Thursday, August 7, 2014

Giấy chứng nhận đầu tư

Giấy chứng nhận đầu tư đúng như tên gọi, là văn bản do chính quyền (UBND) cấp cho một doanh nghiệp khi doanh nghiệp này đăng ký dự án đầu tư tại Việt Nam. Việc cấp giấy chứng nhận đầu tư thực hiện theo qui định tại Luật đầu tư 2005.

Tuy nhiên, không phải bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải đăng ký để được cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Việc đăng ký và cấp Giấy chứng nhận đầu tư phụ thuộc vào qui mô (vốn) và đặc tính của dự án đầu tư. Về nguyên tắc, Giấy chứng nhận đầu tư có thể thay thế cho Giấy đăng ký kinh doanh ( do Sở KHĐT cấp).

 
Dưới đây là một Giấy chứng nhận đầu tư do UBND TP.HCM đã cấp cho một khách hàng của công ty luật hợp danh Ecolaw.




















------------------------------------


Phân tích pháp lý của luật sư Trần Hồng Phong:


1. Theo qui định tại Luật đầu tư, những dự án đầu tư trong nước có quy mô vốn đầu tư dưới 15 tỷ đồng và không thuộc Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện thì nhà đầu tư (doanh nghiệp) không phải làm thủ tục đăng ký đầu tư. Những dự án đầu tư trong nước có quy mô vốn đầu tư từ 15 –dưới 300 tỷ đồng, nếu không thuộc Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện thì nhà đầu tư làm thủ tục đăng ký đầu tư tại cơ quan nhà nước quản lý đầu tư cấp tỉnh để được cấp Giấy chứng nhận đầu tư.

2. Đối với dự án có vốn đầu tư nước ngoài có quy mô vốn đầu tư dưới 300 tỷ đồng Việt Nam và không thuộc Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện thì nhà đầu tư làm thủ tục đăng ký đầu tư tại cơ quan nhà nước quản lý đầu tư cấp tỉnh để được cấp Giấy chứng nhận đầu tư. ( Tất nhiên là phải sau khi thẩm tra và đáp ứng đầy đủ các qui định).

3. Nhà đầu tư nước ngoài lần đầu đầu tư vào Việt Nam phải có dự án đầu tư và làm thủ tục đăng ký đầu tư hoặc thẩm tra đầu tư tại cơ quan nhà nước quản lý đầu tư để được cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

4. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã thành lập tại Việt Nam nếu có dự án đầu tư mới thì được làm thủ tục thực hiện dự án đầu tư đó mà không nhất thiết phải thành lập tổ chức kinh tế mới.

5. Thời hạn hoạt động của dự án có vốn đầu tư nước ngoài phù hợp với yêu cầu hoạt động dự án và không quá 50 năm; trường hợp cần thiết, Chính phủ quyết định thời hạn dài hơn đối với dự án nhưng không quá 70 mươi năm. Thời hạn hoạt động của dự án được ghi trong Giấy chứng nhận đầu tư.

6. Nhà đầu tư khi tạm ngừng dự án đầu tư phải thông báo với cơ quan nhà nước quản lý đầu tư để được xác nhận làm cơ sở cho việc xem xét miễn, giảm tiền thuê đất trong thời hạn tạm ngừng dự án. Dự án được cấp Giấy chứng nhận đầu tư sau mười hai tháng mà nhà đầu tư không triển khai hoặc không có khả năng thực hiện theo tiến độ đã cam kết và không có lý do chính đáng thì bị thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư.

--------------------------------------

Bài liên quan:

• Nhà đầu tư nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam lần đầu cần biết