Thursday, August 7, 2014

Bản án dân sự sơ thẩm

Bản án dân sự sơ thẩm là kết quả xét xử sơ thẩm của một vụ án dân sự. Theo qui định, bản án sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật, các bên đương sự được quyền kháng cáo (chống án) trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tòa tuyên án.

Dưới đây là một bản án dân sự sơ thẩm do Tòa án nhân dân quận 1 TP. Hồ Chí Minh tuyên – liên quan đến vụ kiện về báo chí.











 ---------------------------------------

Phân tích pháp lý của luật sư Trần Hồng Phong:

1. Toà án ra bản án nhân danh nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Bản án gồm có phần mở đầu, phần nội dung vụ án và nhận định của Toà án, phần quyết định.

2. Trong phần mở đầu phải ghi rõ tên Toà án xét xử sơ thẩm; số và ngày thụ lý vụ án; số bản án và ngày tuyên án; họ, tên của các thành viên Hội đồng xét xử, Thư ký Toà án, Kiểm sát viên, người giám định, người phiên dịch; tên, địa chỉ của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức khởi kiện; người đại diện hợp pháp, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự; đối tượng tranh chấp; số, ngày, tháng, năm của quyết định đưa vụ án ra xét xử; xét xử công khai hoặc xét xử kín; thời gian và địa điểm xét xử.

3. Trong phần nội dung vụ án và nhận định của Toà án phải ghi yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, khởi kiện của cơ quan, tổ chức; đề nghị, yêu cầu phản tố của bị đơn; đề nghị, yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; nhận định của Toà án; điểm, khoản và điều luật của văn bản quy phạm pháp luật mà Toà án căn cứ để giải quyết vụ án.
Trong nhận định của Toà án phải phân tích những căn cứ để chấp nhận hoặc không chấp nhận yêu cầu, đề nghị của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.

4. Trong phần quyết định phải ghi rõ các quyết định của Toà án về từng vấn đề phải giải quyết trong vụ án, về án phí và quyền kháng cáo đối với bản án; trường hợp có quyết định phải thi hành ngay thì phải ghi rõ quyết định đó.

5. Trong bản án trên, có đề cập đến một số vấn đề pháp lý bổ ích liên quan đến hoạt động báo chí và bồi thường thiệt hại về tinh thần.

 ------------------------------------------------

Bài liên quan:

Báo Thanh Niên “hoàn toàn không có hàm ý giễu cợt” nhạc sĩ Lê Hoàng Long?