Tuesday, August 19, 2014

Em muốn tự tử vì bị mẹ chửi bới, sỉ nhục


Nhiều bậc cha mẹ nuôi dạy con không đúng cách, đã làm con mình phải tủi thân, bất hạnh (ảnh minh họa)

(Ecolaw.vn) - Với tiêu đề “Đau buồn vì người mẹ tàn nhẫn, độc ác”, một học sinh 16 tuổi đã gửi thư tâm sự, bày tỏ ý định muốn bỏ nhà ra đi và xin lời khuyên. Nhưng Ecolaw chưa biết phải trả lời ra sao. Em học sinh đã gửi cho chúng tôi một lá thư bằng ngôn ngữ tuổi teen. Chúng tôi đã phải “dịch” ra, toàn văn như sau:

“Em thật sự rất buồn, đau khổ vì người mẹ của mình, em mới 16 đã bị mẹ em đánh đập, chửi vã, sỉ nhục, em đau đầu nhiều khi muốn tự tử chết cho xong, nhưng em thương ba, em gái, chị gái của mình. Mẹ em đánh em, sỉ nhục em một cách quá đáng em thực sự không chịu nổi. Mẹ em có tính giận cá chém thớt vì một chuyện bực tức nào đó mà có thể sẵn sàng mang em ra chửi, đánh mà không một chút thương sót.


Bản thân của em đã phải chịu biết bao nhiêu chuyện đau buồn mà em không thể kể được với ai. Áp lực trong học tập, trong cuộc sống hàng ngày cũng đủ để làm em muốn vỡ tung đầu ra. Em đau khổ có nhiều đêm em khóc vì tủi thân, cô đơn, không người quan tâm tới mình. Em ghét mẹ em lắm.

Mẹ em gây ra cho em những vết thương dường như không thể xóa nhòa, thấy người ta có mẹ để được tâm sự, xẻ chia, được mẹ che chở nhưng em thì không!

Có những hôm ngồi ăn cơm mà bị chửi nuốt miếng cơm mà em đau đớn, nhục nhã, em muốn bỏ nhà đi cho xong nhưng em không muốn mang tiếng là đứa hư hỏng. Em phải nhịn nhục.

Em cũng được nhiều bạn trai thích, điều này cũng làm má em chửi và sỉ nhục em. Em không ăn cơm thì bảo là ra đường trai cho tiền ăn, rồi em ngậm đắng miệng nuốt cơn đau vào tim. Bây giờ thực sự em không chịu nổi nữa, em đau đầu vì có một người mẹ như thế.

Em cần lời khuyên xin các cô chú. Hãy giấu địa chỉ email của cháu. Cháu xin cám ơn.

-------------------------------

Nguyên văn lá thư gốc:

E thật sự rất buồn,đau khổ vì ng me cua mjh,e m0j 16t da bj me e danh dap chuj va,sj nhuc e dau dau lam nhju khj muon tu tu chet cho xog nhug e thuog pa,e gaj,chj gaj cua mjh,me e dah e sj nhuc e 1 cach wa dang e that su k chju n0j,me e co tjh gjan ca chem thot vj 1 chuyen buc tuc nao do ma co the san sang mang e ra chuj,danh ma k 1 chut thuog xot,ban than cua e da paj chju bjt pnhju chjen dau pun ma k the ke dk vs aj,ap luc trog hoc tap,trog cuoc sog hag ngay cug du de lam e mun vo tug dau ra,e dau kho co nhju dem e khoc vj tuj than,co don,k ng wtam toj mjh e gket me e lam,me e gay ra cho e nhug vet thuog duog nhu k the xoa nhoa,thay ng ta co me de dc tam su se chja dk me che cho nkug e thj ko!co nkug hom ngoj an com ma bj chuj nuot mjeg com ma e dau don nhuc nha,e mun bo nha dj cho xog nkug e k mun mag tjeg la dua hu hog e paj nhjn nhuc!e dc rat nhju pan traj thjx djeu nay cug lam ma e chuj va sj nhuc khj thay e ko an com thj pao la ra dg traj cho tjen an roj e ngam dag mjeg nuot c0n dau vao tjm pjo that su e k chju n0j nua e dau dau vj co 1ng me nhu the e can loj khuyen xjn cac co chu hay gjau dja chj email cua chau chau xjn cam on

-------------------

Ý kiến của Ecolaw:

Chúng tôi vẫn chưa biết phải trả lời, hay nói đúng hơn là động viên em học sinh như thế nào cho “hợp tình, hợp lý”, có sức thuyết phục (vì chúng tôi không có chuyên gia tâm lý xã hội học)

Tuy nhiên, trước mắt chúng tôi quyết định đăng lá thư này với hy vọng các bậc phụ huynh sẽ có cơ hội “nhìn lại mình” để gìn giữ mái ấm gia đình. Và mong lắm thay, nếu người mẹ của em học sinh này tình cờ đọc được tiếng lòng của con gái mình.