 4.Bảo đảm của Nhà nước đối với kinh doanh bảo hiểm.

1.Nhà nước bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân tham gia bảohiểm và các tổ chức kinh doanh bảo hiểm.

2.Nhà nước đầu tư vốn và các nguồn lực khác để doanh nghiệp nhà nước kinh doanhbảo hiểm phát triển, giữ vai trò chủ đạo trên thị trường bảo hiểm.

3.Nhà nước có chính sách phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam, chính sách ưuđãi đối với các nghiệp vụ bảo hiểm phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xãhội, đặc biệt là chương trình phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp.

Điều 5.Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm.

Nhànước thống nhất quản lý, có chính sách mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vựckinh doanh bảo hiểm trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, cùng cólợi theo hướng đa phương hóa, đa dạng hóa; khuyến khích các doanh nghiệp bảohiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài thu hút các nhà đầu tư nướcngoài đầu tư vốn vào Việt Nam và tái đầu tư lợi nhuận thu được từ hoạt độngkinh doanh bảo hiểm phục vụ công cuộc phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam;tạo điều kiện để doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm tăng cườnghợp tác với nước ngoài nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh bảo hiểm.

Điều 6.Những nguyên tắc cơ bản trong hoạt động bảo hiểm.

1.Tổ chức, cá nhân có nhu cầu bảo hiểm chỉ được tham gia bảo hiểm tại doanhnghiệp bảo hiểm hoạt động ở Việt Nam.

2.Doanh nghiệp bảo hiểm phải bảo đảm các yêu cầu về tài chính để thực hiện cáccam kết của mình đối với bên mua bảo hiểm.

Điều 7.Các loại nghiệp vụ bảo hiểm.

1.Bảo hiểm nhân thọ bao gồm:

ạ)Bảo hiểm trọn đời;

b)Bảo hiểm sinh kỳ;

c)Bảo hiểm tử kỳ;

d)Bảo hiểm hỗn hợp;

đ)Bảo hiểm trả tiền định kỳ;

e)Các nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ khác do Chính phủ quy định.

2.Bảo hiểm phi nhân thọ bao gồm:

a)Bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm tai nạn con người;

b)Bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thiệt hại;

c)Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển đường bộ, đường biển, đường sông, đường sắt và đườngkhông;

d)Bảo hiểm hàng không;

đ)Bảo hiểm xe cơ giới;

e)Bảo hiểm cháy, nổ;

g)Bảo hiểm thân tầu và trách nhiệm dân sự của chủ tầu;

h)Bảo hiểm trách nhiệm chung;

i)Bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính;

k)Bảo hiểm thiệt hại kinh doanh;

l)Bảo hiểm nông nghiệp;

m)Các nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ khác do Chính phủ quy định.

3.Bộ Tài chính quy định danh mục chi tiết các sản phẩm bảo hiểm.

Điều 8. Bảohiểm bắt buộc.

1.Bảo hiểm bắt buộc là loại bảo hiểm do pháp luật quy định về điều kiện bảohiểm, mức phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tối thiểu mà tổ chức, cá nhân tham giabảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ thực hiện.

Bảohiểm bắt buộc chỉ áp dụng đối với một số loại bảo hiểm nhằm mục đích bảo vệ lợiích công cộng và an toàn xã hội.

2.Bảo hiểm bắt buộc bao gồm:

a)Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, bảo hiểm trách nhiệm dân sự củangười vận chuyển hàng không đối với hành khách;

b)Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với hoạt động tư vấn pháp luật;

c)Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm;

d)Bảo hiểm cháy, nổ.

3.Căn cứ vào nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội từng thời kỳ, Chính phủ trình Uỷban Thường vụ Quốc hội quy định loại bảo hiểm bắt buộc khác.

Điều 9. Tái bảo hiểm.

1.Doanh nghiệp bảo hiểm có thể tái bảo hiểm cho các doanh nghiệp bảo hiểmkhác, kể cả doanh nghiệp bảo hiểm ở nước ngoài.

2.Trong trường hợp tái bảo hiểm cho các doanh nghiệp bảo hiểm ở nước ngoài, doanhnghiệp bảo hiểm phải tái bảo hiểm một phần trách nhiệm đã nhận bảo hiểm chodoanh nghiệp kinh doanh tái bảo hiểm trong nước theo quy định của Chính phủ.

Điều 10.Hợp tác và cạnh tranh trong kinh doanh bảo hiểm.

1.Doanh nghiệp bảo hiểm, đại lý bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được hợptác và cạnh tranh hợp pháp trong kinh doanh bảo hiểm.

2.Nghiêm cấm các hành vi sau đây:

a)Thông tin, quảng cáo sai sự thật về nội dung, phạm vi hoạt động, điều kiện bảohiểm làm tổn hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của bên mua bảo hiểm;

b)Tranh giành khách hàng dưới các hình thức ngăn cản, lôi kéo, mua chuộc, đe dọanhân viên hoặc khách hàng của doanh nghiệp bảo hiểm, đại lý bảo hiểm, doanhnghiệp môi giới bảo hiểm khác;

c)Khuyến mại bất hợp pháp;

d)Các hành vi cạnh tranh bất hợp pháp khác.

Điều 11.Quyền tham gia các tổ chức xã hội - nghề nghiệp về kinh doanh bảo hiểm.

Doanhnghiệp bảo hiểm, đại lý bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được tham giacác tổ chức xã hội - nghề nghiệp về kinh doanh bảo hiểm nhằm mục đích pháttriển thị trường bảo hiểm, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của thành viên theoquy định của pháp luật.

Chương II

HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM

Mục 1.

QUY ĐỊNH CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM

Điều 12.Hợp đồng bảo hiểm.

1.Hợp đồng bảo hiểm là sự thỏa thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảohiểm, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểmphải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảohiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.

2.Các loại hợp đồng bảo hiểm bao gồm:

a)Hợp đồng bảo hiểm con người;

b)Hợp đồng bảo hiểm tài sản;

c)Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự.

3.Hợp đồng bảo hiểm hàng hải được áp dụng theo quy định của Bộ luật Hàng hải; đốivới những vấn đề mà Bộ luật Hàng hải không quy định thì áp dụng theo quy địnhcủa Luật này.

4.Những vấn đề liên quan đến hợp đồng bảo hiểm không quy định trong Chương này đượcáp dụng theo quy định của Bộ luật Dân sự và các quy định khác của pháp luật cóliên quan.

Điều 13. Nộidung của hợp đồng bảo hiểm.

1.Hợp đồng bảo hiểm phải có những nội dung sau đây:

a)Tên, địa chỉ của doanh nghiệp bảo hiểm, bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểmhoặc người thụ hưởng;

b)Đối tượng bảo hiểm;

c)Số tiền bảo hiểm, giá trị tài sản được bảo hiểm đối với bảo hiểm tài sản;

d)Phạm vi bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm, điều khoản bảo hiểm;

đ)Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm;

e)Thời hạn bảo hiểm;

g)Mức phí bảo hiểm, phương thức đóng phí bảo hiểm;

h)Thời hạn, phương thức trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường;

i)Các quy định giải quyết tranh chấp;

k)Ngày, tháng, năm giao kết hợp đồng.

2.Ngoài những nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, hợp đồng bảo hiểm cóthể có các nội dung khác do các bên thỏa thuận.

Điều 14. Hìnhthức hợp đồng bảo hiểm.

Hợpđồng bảo hiểm phải được lập thành văn bản.

Bằngchứng giao kết hợp đồng bảo hiểm là giấy chứng nhận bảo hiểm, đơn bảo hiểm,điện báo, telex, fax và các hình thức khác do pháp luật quy định.

Điều 15. Thờiđiểm phát sinh trách nhiệm bảo hiểm.

Tráchnhiệm bảo hiểm phát sinh khi hợp đồng bảo hiểm đã được giao kết hoặc khi cóbằng chứng doanh nghiệp bảo hiểm đã chấp nhận bảo hiểm và bên mua bảo hiểm đãđóng phí bảo hiểm, trừ trường hợp có thoả thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm.

Điều 16. Điềukhoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm.

1.Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm quy định trường hợp doanh nghiệp bảohiểm không phải bồi thường hoặc không phải trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiệnbảo hiểm.

2.Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm phải được quy định rõ trong hợp đồngbảo hiểm.

Doanhnghiệp bảo hiểm phải giải thích rõ cho bên mua bảo hiểm khi giao kết hợp đồng.

3.Không áp dụng điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm trong các trường hợp sauđây:

a)Bên mua bảo hiểm vi phạm pháp luật do vô ý;

b)Bên mua bảo hiểm có lý do chính đáng trong việc chậm thông báo cho doanh nghiệpbảo hiểm về việc xảy ra sự kiện bảo hiểm.

Điều 17.Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm.

1.Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền:

a)Thu phí bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm;

b)Yêu cầu bên mua bảo hiểm cung cấp đầy đủ trung thực thông tin liên quan đếnviệc giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm;

c)Đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo quy định tại khoản 2 Điều19, khoản 2 Điều 20, khoản 2 Điều 35 và khoản 3 Điều 50 của Luật này;

d)Từ chối trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc từ chối bồi thường cho ngườiđược bảo hiểm trong trường hợp không thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm hoặc trườnghợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm;

đ)Yêu cầu bên mua bảo hiểm áp dụng các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất theoquy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;

e)Yêu cầu người thứ ba bồi hoàn số tiền bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm đã bồithường cho người được bảo hiểm do người thứ ba gây ra đối với tài sản và tráchnhiệm dân sự;

g)Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

2.Doanh nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ:

a)Giải thích cho bên mua bảo hiểm về các điều kiện, điều khoản bảo hiểm; quyền,nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm;

b)Cấp cho bên mua bảo hiểm giấy chứng nhận bảo hiểm, đơn bảo hiểm ngay sau khigiao kết hợp đồng bảo hiểm;

c)Trả tiền bảo hiểm kịp thời cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người đượcbảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm;

d)Giải thích bằng văn bản lý do từ chối trả tiền bảo hiểm hoặc từ chối bồi thường;

đ)Phối hợp với bên mua bảo hiểm để giải quyết yêu cầu của người thứ ba đòi bồi thườngvề những thiệt hại thuộc trách nhiệm bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm;

e)Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Điều 18. Quyềnvà nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm.

1.Bên mua bảo hiểm có quyền:

a)Lựa chọn doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động tại Việt Nam để mua bảo hiểm;

b)Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm giải thích các điều kiện, điều khoản bảo hiểm;cấp giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc đơn bảo hiểm;

c)Đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo quy định tại khoản 3 Điều19, khoản 1 Điều 20 của Luật này;

d)Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thườngcho người được bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm khi xảy ra sựkiện bảo hiểm;

đ)Chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm hoặctheo quy định của pháp luật;

e)Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

2.Bên mua bảo hiểm có nghĩa vụ:

a)Đóng phí bảo hiểm đầy đủ, theo thời hạn và phương thức đã thỏa thuận trong hợpđồng bảo hiểm;

b)Kê khai đầy đủ, trung thực mọi chi tiết có liên quan đến hợp đồng bảo hiểm theoyêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm;

c)Thông báo những trường hợp có thể làm tăng rủi ro hoặc làm phát sinh thêm tráchnhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm trong quá trình thực hiện hợp đồng bảo hiểmtheo yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm;

d)Thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm về việc xảy ra sự kiện bảo hiểm theo thỏathuận trong hợp đồng bảo hiểm;

đ)Áp dụng các biện pháp đề phòng,hạn chế tổn thất theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luậtcó liên quan;

e)Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Điều 19.Trách nhiệm cung cấp thông tin.

1.Khi giao kết hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm cung cấpđầy đủ thông tin liên quan đến hợp đồng bảo hiểm, giải thích các điều kiện,điều khoản bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm; bên mua bảo hiểm có trách nhiệm cungcấp đầy đủ thông tin liên quan đến đối tượng bảo hiểm cho doanh nghiệp bảohiểm. Các bên chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của thông tin đó.Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm giữ bí mật về thông tin do bên mua bảohiểm cung cấp.

2.Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểmvà thu phí bảo hiểm đến thời điểm đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm khi bênmua bảo hiểm có một trong những hành vi sau đây:

a)Cố ý cung cấp thông tin sai sự thật nhằm giao kết hợp đồng bảo hiểm để được trảtiền bảo hiểm hoặc được bồi thường;

b)Không thực hiện các nghĩa vụ trong việc cung cấp thông tin cho doanh nghiệp bảohiểm theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 18 của Luật này.

3.Trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm cố ý cung cấp thông tin sai sựthật nhằm giao kết hợp đồng bảo hiểm thì bên mua bảo hiểm có quyền đơn phươngđình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm; doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi thườngthiệt hại phát sinh cho bên mua bảo hiểm do việc cung cấp thông tin sai sựthật.

Điều 20.Thay đổi mức độ rủi ro được bảo hiểm.

1.Khi có sự thay đổi những yếu tố làm cơ sở để tính phí bảo hiểm, dẫn đếngiảm các rủi ro được bảo hiểm thì bên mua bảo hiểm có quyền yêu cầu doanhnghiệp bảo hiểm giảm phí bảo hiểm cho thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm.

Trongtrường hợp doanh nghiệp bảo hiểm không chấp nhận giảm phí bảo hiểm thì bên muabảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm, nhưng phảithông báo ngay bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm.

2.Khi có sự thay đổi những yếu tố làm cơ sở để tính phí bảo hiểm, dẫn đến tăngcác rủi ro được bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền tính lại phí bảohiểm cho thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm. Trong trường hợp bên mua bảohiểm không chấp nhận tăng phí bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền đơnphương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm, nhưng phải thông báo ngay bằng vănbản cho bên mua bảo hiểm.

Điều 21.Giải thích hợp đồng bảo hiểm.

Trongtrường hợp hợp đồng bảo hiểm có điều khoản không rõ ràng thì điều khoản đó đượcgiải thích theo hướng có lợi cho bên mua bảo hiểm.

Điều 22.Hợp đồng bảo hiểm vô hiệu.

1.Hợp đồng bảo hiểm vô hiệu trong các trường hợp sau đây:

a)Bên mua bảo hiểm không có quyền lợi có thể được bảo hiểm;

b)Tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm, đối tượng bảo hiểm không tồn tại;

c)Tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm, bên mua bảo hiểm biết sự kiện bảohiểm đã xảy ra;

d)Bên mua bảo hiểm hoặc doanh nghiệp bảo hiểm có hành vi lừa dối khi giao kết hợpđồng bảo hiểm;

đ)Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

2.Việc xử lý hợp đồng bảo hiểm vô hiệu được thực hiện theo quy định của Bộ luậtDân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Điều 23.Chấm dứt hợp đồng bảo hiểm.

Ngoàicác trường hợp chấm dứt hợp đồng theo quy định của Bộ luật Dân sự, hợp đồng bảohiểm còn chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

1.Bên mua bảo hiểm không còn quyền lợi có thể được bảo hiểm;

2.Bên mua bảo hiểm không đóng đủ phí bảo hiểm hoặc không đóng phí bảo hiểm theothời hạn thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm, trừ trường hợp các bên có thỏathuận khác.

3.Bên mua bảo hiểm không đóng đủ phí bảo hiểm trong thời gian gia hạn đóng phíbảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.

Điều 24. Hậuquả pháp lý của việc chấm dứt hợp đồng bảo hiểm.

1.Trong trường hợp chấm dứt hợp đồng bảo hiểm theo quy định tại khoản 1 Điều 23của Luật này, doanh nghiệp bảo hiểm phải hoàn lại phí bảo hiểm cho bên mua bảohiểm tương ứng với thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm mà bên mua bảo hiểmđã đóng phí bảo hiểm, sau khi đã trừ các chi phí hợp lý có liên quan đến hợpđồng bảo hiểm.

2.Trong trường hợp chấm dứt hợp đồng bảo hiểm theo quy định tại khoản 2 Điều 23của Luật này, bên mua bảo hiểm vẫn phải đóng đủ phí bảo hiểm đến thời điểm chấmdứt hợp đồng bảo hiểm. Quy định này không áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm conngười.

3.Trong trường hợp chấm dứt hợp đồng bảo hiểm theo quy định tại khoản 3 Điều 23của Luật này, doanh nghiệp bảo hiểm vẫn phải chịu trách nhiệm bồi thường cho ngườiđược bảo hiểm khi sự kiện bảo hiểm xảy ra trong thời gian gia hạn đóng phí; bênmua bảo hiểm vẫn phải đóng phí bảo hiểm cho đến hết thời gian gia hạn theo thỏathuận trong hợp đồng bảo hiểm. Quy định này không áp dụng đối với hợp đồng bảohiểm con người.

4.Hậu quả pháp lý của việc chấm dứt hợp đồng bảo hiểm trong các trường hợp khác đượcthực hiện theo quy định của Bộ luật Dân sự và các quy định khác của pháp luậtcó liên quan.

Điều 25.Sửa đổi, bổ sung hợp đồng bảo hiểm.

1.Bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm có thể thỏa thuận sửa đổi, bổsung phí bảo hiểm, điều kiện, điều khoản bảo hiểm, trừ trường hợp pháp luật cóquy định khác.

2.Mọi sửa đổi, bổ sung hợp đồng bảo hiểm phải được lập thành văn bản.

Điều 26.Chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm.

1.Bên mua bảo hiểm có thể chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm theo thỏa thuận tronghợp đồng bảo hiểm.

2.Việc chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm chỉ có hiệu lực trong trường hợp bên muabảo hiểm thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm về việc chuyển nhượngvà doanh nghiệp bảo hiểm có văn bản chấp thuận việc chuyển nhượng đó, trừ trườnghợp việc chuyển nhượng được thực hiện theo tập quán quốc tế.

Điều 27.Trách nhiệm trong trường hợp tái bảo hiểm.

1.Doanh nghiệp bảo hiểm chịu trách nhiệm duy nhất đối với bên mua bảo hiểm theohợp đồng bảo hiểm, kể cả trong trường hợp tái bảo hiểm những trách nhiệm đãnhận bảo hiểm.

2.Doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm không được yêu cầu bên mua bảo hiểm trực tiếpđóng phí bảo hiểm cho mình, trừ trường hợp có thỏa thuận khác trong hợp đồngbảo hiểm.

3.Bên mua bảo hiểm không được yêu cầu doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm trả tiền bảohiểm hoặc bồi thường cho mình, trừ trường hợp có thỏa thuận khác trong hợp đồngbảo hiểm.

Điều 28.Thời hạn yêu cầu trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường.

1.Thời hạn yêu cầu trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường theo hợp đồng bảo hiểm làmột năm, kể từ ngày xảy ra sự kiện bảo hiểm. Thời gian xảy ra sự kiện bất khảkháng hoặc trở ngại khách quan khác không tính vào thời hạn yêu cầu trả tiềnbảo hiểm hoặc bồi thường.

2.Trong trường hợp bên mua bảo hiểm chứng minh được rằng bên mua bảo hiểm khôngbiết thời điểm xảy ra sự kiện bảo hiểm thì thời hạn quy định tại khoản 1 Điềunày được tính từ ngày bên mua bảo hiểm biết việc xảy ra sự kiện bảo hiểm đó.

3.Trong trường hợp người thứ ba yêu cầu bên mua bảo hiểm bồi thường về nhữngthiệt hại thuộc trách nhiệm bảo hiểm theo thỏa thuận.

Điều 29.Thời hạn trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường.

Khixảy ra sự kiện bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm hoặc bồithường theo thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm; trong trường hợpkhông có thỏa thuận về thời hạn thì doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảohiểm hoặc bồi thường trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơhợp lệ về yêu cầu trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường.

Điều 30.Thời hiệu khởi kiện.

Thờihiệu khởi kiện về hợp đồng bảo hiểm là ba năm, kể từ thời điểm phát sinh tranhchấp.

Mục 2.

 HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM CON NGỪƠI

Điều 31.Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm con người.

1.Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm con người là tuổi thọ, tính mạng, sức khỏe vàtai nạn con người.

2.Bên mua bảo hiểm chỉ có thể mua bảo hiểm cho những người sau đây:

a)Bản thân bên mua bảo hiểm;

b)Vợ, chồng, con, cha, mẹ của bên mua bảo hiểm;

c)Anh, chị, em ruột; người có quan hệ nuôi dưỡng và cấp dưỡng;

d)Người khác, nếu bên mua bảo hiểm có quyền lợi có thể được bảo hiểm.

Điều 32.Số tiền bảo hiểm.

Sốtiền bảo hiểm hoặc phương thức xác định số tiền bảo hiểm được bên mua bảo hiểmvà doanh nghiệp bảo hiểm thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.

Điều 33.Căn cứ trả tiền bảo hiểm tai nạn, sức khỏe con người.

1.Trong bảo hiểm tai nạn con người, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểmcho người thụ hưởng trong phạm vi số tiền bảo hiểm, căn cứ vào thương tật thựctế của người được bảo hiểm và thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.

2.Trong bảo hiểm sức khỏe con người, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểmcho người được bảo hiểm trong phạm vi số tiền bảo hiểm, căn cứ vào chi phí khámbệnh, chữa bệnh, phục hồi sức khỏe của người được bảo hiểm do bệnh tật hoặc tainạn gây ra và thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.

Điều 34. Thôngbáo tuổi trong bảo hiểm nhân thọ.

1.Bên mua bảo hiểm có nghĩa vụ thông báo chính xác tuổi của người được bảo hiểmvào thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm để làm cơ sở tính phí bảo hiểm.

2.Trong trường hợp bên mua bảo hiểm thông báo sai tuổi của người được bảo hiểm,nhưng tuổi đúng của người được bảo hiểm không thuộc nhóm tuổi có thể được bảohiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm và hoàn trả sốphí bảo hiểm đã đóng cho bên mua bảo hiểm sau khi đã trừ các chi phí hợp lý cóliên quan. Trong trường hợp hợp đồng bảo hiểm đã có hiệu lực từ hai năm trở lênthì doanh nghiệp bảo hiểm phải trả cho bên mua bảo hiểm giá trị hoàn lại củahợp đồng bảo hiểm.

3.Trong trường hợp bên mua bảo hiểm thông báo sai tuổi của người được bảo hiểmlàm giảm số phí bảo hiểm phải đóng, nhưng tuổi đúng của người được bảo hiểm vẫnthuộc nhóm tuổi có thể được bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền:

a)Yêu cầu bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm bổ sung tương ứng với số tiền bảohiểm đã thỏa thuận trong hợp đồng;

b)Giảm số tiền bảo hiểm đã thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm tương ứng với sốphí bảo hiểm đã đóng.

4.Trong trường hợp bên mua bảo hiểm thông báo sai tuổi của người được bảo hiểmdẫn đến tăng số phí bảo hiểm phải đóng, nhưng tuổi đúng của người được bảo hiểmvẫn thuộc nhóm tuổi có thể được bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm phải hoàntrả cho bên mua bảo hiểm số phí bảo hiểm vượt trội đã đóng hoặc tăng số tiềnbảo hiểm đã thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm tương ứng với số phí bảo hiểm đãđóng.

Điều 35. Đóngphí bảo hiểm nhân thọ.

1Bên mua bảo hiểm có thể đóng phí bảo hiểm một lần hoặc nhiều lần theo thời hạn,phương thức thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.

2.Trong trường hợp phí bảo hiểm được đóng nhiều lần và bên mua bảo hiểm đã đóngmột hoặc một số lần phí bảo hiểm nhưng không thể đóng được các khoản phí bảohiểm tiếp theo thì sau thời hạn 60 ngày, kể từ ngày gia hạn đóng phí, doanhnghiệp bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng, bên mua bảohiểm không có quyền đòi lại khoản phí bảo hiểm đã đóng nếu thời gian đã đóngphí bảo hiểm dưới hai năm, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

3.Trong trường hợp bên mua bảo hiểm đã đóng phí bảo hiểm từ hai năm trở lên màdoanh nghiệp bảo hiểm đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng theo quy định tạikhoản 2 Điều này thì doanh nghiệp bảo hiểm phải trả cho bên mua bảo hiểm giátrị hoàn lại của hợp đồng bảo hiểm, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

4.Các bên có thể thỏa thuận khôi phục hiệu lực hợp đồng bảo hiểm đã bị đơn phươngđình chỉ thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này trong thời hạn hai năm,kể từ ngày bị đình chỉ và bên mua bảo hiểm đã đóng số phí bảo hiểm còn thiếu.

Điều 36. Khôngđược khởi kiện đòi đóng phí bảo hiểm.

Trongbảo hiểm con người, nếu bên mua bảo hiểm không đóng hoặc đóng không đủ phí bảohiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm không được khởi kiện đòi bên mua bảo hiểm đóngphí bảo hiểm.

Điều 37. Khôngđược yêu cầu người thứ ba bồi hoàn.

Trongtrường hợp người được bảo hiểm chết, bị thương tật hoặc đau ốm do hành vi trựctiếp hoặc gián tiếp của người thứ ba gây ra, doanh nghiệp bảo hiểm vẫn có nghĩavụ trả tiền bảo hiểm mà không có quyền yêu cầu người thứ ba bồi hoàn khoản tiềnmà doanh nghiệp bảo hiểm đã trả cho người thụ hưởng. Người thứ ba phải chịutrách nhiệm bồi thường cho người được bảo hiểm theo quy định của pháp luật.

Điều 38. Giaokết hợp đồng bảo hiểm con người cho trường hợp chết.

1.Khi bên mua bảo hiểm giao kết hợp đồng bảo hiểm con người cho trường hợpchết của người khác thì phải được người đó đồng ý bằng văn bản trong đó ghi rõsố tiền bảo hiểm và người thụ hưởng.

Mọitrường hợp thay đổi người thụ hưởng phải có sự đồng ý bằng văn bản của bên muabảo hiểm.

2.Không được giao kết hợp đồng bảo hiểm con người cho trường hợp chết của nhữngngười sau đây:

a)Người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó đồngý bằng văn bản;

b)Người đang mắc bệnh tâm thần.

Điều 39. Cáctrường hợp không trả tiền bảo hiểm.

1.Doanh nghiệp bảo hiểm không phải trả tiền bảo hiểm trong các trường hợp sauđây:

a)Người được bảo hiểm chết do tự tử trong thời hạn hai năm, kể từ ngày nộp khoảnphí bảo hiểm đầu tiên hoặc kể từ ngày hợp đồng bảo hiểm tiếp tục có hiệu lực;

b)Người được bảo hiểm chết hoặc bị thương tật vĩnh viễn do lỗi cố ý của bên muabảo hiểm hoặc lỗi cố ý của người thụ hưởng;

c)Người được bảo hiểm chết do bị thi hành án tử hình.

2.Trong trường hợp một hoặc một số người thụ hưởng cố ý gây ra cái chết hay thươngtật vĩnh viễn cho người được bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm vẫn phải trả tiềnbảo hiểm cho những người thụ hưởng khác theo thỏa thuận trong hợp đồng bảohiểm.

3.Trong những trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, doanh nghiệp bảohiểm phải trả cho bên mua bảo hiểm giá trị hoàn lại của hợp đồng bảo hiểm hoặctoàn bộ số phí bảo hiểm đã đóng sau khi đã trừ các chi phí hợp lý có liên quan;nếu bên mua bảo hiểm chết thì số tiền trả lại được giải quyết theo quy định củapháp luật về thừa kế.

 Mục 3.

 hợp đồng bảohiểm tài sản

Điều 40.Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm tài sản.

Đốitượng của hợp đồng bảo hiểm tài sản là tài sản, bao gồm vật có thực, tiền, giấytờ trị giá được bằng tiền và các quyền tài sản.

Điều 41. Sốtiền bảo hiểm.

Sốtiền bảo hiểm là số tiền mà bên mua bảo hiểm yêu cầu bảo hiểm cho tài sản đó.

Điều 42. Hợpđồng bảo hiểm tài sản trên giá trị.

1.Hợp đồng bảo hiểm tài sản trên giá trị là hợp đồng trong đó số tiền bảo hiểmcao hơn giá thị trường của tài sản được bảo hiểm tại thời điểm giao kết hợpđồng. Doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm không được giao kết hợp đồngbảo hiểm tài sản trên giá trị.

2.Trong trường hợp hợp đồng bảo hiểm tài sản trên giá trị được giao kết do lỗi vôý của bên mua bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải hoàn lại cho bên mua bảohiểm số phí bảo hiểm đã đóng tương ứng với số tiền bảo hiểm vượt quá giá thị trườngcủa tài sản được bảo hiểm, sau khi trừ các chi phí hợp lý có liên quan. Trongtrường hợp xảy ra sự kiện bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệmbồi thường thiệt hại không vượt quá giá thị trường của tài sản được bảo hiểm.

Điều 43. Hợpđồng bảo hiểm tài sản dưới giá trị.

1.Hợp đồng bảo hiểm tài sản dưới giá trị là hợp đồng trong đó số tiền bảo hiểmthấp hơn giá thị trường của tài sản được bảo hiểm tại thời điểm giao kết hợpđồng.

2.Trong trường hợp hợp đồng bảo hiểm tài sản dưới giá trị được giao kết, doanhnghiệp bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm bồi thường theo tỷ lệ giữa số tiền bảohiểm và giá thị trường của tài sản được bảo hiểm tại thời điểm giao kết hợpđồng.

Điều 44. Hợpđồng bảo hiểm trùng.

1.Hợp đồng bảo hiểm trùng là trường hợp bên mua bảo hiểm giao kết hợp đồngbảo hiểm với hai doanh nghiệp bảo hiểm trở lên để bảo hiểm cho cùng một đối tượng,với cùng điều kiện và sự kiện bảo hiểm.

2.Trong trường hợp các bên giao kết hợp đồng bảo hiểm trùng, khi xảy ra sự kiệnbảo hiểm, mỗi doanh nghiệp bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm bồi thường theo tỷ lệgiữa số tiền bảo hiểm đã thỏa thuận trên tổng số tiền bảo hiểm của tất cả cáchợp đồng mà bên mua bảo hiểm đã giao kết. Tổng số tiền bồi thường của các doanhnghiệp bảo hiểm không vượt quá giá trị thiệt hại thực tế của tài sản.

Điều 45. Tổnthất do hao mòn tự nhiên hoặc do bản chất vốn có của tài sản.

Doanhnghiệp bảo hiểm không chịu trách nhiệm trong trường hợp tài sản được bảo hiểmbị tổn thất do hao mòn tự nhiên hoặc do bản chất vốn có của tài sản, trừ trườnghợp có thỏa thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm.

Điều 46. Căncứ bồi thường.

1.Số tiền bồi thường mà doanh nghiệp bảo hiểm phải trả cho người được bảohiểm được xác định trên cơ sở giá thị trường của tài sản được bảo hiểm tại thờiđiểm, nơi xảy ra tổn thất và mức độ thiệt hại thực tế, trừ trường hợp có thỏathuận khác trong hợp đồng bảo hiểm. Chi phí để xác định giá thị trường và mứcđộ thiệt hại do doanh nghiệp bảo hiểm chịu.

2.Số tiền bồi thường mà doanh nghiệp bảo hiểm trả cho người được bảo hiểm không vượtquá số tiền bảo hiểm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác trong hợp đồng bảohiểm.

3.Ngoài số tiền bồi thường, doanh nghiệp bảo hiểm còn phải trả cho người được bảohiểm những chi phí cần thiết, hợp lý để đề phòng, hạn chế tổn thất và những chiphí phát sinh mà người được bảo hiểm phải chịu để thực hiện chỉ dẫn của doanhnghiệp bảo hiểm.

Điều 47. Hìnhthức bồi thường.

1.Bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm có thể thỏa thuận một trong các hìnhthức bồi thường sau đây:

a)Sửa chữa tài sản bị thiệt hại;

b)Thay thế tài sản bị thiệt hại bằng tài sản khác;

c)Trả tiền bồi thường.

2.Trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm không thỏa thuận đượcvề hình thức bồi thường thì việc bồi thường sẽ được thực hiện bằng tiền.

3.Trong trường hợp bồi thường theo quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điềunày, doanh nghiệp bảo hiểm có quyền thu hồi tài sản bị thiệt hại sau khi đãthay thế hoặc bồi thường toàn bộ theo giá thị trường của tài sản.

Điều 48. Giámđịnh tổn thất.

1.Khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm hoặc người được doanhnghiệp bảo hiểm uỷ quyền thực hiện việc giám định tổn thất để xác định nguyênnhân và mức độ tổn thất. Chi phí giám định tổn thất do doanh nghiệp bảo hiểmchịu.

2.Trong trường hợp các bên không thống nhất về nguyên nhân và mức độ tổn thất thìcó thể trưng cầu giám định viên độc lập, trừ trường hợp có thỏa thuận kháctrong hợp đồng bảo hiểm. Trong trường hợp các bên không thỏa thuận được việc trưngcầu giám định viên độc lập thì một trong các bên được yêu cầu tòa án nơi xảy ratổn thất hoặc nơi cư trú của người được bảo hiểm chỉ định giám định viên độclập. Kết luận của giám định viên độc lập có giá trị bắt buộc đối với các bên.

Điều 49. Tráchnhiệm chuyển quyền yêu cầu bồi hoàn.

1.Trong trường hợp người thứ ba có lỗi gây thiệt hại cho người được bảo hiểm vàdoanh nghiệp bảo hiểm đã trả tiền bồi thường cho người được bảo hiểm thì ngườiđược bảo hiểm phải chuyển quyền yêu cầu người thứ ba bồi hoàn khoản tiền màmình đã nhận bồi thường cho doanh nghiệp bảo hiểm.

2.Trong trường hợp người được bảo hiểm từ chối chuyển quyền cho doanh nghiệp bảohiểm, không bảo lưu hoặc từ bỏ quyền yêu cầu người thứ ba bồi thường thì doanhnghiệp bảo hiểm có quyền khấu trừ số tiền bồi thường tùy theo mức độ lỗi của ngườiđược bảo hiểm.

3.Doanh nghiệp bảo hiểm không được yêu cầu cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, emruột của người được bảo hiểm bồi hoàn khoản tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm đãtrả cho người được bảo hiểm, trừ trường hợp những người này cố ý gây ra tổnthất.

Điều 50. Cácquy định về an toàn.

1.Người được bảo hiểm phải thực hiện các quy định về phòng cháy, chữa cháy, antoàn lao động, vệ sinh lao động và những quy định khác của pháp luật có liênquan nhằm bảo đảm an toàn cho đối tượng bảo hiểm.

2.Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền kiểm tra các điều kiện bảo đảm an toàn cho đối tượngbảo hiểm hoặc khuyến nghị, yêu cầu người được bảo hiểm áp dụng các biện pháp đềphòng, hạn chế rủi ro.

3.Trong trường hợp người được bảo hiểm không thực hiện các biện pháp bảo đảm antoàn cho đối tượng bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền ấn định một thờihạn để người được bảo hiểm thực hiện các biện pháp đó; nếu hết thời hạn này màcác biện pháp bảo đảm an toàn vẫn không được thực hiện thì doanh nghiệp bảohiểm có quyền tăng phí bảo hiểm hoặc đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảohiểm.

4.Doanh nghiệp bảo hiểm có thể áp dụng các biện pháp phòng ngừa để bảo đảm antoàn cho đối tượng bảo hiểm khi được sự đồng ý của bên mua bảo hiểm hoặc của cơquan nhà nước có thẩm quyền.

Điều 51. Khôngđược từ bỏ tài sản được bảo hiểm.

Trongtrường hợp xảy ra tổn thất, người được bảo hiểm không được từ bỏ tài sản đượcbảo hiểm, trừ trường hợp pháp luật có quy định hoặc các bên có thỏa thuận khác.

Mục 4.

HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN S Ự

Điều 52. Đốitượng của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự.

Đốitượng của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự là trách nhiệm dân sự của ngườiđược bảo hiểm đối với người thứ ba theo quy định của pháp luật.

Điều 53.Trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm.

1.Trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm chỉ phát sinh nếu người thứ ba yêu cầu ngườiđược bảo hiểm bồi thường thiệt hại do lỗi của người đó gây ra cho người thứ batrong thời hạn bảo hiểm.

2.Người thứ ba không có quyền trực tiếp yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm trả tiềnbồi thường, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Điều 54.Số tiền bảo hiểm.

Sốtiền bảo hiểm là số tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm phải trả cho người được bảohiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.

Điều 55.Giới hạn trách nhiệm bảo hiểm.

1.Trong phạm vi số tiền bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả cho người đượcbảo hiểm những khoản tiền mà theo quy định của pháp luật người được bảo hiểm cótrách nhiệm bồi thường cho người thứ ba.

2.Ngoài việc trả tiền bồi thường theo quy định tại khoản 1 Điều này, doanh nghiệpbảo hiểm còn phải trả các chi phí liên quan đến việc giải quyết tranh chấp vềtrách nhiệm đối với người thứ ba và lãi phải trả cho người thứ ba do người đượcbảo hiểm chậm trả tiền bồi thường theo chỉ dẫn của doanh nghiệp bảo hiểm.

3.Tổng số tiền bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm quy định tại khoản 1 vàkhoản 2 Điều này không vượt quá số tiền bảo hiểm, trừ trường hợp có thỏa thuậnkhác trong hợp đồng bảo hiểm.

4.Trong trường hợp người được bảo hiểm phải đóng tiền bảo lãnh hoặc ký quỹ để bảođảm cho tài sản không bị lưu giữ hoặc để tránh việc khởi kiện tại tòa án thìtheo yêu cầu của người được bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải thực hiện việcbảo lãnh hoặc ký quỹ trong phạm vi số tiền bảo hiểm.

Điều 56.Quyền đại diện cho người được bảo hiểm.

Doanhnghiệp bảo hiểm có quyền thay mặt bên mua bảo hiểm để thương lượng với ngườithứ ba về mức độ bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác tronghợp đồng bảo hiểm.

Điều 57.Phương thức bồi thường.

Theoyêu cầu của người được bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm có thể bồi thường trựctiếp cho người được bảo hiểm hoặc cho người thứ ba bị thiệt hại.

Chương III

DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM

Mục 1.

CẤP GIẤY PHÉP THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG

Điều 58.Thành lập và hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm.

Doanhnghiệp bảo hiểm được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật này và cácquy định khác của pháp luật có liên quan.

Điều 59. Cácloại hình doanh nghiệp bảo hiểm.

Cácloại hình doanh nghiệp bảo hiểm bao gồm:

1.Doanh nghiệp bảo hiểm nhà nước;

2.Công ty cổ phần bảo hiểm;

3.Tổ chức bảo hiểm tương hỗ;

4.Doanh nghiệp bảo hiểm liên doanh;

5.Doanh nghiệp bảo hiểm 100% vốn đầu tư nước ngoài.

Điều 60.Nội dung hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm.

1.Nội dung hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm bao gồm:

a)Kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh tái bảo hiểm;

b)Đề phòng, hạn chế rủi ro, tổn thất;

c)Giám định tổn thất;

d)Đại lý giám định tổn thất, xét giải quyết bồi thường, yêu cầu người thứ ba bồihoàn;

đ)Quản lý quỹ và đầu tư vốn;

e)Các hoạt động khác theo quy định của pháp luật.

2.Doanh nghiệp bảo hiểm không được phép đồng thời kinh doanh bảo hiểm nhân thọ vàbảo hiểm phi nhân thọ, trừ trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ kinh doanhnghiệp vụ bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm tai nạn con người bổ trợ cho bảo hiểmnhân thọ.

Điều 61.Nội dung kinh doanh tái bảo hiểm.

Kinhdoanh tái bảo hiểm bao gồm:

1.Chuyển một phần trách nhiệm đã nhận bảo hiểm cho một hay nhiều doanh nghiệpbảo hiểm khác;

2.Nhận bảo hiểm lại một phần hay toàn bộ trách nhiệm mà doanh nghiệp bảo hiểmkhác đã nhận bảo hiểm.

Điều 62.Thẩm quyền cấp giấy phép thành lập và hoạt động.

1.Bộ Tài chính cấp giấy phép thành lập và hoạt động cho doanh nghiệp bảo hiểmtheo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

2.Việc cấp giấy phép thành lập và hoạt động cho doanh nghiệp bảo hiểm phải phùhợp với quy hoạch, kế hoạch định hướng phát triển thị trường bảo hiểm, thị trườngtài chính của Việt Nam.

Điều 63. Điềukiện để được cấp giấy phép thành lập và hoạt động.

Cácđiều kiện để được cấp giấy phép thành lập và hoạt động bao gồm:

1.Có số vốn điều lệ đã góp không thấp hơn mức vốn pháp định theo quy định củaChính phủ;

2.Có hồ sơ xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động theo quy định tại Điều 64 củaLuật này;

3.Có loại hình doanh nghiệp và điều lệ phù hợp với quy định của Luật này và cácquy định khác của pháp luật;

4.Người quản trị, người điều hành có năng lực quản lý, chuyên môn, nghiệp vụ vềbảo hiểm.

Điều 64. Hồsơ xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động.

Hồsơ xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động bao gồm:

1.Đơn xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động;

2.Dự thảo điều lệ doanh nghiệp;

3.Phương án hoạt động năm năm đầu, trong đó nêu rõ phương thức trích lập dự phòngnghiệp vụ chương trình tái bảo hiểm, đầu tư vốn, hiệu quả kinh doanh, khả năngthanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm và lợi ích kinh tế của việc thành lậpdoanh nghiệp;

4.Danh sách, lý lịch, các văn bằng chứng minh năng lực, trình độ chuyên môn,nghiệp vụ của người quản trị, người điều hành doanh nghiệp;

5.Mức vốn góp và phương thức góp vốn, danh sách những tổ chức, cá nhân chiếm 10%số vốn điều lệ trở lên; tình hình tài chính và những thông tin khác có liênquan đến các tổ chức, cá nhân đó;

6.Quy tắc, điều khoản, biểu phí, hoa hồng bảo hiểm của loại sản phẩm bảo hiểm dựkiến tiến hành.

Điều 65.Thời hạn cấp giấy phép.

Trongthời hạn 60 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ xin cấp giấy phép thành lập và hoạtđộng, Bộ Tài chính phải cấp hoặc từ chối cấp giấy phép.

Trongtrường hợp từ chối cấp giấy phép, Bộ Tài chính phải có văn bản giải thích lýdo.

Giấyphép thành lập và hoạt động đồng thời là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Điều 66.Lệ phí cấp giấy phép.

Doanhnghiệp bảo hiểm được cấp giấy phép thành lập và hoạt động phải nộp lệ phí cấpgiấy phép theo quy định của pháp luật.

Điều 67.Công bố nội dung hoạt động.

Saukhi được cấp giấy phép thành lập và hoạt động, doanh nghiệp bảo hiểm phải côngbố nội dung hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Điều 68.Thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động.

1.Doanh nghiệp bảo hiểm có thể bị thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động khixảy ra một trong những trường hợp sau đây:

a)Hồ sơ xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động có thông tin cố ý làm sai sựthật;

b)Sau 12 tháng kể từ ngày được cấp giấy phép thành lập và hoạt động mà không bắtđầu hoạt động;

c)Giải thể theo quy định tại Điều 82 của Luật này;

d)Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, phá sản, chuyển đổi hình thức doanh nghiệp;

đ)Hoạt động sai mục đích hoặc không đúng với nội dung quy định trong giấy phépthành lập và hoạt động;

e)Không bảo đảm các yêu cầu về tài chính để thực hiện các cam kết với bên mua bảohiểm.

2.Trong trường hợp bị thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động theo quy định tạicác điểm a, b, c, đ và e khoản 1 Điều này, doanh nghiệp bảo hiểm phải đình chỉngay việc giao kết hợp đồng bảo hiểm mới, nhưng vẫn có trách nhiệm trả tiền bảohiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm và phải thựchiện các hợp đồng bảo hiểm đã giao kết trước ngày bị thu hồi giấy phép thànhlập và hoạt động.

Trongtrường hợp bị thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động theo quy định tại điểm dkhoản 1 Điều này, quyền và nghĩa vụ của các bên được thực hiện theo quy địnhcủa pháp luật.

3.Quyết định thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm đượcBộ Tài chính công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Điều 69.Những thay đổi phải được chấp thuận.

1.Doanh nghiệp bảo hiểm phải được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản khi thayđổi một trong những nội dung sau đây:

a)Tên doanh nghiệp;

b)Vốn điều lệ;

c)Mở hoặc chấm dứt hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện;

d)Địa điểm đặt trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện;

đ)Nội dung, phạm vi và thời hạn hoạt động;

e)Chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp chiếm 10% số vốn điều lệ trở lên;

g)Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc);

h)Chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, chuyển đổi hình thức doanh nghiệp.

2.Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày Bộ Tài chính chấp thuận việc thay đổi theoquy định tại khoản 1 Điều này, doanh nghiệp bảo hiểm phải công bố các nội dungthay đổi đã được chấp thuận theo quy định của pháp luật.

Mục 2.

TỔ CHỨC BẢO HIỂM TƯƠNG HỖ

Điều 70.Tổ chức bảo hiểm tương hỗ.

Tổchức bảo hiểm tương hỗ là tổ chức có tư cách pháp nhân được thành lập để kinhdoanh bảo hiểm nhằm tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên. Thành viêntổ chức bảo hiểm tương hỗ vừa là chủ sở hữu vừa là bên mua bảo hiểm.

Điều 71.Thành viên tổ chức bảo hiểm tương hỗ.

1.Tổ chức, công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sựđầy đủ hoạt động trong cùng một lĩnh vực, ngành nghề có nhu cầu bảo hiểm đều cóquyền tham gia thành lập tổ chức bảo hiểm tương hỗ với tư cách là thành viênsáng lập.

2.Chỉ các tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng bảo hiểm với tổ chức bảo hiểm tươnghỗ mới có thể trở thành thành viên của tổ chức bảo hiểm tương hỗ.

Điếu 72.Giới hạn trách nhiệm của tổ chức bảo hiểm tương hỗ.

Tổchức bảo hiểm tương hỗ chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tàisản khác của tổ chức trong phạm vi tài sản của tổ chức.

Điều 73.Thành lập, tổ chức và hoạt động của tổ chức bảo hiểm tương hỗ.

Việcthành lập, tổ chức và hoạt động của tổ chức bảo hiểm tương hỗ do Chính phủ quyđịnh.

Mục 3.

CHUYỂN GIAO HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM

Điều 74.Chuyển giao hợp đồng bảo hiểm.

1.Việc chuyển giao toàn bộ hợp đồng bảo hiểm của một hoặc một số nghiệp vụ bảohiểm giữa các doanh nghiệp bảo hiểm được thực hiện trong những trường hợp sauđây:

a)Doanh nghiệp bảo hiểm có nguy cơ mất khả năng thanh toán;

b)Doanh nghiệp bảo hiểm chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể;

c)Theo thỏa thuận giữa các doanh nghiệp bảo hiểm.

2.Trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm có nguy cơ mất khả năng thanh toán, giảithể mà không thỏa thuận được việc chuyển giao hợp đồng bảo hiểm cho doanhnghiệp bảo hiểm khác thì Bộ Tài chính chỉ định doanh nghiệp bảo hiểm nhậnchuyển giao.

Điều 75.Điều kiện chuyển giao hợp đồng bảo hiểm.

Việcchuyển giao hợp đồng bảo hiểm được thực hiện theo các điều kiện sau đây:

1.Doanh nghiệp bảo hiểm nhận chuyển giao đang kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm đượcchuyển giao;

2.Các quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng bảo hiểm được chuyển giao không thay đổicho đến khi hết thời hạn hợp đồng bảo hiểm;

3.Việc chuyển giao hợp đồng bảo hiểm phải kèm theo việc chuyển giao các quỹ và dựphòng nghiệp vụ liên quan đến toàn bộ hợp đồng bảo hiểm được chuyển giao.

Điều 76. Thủtục chuyển giao hợp đồng bảo hiểm.

Việcchuyển giao hợp đồng bảo hiểm được thực hiện theo thủ tục sau đây:

1.Doanh nghiệp bảo hiểm chuyển giao hợp đồng bảo hiểm phải có đơn đề nghị chuyểngiao hợp đồng bảo hiểm gửi Bộ Tài chính nêu rõ lý do, kế hoạch chuyển giao, kèmtheo hợp đồng chuyển giao. Việc chuyển giao hợp đồng bảo hiểm chỉ được tiếnhành sau khi đã được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản;

2.Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày Bộ Tài chính chấp thuận việc chuyển giao hợpđồng bảo hiểm, doanh nghiệp chuyển giao hợp đồng bảo hiểm phải công bố về việcchuyển giao và thông báo cho bên mua bảo hiểm bằng văn bản.

Mục 4.

 KHÔI PHỤC KHẢ NĂNG THANH TOÁN,GIẢI THỂ,

PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM

Điều 77.Khả năng thanh toán.

1.Doanh nghiệp bảo hiểm phải luôn duy trì khả năng thanh toán trong suốt quátrình hoạt động kinh doanh bảo hiểm.

2.Doanh nghiệp bảo hiểm được coi là có đủ khả năng thanh toán khi đã trích lậpđầy đủ dự phòng nghiệp vụ theo quy định tại Điều 96 của Luật này và có biên khảnăng thanh toán không thấp hơn biên khả năng thanh toán tối thiểu theo quy địnhcủa Chính phủ.

3.Biên khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm là phần chênh lệch giữa giátrị tài sản và các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp bảo hiểm.

Điều 78.Báo cáo nguy cơ mất khả năng thanh toán.

1.Doanh nghiệp bảo hiểm có nguy cơ mất khả năng thanh toán khi biên khả năngthanh toán của doanh nghiệp đó thấp hơn biên khả năng thanh toán tối thiểu theoquy định Chính phủ.

2.Trong trường hợp có nguy cơ mất khả năng thanh toán, doanh nghiệp bảo hiểm phảibáo cáo ngay Bộ Tài chính về thực trạng tài chính, nguyên nhân dẫn đến nguy cơmất khả năng thanh toán và các biện pháp khắc phục.

Điều 79.Trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm trong trường hợp có nguy cơ mất khả năngthanh toán.

Trongtrường hợp có nguy cơ mất khả năng thanh toán, doanh nghiệp bảo hiểm phải thựchiện các biện pháp sau đây:

1.Lập phương án khôi phục khả năng thanh toán, củng cố tổ chức và hoạt động củadoanh nghiệp, báo cáo Bộ Tài chính và thực hiện phương án đã được Bộ Tài chínhchấp thuận;

2.Thực hiện yêu cầu của Bộ Tài chính về việc khôi phục khả năng thanh toán.

Điều 80. Kiểmsoát đối với doanh nghiệp bảo hiểm có nguy cơ mất khả năng thanh toán.

1.Trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm không khôi phục được khả năng thanh toántheo phương án đã được chấp thuận, Bộ Tài chính ra quyết định thành lập Bankiểm soát khả năng thanh toán để áp dụng các biện pháp khôi phục khả năng thanhtoán của doanh nghiệp bảo hiểm.

2.Ban kiểm soát khả năng thanh toán có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a)Chỉ đạo và giám sát việc triển khai thực hiện các biện pháp khôi phục khả năngthanh toán theo phương án đã được chấp thuận;

b)Thông báo cho các cơ quan nhà nước có liên quan về việc áp dụng các biện phápkhôi phục khả năng thanh toán để phối hợp thực hiện;

c)Hạn chế phạm vi và lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm;

d)Đình chỉ những hoạt động có thể dẫn đến việc doanh nghiệp bảo hiểm mất khả năngthanh toán;

đ)Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm chuyển giao toàn bộ hợp đồng bảo hiểm của mộthoặc một số nghiệp vụ bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm khác;

e)Tạm đình chỉ quyền quản trị, điều hành và yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm thaythế thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc(Phó giám đốc) nếu xét thấy cần thiết;

g)Yêu cầu Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc) miễn nhiệm, đình chỉ côngtác đối với những người có hành vi vi phạm pháp luật, không chấp hành phương ánkhôi phục khả năng thanh toán đã được chấp thuận;

h)Kiến nghị với Bộ Tài chính tiếp tục hoặc chấm dứt các biện pháp khôi phục khảnăng thanh toán;

i)Báo cáo Bộ Tài chính về việc áp dụng và kết quả của việc áp dụng các biện phápkhôi phục khả năng thanh toán.

3.Ban kiểm soát khả năng thanh toán phải chịu trách nhiệm về quyết định của mìnhtheo quy định của pháp luật trong quá trình áp dụng các biện pháp khôi phục khảnăng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm.

4.Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm thực hiện các yêu cầu, quyết định của Bankiểm soát khả năng thanh toán.

Điều 81.Chấm dứt việc áp dụng các biện pháp khôi phục khả năng thanh toán.

1.Việc áp dụng các biện pháp khôi phục khả năng thanh toán chấm dứt trong các trườnghợp sau đây:

a)Hết hạn áp dụng biện pháp khôi phục khả năng thanh toán;

b)Hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm trở lại bình thường;

c)Doanh nghiệp bảo hiểm đã được hợp nhất, sáp nhập trước khi hết thời hạn áp dụngbiện pháp khôi phục khả năng thanh toán;

d)Doanh nghiệp bảo hiểm lâm vào tình trạng phá sản.

2.Việc chấm dứt áp dụng các biện pháp khôi phục khả năng thanh toán được thựchiện theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Quyết định này được thông báocho các cơ quan có liên quan.

Điều 82. Giảithể doanh nghiệp bảo hiểm.

1.Doanh nghiệp bảo hiểm giải thể trong các trường hợp sau đây:

a)Tự nguyện xin giải thể nếu có khả năng thanh toán các khoản nợ;

b)Khi hết thời hạn hoạt động quy định trong giấy phép thành lập và hoạt động màkhông có quyết định gia hạn;

c)Bị thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động theo quy định tại các điểm a, b, đvà e khoản 1 Điều 68 của Luật này;

d)Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật;

2.Việc giải thể doanh nghiệp bảo hiểm phải được Bộ Tài chính chấp thuận bằng vănbản.

Điều 83.Phá sản doanh nghiệp bảo hiểm.

Trongtrường hợp doanh nghiệp bảo hiểm không có khả năng thanh toán các khoản nợ đếnhạn, sau khi áp dụng các biện pháp khôi phục khả năng thanh toán mà vẫn mất khảnăng thanh toán thì việc phá sản doanh nghiệp bảo hiểm được thực hiệntheo quy định của pháp luật về phá sản doanh nghiệp.



Chương IV

ĐẠI LÝ BẢO HIỂM, DOANH NGHIỆP MÔI GIỚI BẢO HIỂM

Mục 1.

ĐẠI LÝ BẢO HIỂM

Điều 84.Đại lý bảo hiểm.

Đạilý bảo hiểm là tổ chức, cá nhân được doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền trên cơ sởhợp đồng đại lý bảo hiểm để thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm theo quy địnhcủa Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Điều 85. Nộidung hoạt động đại lý bảo hiểm.

Đạilý bảo hiểm có thể được doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền tiến hành các hoạt độngsau đây:

1.Giới thiệu, chào bán bảo hiểm;

2.Thu xếp việc giao kết hợp đồng bảo hiểm;

3.Thu phí bảo hiểm;

4.Thu xếp giải quyết bồi thường, trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm;

5.Thực hiện các hoạt động khác có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng bảo hiểm.

Điều 86.Điều kiện hoạt động đại lý bảo hiểm.

1.Cá nhân hoạt động đại lý bảo hiểm phải có đủ các điều kiện sau đây:

a)Là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam ;

b)Từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

c)Có chứng chỉ đào tạo đại lý bảo hiểm do doanh nghiệp bảo hiểm hoặc Hiệp hội bảohiểm Việt Nam cấp:

2.Tổ chức hoạt động đại lý bảo hiểm phải có đủ các điều kiện sau đây:

a)Là tổ chức được thành lập và hoạt động hợp pháp;

b)Nhân viên trong tổ chức đại lý trực tiếp thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểmphải có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này.

3.Người đang bị truy cứu cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang phải chấp hành hìnhphạt tù hoặc bị tòa án tước quyền hành nghề vì phạm các tội theo quy định củapháp luật không được ký kết hợp đồng đại lý bảo hiểm.

Điều 87.Nội dung hợp đồng đại lý bảo hiểm.

Hợpđồng đại lý bảo hiểm phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

1.Tên, địa chỉ của đại lý bảo hiểm;

2.Tên, địa chỉ của doanh nghiệp bảo hiểm;

3.Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm, đại lý bảo hiểm;

4.Nội dung và phạm vi hoạt động đại lý bảo hiểm;

5.Hoa hồng đại lý bảo hiểm;

6.Thời hạn hợp đồng;

7.Nguyên tắc giải quyết tranh chấp.

Điều 88.Trách nhiệm của đại lý bảo hiểm.

Trongtrường hợp đại lý bảo hiểm vi phạm hợp đồng đại lý bảo hiểm, gây thiệt hại đếnquyền, lợi ích hợp pháp của người được bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểmvẫn phải chịu trách nhiệm về hợp đồng bảo hiểm do đại lý bảo hiểm thu xếp giaokết; đại lý bảo hiểm có trách nhiệm bồi hoàn cho doanh nghiệp bảo hiểm cáckhoản tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm đã bồi thường cho người được bảo hiểm.

Mục 2:

DOANH NGHIỆP MÔI GIỚI BẢO HIỂM

Điều 89:Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.

Doanhnghiệp môi giới bảo hiểm là doanh nghiệp thực hiện hoạt động môi giới bảo hiểmtheo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Điều 90.Nội dung hoạt động môi giới hảo hiểm.

Nộidung hoạt động môi giới bảo hiểm bao gồm:

1.Cung cấp thông tin về loại hình bảo hiểm, điều kiện, điều khoản, phí bảo hiểm,doanh nghiệp bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm;

2.Tư vấn cho bên mua bảo hiểm trong việc đánh giá rủi ro, lựa chọn loại hình bảohiểm, điều kiện, điều khoản, biểu phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm;

3.Đàm phán, thu xếp giao kết hợp đồng bảo hiểm giữa doanh nghiệp bảo hiểm và bênmua bảo hiểm;

4.Thực hiện các công việc khác có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng bảo hiểmtheo yêu cầu của bên mua bảo hiểm.

Điều 91. Quyềnvà nghĩa vụ của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.

1.Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được hưởng hoa hồng môi giới bảo hiểm: hoa hồngmôi giới bảo hiểm được tính trong phí bảo hiểm.

2.Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có nghĩa vụ:

a)Thực hiện việc môi giới trung thực;

b)Không được tiết lộ, cung cấp thông tin làm thiệt hại đến quyền, lợi ích hợppháp của bên mua bảo hiểm;

c)Bồi thường thiệt hại cho bên mua bảo hiểm do hoạt động môi giới bảo hiểm gâyra.

Điều 92.Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp.

Doanhnghiệp môi giới bảo hiểm phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho hoạtđộng môi giới bảo hiểm tại doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động ở Việt Nam.

Điều 93.Cấp giấy phép thành lập và hoạt động.

Việccấp giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm đượcthực hiện theo quy định tại Điều 62, Điều 63, các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 64 vàcác Điều 65, 66, 67, 68 và 69 của Luật này.

 Chương V

TÀI CHÍNH, HẠCH TOÁN KẾ TOÁN

VÀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Điều 94. Vốnpháp định, vốn điều lệ.

1.Chính phủ quy định mức vốn pháp định của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệpmôi giới bảo hiểm.

2.Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảohiểm phải luôn duy trì vốn điều lệ đã góp không thấp hơn mức vốn pháp định.

Điều 95.Ký quỹ.

Doanhnghiệp bảo hiểm phải sử dụng một phần vốn điều lệ để ký quỹ tại một ngân hàngthương mại hoạt động tại Việt Nam.

2.Chính phủ quy định mức tiền ký quỹ và cách thức sử dụng tiền ký quỹ.

Điều 96. Dựphòng nghiệp vụ.

1.Dự phòng nghiệp vụ là khoản tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm phải trích lập nhằmmục đích thanh toán cho những trách nhiệm bảo hiểm đã được xác định trước vàphát sinh từ các hợp đồng bảo hiểm đã giao kết.

2.Dự phòng nghiệp vụ phải được trích lập riêng cho từng nghiệp vụ bảo hiểm vàphải tương ứng với phần trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm.

3.Bộ Tài chính quy định cụ thể về mức trích lập, phương pháp trích lập dự phòngnghiệp vụ đối với từng nghiệp vụ bảo hiểm.

Điều 97. Quỹdự trữ.

1.Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải lập quỹ dự trữ bắtbuộc để bổ sung vốn điều lệ và bảo đảm khả năng thanh toán. Quỹ dự trữ bắt buộcđược trích hàng năm theo tỷ lệ 5% lợi nhuận sau thuế. Mức tối đa của quỹ này doChính phủ quy định.

2.Ngoài quỹ dự trữ bắt buộc quy định tại khoản 1 Điều này, doanh nghiệp bảo hiểm,doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có thể lập các quỹ dự trữ khác từ lợi nhuận sauthuế của năm tài chính theo quy định trong điều lệ của doanh nghiệp bảo hiểm,doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.

Điều 98. Đầutư vốn.

1.Việc đầu tư vốn của doanh nghiệp bảo hiểm phải bảo đảm an toàn, hiệu quả và đápứng được yêu cầu chi trả thường xuyên cho các cam kết theo hợp đồng bảo hiểm.

2.Doanh nghiệp bảo hiểm chỉ được sử dụng vốn nhàn rỗi của mình để đầu tư ở ViệtNam trong các lĩnh vực sau đây:

a)Mua trái phiếu Chính phủ;

b)Mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp;

c)Kinh doanh bất động sản;

d)Góp vốn vào các doanh nghiệp khác;

đ)Cho vay theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng;

e)Gửi tiền tại các tổ chức tín dụng.

3.Chính phủ quy định cụ thể danh mục đầu tư thuộc các lĩnh vực quy định tại khoản2 Điều này và tỷ lệ vốn nhàn rỗi được phép đầu tư vào mỗi danh mục đầu tư nhằmbảo đảm cho doanh nghiệp bảo hiểm luôn duy trì được khả năng thanh toán.

Điều 99. Thu,chi tài chính.

1.Thu, chi tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm đượcthực hiện theo quy định của pháp luật.

2.Bộ Tài chính hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện chế độ tài chính đối với cácdoanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.

Điều 100.Năm tài chính.

Nămtài chính của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm bắt đầu từngày 01 tháng 1 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 cùng năm dương lịch. Năm tàichính đầu tiên của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm bắtđầu từ ngày được cấp giấy phép thành lập và hoạt động và kết thúc vào ngày cuốicùng của năm đó.

Điều 101.Chế độ kế toán.

Doanhnghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải thực hiện chế độ kế toánáp dụng đối với kinh doanh bảo hiểm theo quy định của pháp luật về kế toán.

Điều 102.Kiểm toán.

Báocáo tài chính hàng năm của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảohiểm phải được tổ chức kiểm toán độc lập xác nhận.

Điều 103.Báo cáo tài chính.

1.Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải thực hiện chế độ báocáo tài chính theo các quy định của pháp luật về kế toán và báo cáo hoạt độngnghiệp vụ định kỳ theo quy định của Bộ Tài chính.

2.Ngoài những báo cáo định kỳ, doanh nghiệp bảo hiểm còn phải báo cáo Bộ Tàichính trong những trường hợp sau đây:

a)Khi xảy ra những diễn biến không bình thường trong hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp;

b)Khi không bảo đảm các yêu cầu về tài chính theo quy định để thực hiện những camkết với bên mua bảo hiểm.

Điều 104. Công khai báo cáo tài chính.

Saukhi kết thúc năm tài chính, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảohiểm phải công bố các báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật.



Chương VI

DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM

VÀ DOANH NGHIỆP MÔI GIỚI BẢO HIỂM CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

Điều 105.Hình thức hoạt động.

1.Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài được phép hoạtđộng tại Việt Nam dưới các hình thức sau đây:

a)Doanh nghiệp bảo hiểm liên doanh, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm liên doanh;

b)Doanh nghiệp bảo hiểm 100% vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảohiểm 100% vốn đầu tư nước ngoài.

2.Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài được đặt vănphòng đại diện tại Việt Nam. Văn phòng đại diện không được kinh doanh bảo hiểmtại Việt Nam.

Điều 106. Điều kiện để được cấp giấy phép thành lập và hoạt động.

Cácđiều kiện để được cấp giấy phép thành lập và hoạt động đối với doanh nghiệp bảohiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài bao gồm:

1.Các điều kiện quy định tại Điều 63 của Luật này;

2.Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài đang hoạt độnghợp pháp và trong tình trạng tài chính bình thường;

3.Doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài đượccơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cho phép hoạt động kinh doanh bảo hiểm,hoạt động môi giới bảo hiểm trong lĩnh vực dự kiến tiến hành ở Việt Nam.

Điều 107.Điều kiện để được cấp giấy phép đặt văn phòng đại diện tại Việt Nam.

Điềukiện để được cấp giấy phép đặt văn phòng tại diện của doanh nghiệp bảo hiểm, doanhnghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam bao gồm:

1.Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài đã hoạt độngnăm năm trở lên;

2.Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài có quan hệ hợptác với các cơ quan, tổ chức Việt Nam.

Điều 108.Thẩm quyền cấp giấy phép.

BộTài chính cấp giấy phép thành lập và hoạt động cho doanh nghiệp bảo hiểm, doanhnghiệp môi giới bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài; giấy phép đặt văn phòng đạidiện của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài tạiViệt Nam.

Điếu 109.Hồ sơ xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động.

1.Ngoài các nội dung quy định tại Điều 64 của Luật này, hồ sơ xin cấp giấy phépthành lập và hoạt động đối với doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảohiểm liên doanh còn bao gồm:

a)Điều lệ, giấy phép thành lập và hoạt động của các bên tham gia liên doanh;

b)Hợp đồng liên doanh;

c)Bảng tổng kết tài sản, báo cáo tài chính hàng năm có xác nhận của tổ chức kiểmtoán độc lập về tình hình hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môigiới bảo hiểm nước ngoài nơi đóng trụ sở chính trong ba năm gần nhất.

Điều 110. Hồ sơ xin cấp giấy phép đặt văn phòng đại diện:

Hồsơ xin cấp giấy phép đặt văn phòng đại diện doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệpmôi giới bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam bao gồm:

1.Đơn xin đặt văn phòng đại diện;

2.Giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môigiới bảo hiểm nước ngoài nơi đóng trụ sở chính;

3.Bảng tổng kết tài sản, báo cáo tài chính hàng năm có xác nhận của tổ chức kiểmtoán độc lập về tình hình hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môigiới bảo hiểm nước ngoài trong ba năm gần nhất;

4.Họ, tên, lý lịch của Trưởng văn phòng đại diện tại Việt Nam;.

5.Bản giới thiệu về doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nướcngoài và hoạt động hợp tác với các cơ quan, tổ chức Việt Nam.

Điều 111.Thời hạn cấp giấy phép, lệ phí cấp giấy phép và công bố nội dung hoạt động.

Thờihạn cấp giấy phép, lệ phí cấp giấy phép và công bố nội dung hoạt động đối vớidoanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài;văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nướcngoài được thực hiện theo quy định tại các Điều 65, 66 và 67 của Luật này.

Điều 112.Thu hồi giấy phép.

1.Ngoài các quy định tại Điều 68 của Luật này, doanh nghiệp bảo hiểm, doanhnghiệp môi giới bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài có thể bị thu hồi giấy phépthành lập và hoạt động khi doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảohiểm nước ngoài nơi đóng trụ sở chính bị thu hồi giấy phép thành lập và hoạtđộng.

2.Văn phòng đại điện của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nướcngoài bị thu hồi giấy phép đặt văn phòng đại diện khi doanh nghiệp bảo hiểm,doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài nơi đóng trụ sở chính bị thu hồi giấyphép thành lập và hoạt động.

Điều 113. Những thay đổi phải được chấp thuận.

Nhữngthay đổi phải được chấp thuận đối với doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môigiới bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài được thực hiện theo quy định tại Điều 69của Luật này.

Điều 114. Nội dung hoạt động.

Nộidung hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có vốnđầu tư nước ngoài; văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệpmôi giới bảo hiểm nước ngoài phải tuân theo quy định của Luật này và các quyđịnh khác của pháp luật Việt Nam.

Điều 115. Vốn, quỹ dự trữ và thu chi tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm,doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài.

1.Chính phủ quy định mức vốn pháp định của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệpmôi giới bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài.

2.Việc trích lập quỹ dự trữ bắt buộc và các quỹ dự trữ khác của doanh nghiệp bảohiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài được thực hiệntheo quy định tại Điều 97 của Luật này.

3.Thu, chi tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm cóvốn đầu tư nước ngoài được thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Điều 116.Khả năng thanh toán, ký quỹ, dự phòng nghiệp vụ và đầu tư vốn của doanh nghiệpbảo hiểm có vốn đầu nước ngoài.

1.Doanh nghiệp bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài phải duy trì khả năng thanh toántheo quy định tại Điều 77 của Luật này.

2.Doanh nghiệp bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài phải ký quỹ, trích lập dự phòngnghiệp vụ theo quy định tại Điều 95 và Điều 96 của Luật này.

3.Doanh nghiệp bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài được đầu tư vốn theo quy địnhtại Điều 98 của Luật này.

Điều 117.Chế độ kế toán, kiểm toán và báo cáo tài chính.

1.Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoàiphải thực hiện chế độ kế toán, kiểm toán và báo cáo tài chính theo quy định tạicác Điều 101, 102, 103 và 104 của Luật này.

2.Trong thời hạn 180 ngày, kể từ ngày kết thúc năm tài chính, doanh nghiệp bảohiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài; văn phòng đạidiện của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài phảigửi báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảohiểm nước ngoài cho Bộ Tài chính.

Điều 118.Chuyển lợi nhuận, chuyển tài sản ra nước ngoài.

1.Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm 100% vốn đầu tư nướcngoài được chuyển ra nước ngoái số lợi nhuận còn lại thuộc ở hữu của mình saukhi đã trích lập các quỹ và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính theo quyđịnh của pháp luật Việt Nam.

2.Bên nước ngoài trong doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm liêndoanh được chuyển ra nước ngoài số lợi nhuận được chia sau khi doanh nghiệp bảohiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm liên doanh đã trích lập các quỹ và thựchiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật Việt Nam.

3.Doanh nghiệp bảo hiểm 100% vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài trong doanhnghiệp bảo hiểm liên doanh; doanh nghiệp môi giới bảo hiểm 100% vốn đầu tư nướcngoài và bên nước ngoài trong doanh nghiệp môi giới bảo hiểm liên doanh đượcchuyển ra nước ngoài số tài sản còn lại của mình sau khi đã thanh lý, kết thúchoạt động tại Việt Nam.

4.Việc chuyển tiền và các tài sản khác ra nước ngoài quy định tại các khoản 1, 2và 3 Điều này được thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Điều 119.Các quy định khác.

Chínhphủ quy định cụ thể nội dung, phạm vi và địa bàn hoạt động của doanh nghiệp bảohiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài và văn phòng đạidiện của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài tạiViệt Nam.

Chương VII

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH DOANH BẢO HIỂM

Điều 120.Nội dung quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm.

Nộidung quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm bao gồm:

1.Ban hành và hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về kinh doanhbảo hiểm; xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển thịtrường bảo hiểm Việt Nam;

2.Cấp và thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm,doanh nghiệp môi giới bảo hiểm; giấy phép đặt văn phòng đại diện của doanhnghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam;

3.Ban hành, phê chuẩn, hướng dẫn thực hiện quy tắc, điều khoản, biểu phí, hoahồng bảo hiểm;

4.Áp dụng các biện pháp cần thiếtđể doanh nghiệp bảo hiểm bảo đảm các yêu cầu về tài chính và thực hiện nhữngcam kết với bên mua bảo hiểm;

5.Tổ chức thông tin và dự báo tình hình thị trường bảo hiểm;

6.Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo hiểm;

7.Chấp thuận việc doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm hoạt độngở nước ngoài;

8.Quản lý hoạt động của văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm, doanhnghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam;

9.Tổ chức việc đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý và chuyên môn, nghiệp vụvề bảo hiểm;

10.Thanh tra, kiểm tra hoạt động kinh doanh bảo hiểm; giải quyết khiếu nại, tố cáovà xử lý vi phạm pháp luật về kinh doanh bảo hiểm.

Điều 121. Cơ quan quản lý nhà nước.

1.Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm.

2.Bộ Tài chính chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về kinhdoanh bảo hiểm.

3.Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyềnhạn của mình có trách nhiệm quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm theo quyđịnh của pháp luật.

4.Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiệnquản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm tại địa phương theo quy định của phápluật.

Điều 122.Thanh tra hoạt động kinh doanh bảo hiểm.

1.Việc thanh tra hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm phải được thựchiện đúng chức năng, đúng thẩm quyền và tuân thủ quy định của pháp luật.

Việcthanh tra về tài chính được thực hiện không quá một lần trong một năm đối vôimột doanh nghiệp. Thời hạn thanh tra tối đa không quá 30 ngày, trong trường hợpđặc biệt thời hạn thanh tra được gia hạn theo quyết định của cơ quan cấp trêncó thẩm quyền, nhưng thời gian gia hạn không được quá 30 ngày.

Việcthanh tra bất thường chỉ được thực hiện khi có căn cứ về sự vi phạm pháp luậtcủa doanh nghiệp.

2.Khi tiến hành thanh tra phải có quyết định của người có thẩm quyền; khi kếtthúc thanh tra phải có biên bản kết luận thanh tra. Trưởng đoàn thanh tra chịutrách nhiệm về nội dung biên bản và kết luận thanh tra.

3.Người ra quyết định thanh tra không đúng pháp luật hoặc lợi dụng thanh tra đểvụ lợi, sách nhiễu, gây phiền hà cho hoạt động của doanh nghiệp thì tùy theomức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếugây thiệt hại thì phải bồi thường cho doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

Chương VIII

KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 123.Khen thưởng.

Tổchức, cá nhân có thành tích trong kinh doanh bảo hiểm, phát hiện những hành vivi phạm pháp luật về kinh doanh bảo hiểm thì được khen thưởng theo quy định củapháp luật.

Điều 124.Các hành vi vi phạm pháp luật về kinh doanh bảo hiểm.

Cáchành vi vi phạm pháp luật về kinh doanh bảo hiểm bao gồm:

1.Kinh doanh bảo hiểm không có giấy phép thành lập và hoạt động hoặc không đúngvới nội dung giấy phép thành lập và hoạt động;

2.Vi phạm quy định về cấp giấy phép thành lập và hoạt động, thanh tra, kiểm travà giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

3.Cạnh tranh bất hợp pháp;

4. Ép buộc giao kết hợp đồng bảohiểm;

5.Vi phạm quy định về bảo hiểm bắt buộc;

6.Vi phạm nghĩa vụ giữ bí mật về thông tin có liên quan đến hợp đồng bảo hiểm dobên mua bảo hiểm cung cấp;

7.Cung cấp thông tin, số liệu, báo cáo sai sự thật;

8.Kinh doanh trong điều kiện không bảo đảm yêu cầu về tài chính, vi phạm quy địnhvề vốn pháp định, dự trữ, ký quỹ, trích lập, quản lý và sử dụng dự phòng nghiệpvụ;

9.Vi phạm quy định về đầu tư vốn;

10.Các hành vi khác vi phạm pháp luật về kinh doanh bảo hiểm.

Điều 125.Xử lý vi phạm.

1.Người nào vi phạm quy định của Luật này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạmmà bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệthại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

2.Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm các quy định về cấp giấy phépthành lập và hoạt động, giấy phép đặt văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảohiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam, quản lý nhà nướcvề kinh doanh bảo hiểm và các quy định khác của Luật này thì tùy theo tínhchất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự;nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Điều 126.Khiếu nại, khởi kiện về quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

1.Tổ chức, cá nhân bị xử lý vi phạm hành chính có quyền khiếu nại với cơ quan nhànước có thẩm quyền hoặc khởi kiện tại tòa án theo quy định của pháp luật.

2.Trong thời gian khiếu nại hoặc khởi kiện, tổ chức, cá nhân bị xử lý vi phạmhành chính vẫn phải thi hành quyết định xử lý vi phạm hành chính. Khi có quyếtđịnh giải quyết khiếu nại của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc bản án, quyếtđịnh của tòa án đã có hiệu lực pháp luật thì thi hành theo quyết định giảiquyết khiếu nại của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc theo bản án, quyết địnhcủa tòa án.

Chương IX

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 127.Quy định đối với doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, vănphòng đại diện được thành lập, hoạt động; hợp đồng bảo hiểm được giao kết trướcngày Luật này có hiệu lực.

1.Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm đã thành lập và hoạt độngtheo quyết định thành lập, giấy phép thành lập, giấy phép đầu tư, giấy chứngnhận đủ tiêu chuẩn và điều kiện hoạt động kinh doanh bảo hiểm; văn phòng đạidiện của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài đãhoạt động theo giấy phép đặt văn phòng đại diện cấp trước ngày Luật này có hiệulực thi hành không phải thực hiện các thủ tục xin cấp lại giấy phép.

2.Các hợp đồng bảo hiểm đã giao kết trước ngày Luật này có hiệu lực vẫn được tiếptục thực hiện theo quy định của pháp luật tại thời điểm giao kết hợp đồng.

Điều 128.Hiệu lực thi hành.

1.Luật này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 4 năm 2001.

2.Những quy định trước đây trái với Luật này đều bãi bỏ.

Điều 129.Hướng dẫn thi hành.

Chínhphủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật này./.

Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt NamKhoá X, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 09 tháng 12 năm 2000./.

CHỦ TỊCH QUỐC HỘI
Nông Đức Mạnh

-------------------------------------------------------

QUỐC HỘI
_________

Luật số: 61/2010/QH12

                                                                    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
                                                                                        Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT KINH DOANH BẢO HIỂM



Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10;

Quốc hội ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10.

Điều 1.

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm.

1. Bổ sung khoản 19 và khoản 20 Điều 3 như sau:

“19. Bảo hiểm hưu trí là nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm đạt đến độ tuổi xác định được doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.

20. Bảo hiểm sức khoẻ là loại hình bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm bị thương tật, tai nạn, ốm đau, bệnh tật hoặc chăm sóc sức khỏe được doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.”

2. Khoản 1 Điều 6 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“1. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu bảo hiểm chỉ được tham gia bảo hiểm tại doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động tại Việt Nam; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, người nước ngoài làm việc tại Việt Nam có nhu cầu bảo hiểm được lựa chọn tham gia bảo hiểm tại doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động tại Việt Nam hoặc sử dụng dịch vụ bảo hiểm qua biên giới.”

3. Điều 7 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 7. Các loại nghiệp vụ bảo hiểm

1. Bảo hiểm nhân thọ bao gồm:

a) Bảo hiểm trọn đời;

b) Bảo hiểm sinh kỳ;

c) Bảo hiểm tử kỳ;

d) Bảo hiểm hỗn hợp;

đ) Bảo hiểm trả tiền định kỳ;

e) Bảo hiểm liên kết đầu tư;

g) Bảo hiểm hưu trí.

2. Bảo hiểm phi nhân thọ bao gồm:

a) Bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thiệt hại;

b) Bảo hiểm hàng hoá vận chuyển đường bộ, đường biển, đường thủy nội địa, đường sắt và đường hàng không;

c) Bảo hiểm hàng không;

d) Bảo hiểm xe cơ giới;

đ) Bảo hiểm cháy, nổ;

e) Bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự của chủ tàu;

g) Bảo hiểm trách nhiệm;

h) Bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính;

i) Bảo hiểm thiệt hại kinh doanh;

k) Bảo hiểm nông nghiệp.

3. Bảo hiểm sức khoẻ bao gồm:

a) Bảo hiểm tai nạn con người;

b) Bảo hiểm y tế;

c) Bảo hiểm chăm sóc sức khoẻ.

4. Các nghiệp vụ bảo hiểm khác do Chính phủ quy định.

5. Bộ Tài chính quy định Danh mục sản phẩm bảo hiểm.”

4. Điều 9 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 9. Tái bảo hiểm

Doanh nghiệp bảo hiểm có thể tái bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm khác, bao gồm cả doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài, tổ chức nhận tái bảo hiểm nước ngoài. Doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài, tổ chức nhận tái bảo hiểm nước ngoài phải đạt hệ số tín nhiệm theo xếp hạng của công ty đánh giá tín nhiệm quốc tế do Bộ Tài chính quy định.”

5. Điều 10 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 10. Hợp tác, cạnh tranh và đấu thầu trong kinh doanh bảo hiểm

1. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được hợp tác trong việc tái bảo hiểm, đồng bảo hiểm, giám định tổn thất, giải quyết quyền lợi bảo hiểm, đề phòng và hạn chế tổn thất, phát triển nguồn nhân lực, phát triển sản phẩm bảo hiểm, đào tạo và quản lý đại lý bảo hiểm, chia sẻ thông tin để quản trị rủi ro.

2. Doanh nghiệp bảo hiểm được cạnh tranh về điều kiện, phạm vi, mức trách nhiệm, mức phí, chất lượng dịch vụ, năng lực bảo hiểm và năng lực tài chính.

Việc cạnh tranh phải theo quy định của pháp luật về cạnh tranh và bảo đảm an toàn tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm; mức phí bảo hiểm phải phù hợp với điều kiện, phạm vi, mức trách nhiệm bảo hiểm.

3. Dự án sử dụng vốn nhà nước, tài sản thuộc sở hữu nhà nước hoặc của doanh nghiệp nhà nước phải thực hiện đấu thầu về điều kiện, phạm vi, mức trách nhiệm, mức phí, chất lượng dịch vụ, năng lực bảo hiểm và năng lực tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm.

Việc đấu thầu phải bảo đảm công khai, minh bạch theo quy định của Luật này và pháp luật về đấu thầu.

4. Nghiêm cấm các hành vi sau đây:

a) Cấu kết giữa các doanh nghiệp bảo hiểm hoặc giữa doanh nghiệp bảo hiểm với bên mua bảo hiểm nhằm phân chia thị trường bảo hiểm, khép kín dịch vụ bảo hiểm;

b) Can thiệp trái pháp luật vào việc lựa chọn doanh nghiệp bảo hiểm;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn chỉ định, yêu cầu, ép buộc, ngăn cản tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm;

d) Thông tin, quảng cáo sai sự thật về nội dung, phạm vi hoạt động, điều kiện bảo hiểm, làm tổn hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của bên mua bảo hiểm;

đ) Tranh giành khách hàng dưới các hình thức ngăn cản, lôi kéo, mua chuộc, đe dọa nhân viên hoặc khách hàng của doanh nghiệp bảo hiểm, đại lý bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm khác;

e) Khuyến mại bất hợp pháp;

g) Hành vi bất hợp pháp khác trong hợp tác, cạnh tranh và đấu thầu.”

6. Điều 15 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 15. Thời điểm phát sinh trách nhiệm bảo hiểm

Trách nhiệm bảo hiểm phát sinh khi có một trong những trường hợp sau đây:

1. Hợp đồng bảo hiểm đã được giao kết và bên mua bảo hiểm đã đóng đủ phí bảo hiểm;

2. Hợp đồng bảo hiểm đã được giao kết, trong đó có thỏa thuận giữa doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm về việc bên mua bảo hiểm nợ phí bảo hiểm;

3. Có bằng chứng về việc hợp đồng bảo hiểm đã được giao kết và bên mua bảo hiểm đã đóng đủ phí bảo hiểm.”

7. Điều 59 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 59. Các tổ chức kinh doanh bảo hiểm

Các tổ chức kinh doanh bảo hiểm bao gồm:

1. Công ty cổ phần bảo hiểm;

2. Công ty trách nhiệm hữu hạn bảo hiểm;

3. Hợp tác xã bảo hiểm;

4. Tổ chức bảo hiểm tương hỗ.”

8. Bổ sung khoản 5 Điều 63 như sau:

“5. Tổ chức, cá nhân tham gia góp vốn thành lập doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải có đủ năng lực tài chính và có bằng chứng để chứng minh nguồn tài chính hợp pháp khi tham gia góp vốn thành lập doanh nghiệp bảo hiểm.”

9. Điểm g và điểm h khoản 1 Điều 69 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“g) Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc), chuyên gia tính toán;

h) Chia tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, chuyển đổi hình thức doanh nghiệp, đầu tư ra nước ngoài.”

10. Điểm c khoản 1 Điều 86 được sửa đổi, bổ sung như sau:

c) Có Chứng chỉ đại lý bảo hiểm do cơ sở đào tạo được Bộ Tài chính chấp thuận cấp.

Bộ Tài chính quy định về chương trình, nội dung, hình thức đào tạo, việc cấp Chứng chỉ đại lý bảo hiểm.”

11. Điều 97 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 97. Quỹ dự trữ và Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm

1. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải lập quỹ dự trữ bắt buộc để bổ sung vốn điều lệ và bảo đảm khả năng thanh toán. Quỹ dự trữ bắt buộc được trích hàng năm theo tỷ lệ 5% lợi nhuận sau thuế. Mức tối đa của quỹ này do Chính phủ quy định.

2. Ngoài quỹ dự trữ bắt buộc quy định tại khoản 1 Điều này, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có thể lập các quỹ dự trữ khác từ lợi nhuận sau thuế của năm tài chính theo quy định trong điều lệ của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.

3. Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm được thành lập để bảo vệ quyền lợi của người được bảo hiểm trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm phá sản hoặc mất khả năng thanh toán.

Nguồn để lập Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm được trích lập theo tỷ lệ phần trăm trên phí bảo hiểm áp dụng đối với tất cả hợp đồng bảo hiểm.

Chính phủ quy định việc trích lập và quản lý, sử dụng Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm.”

12. Điều 105 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 105. Hình thức hoạt động

1. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài được phép hoạt động tại Việt Nam dưới các hình thức sau đây:

a) Công ty trách nhiệm hữu hạn bảo hiểm, công ty trách nhiệm hữu hạn môi giới bảo hiểm;

b) Chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài.

2. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới theo quy định của Chính phủ.

3. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài được đặt văn phòng đại diện tại Việt Nam. Văn phòng đại diện không được kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam.”

13. Điều 108 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 108. Thẩm quyền cấp giấy phép

Bộ Tài chính cấp giấy phép thành lập và hoạt động cho doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài; giấy phép đặt văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam.”

14. Khoản 4 Điều 120 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“4. Giám sát hoạt động kinh doanh bảo hiểm thông qua hoạt động nghiệp vụ, tình hình tài chính, quản trị doanh nghiệp, quản trị rủi ro và việc chấp hành pháp luật của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm; áp dụng các biện pháp cần thiết để doanh nghiệp bảo hiểm bảo đảm các yêu cầu về tài chính và thực hiện những cam kết với bên mua bảo hiểm;”

15. Điều 122 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 122. Thanh tra chuyên ngành kinh doanh bảo hiểm

1. Cơ quan quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành kinh doanh bảo hiểm.

2. Tổ chức và hoạt động của thanh tra chuyên ngành kinh doanh bảo hiểm theo quy định của Luật này và pháp luật về thanh tra.”

16. Bổ sung khoản 3 Điều 127 như sau:

“3. Chứng chỉ đào tạo đại lý bảo hiểm đã được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực vẫn có giá trị sử dụng, không phải làm thủ tục chuyển đổi thành Chứng chỉ đại lý bảo hiểm.”

Điều 2

1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 07 năm 2011.

2. Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn các điều, khoản được giao trong Luật; hướng dẫn những nội dung cần thiết khác của Luật này để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước.

_________________________________________________________________

Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 24 tháng 11 năm 2010.

CHỦ TỊCH QUỐC HỘI
Nguyễn Phú Trọng