Cơn bão tuyết này là nguyên nhân khiến chính quyền Mỹ phải ban bố tình trạng khẩn cấp vào tháng 12-2009 (ảnh minh họa)
Sự kiện để Chính phủ công bố tình trạng khẩn cấp có thể là do thiên nhiên ( như thảm họa động đất, sóng thần, bão tuyết …) hoặc do chính con người ( như âm mưu đảo chính, biểu tình, cháy nổ …). Trong những trường hợp như vậy, nhà cầm quyền có thể ra lệnh cho các cơ quan của chính phủ thi hành các kế hoạch nhằm khắc phụ hoặc ngăn chặn những hậu quả do tình trạng khẩn cấp gây ra.
Ví dụ: Chính quyền Mỹ đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp do bão tuyết vào nửa cuối tháng 12-2009. Theo thống kê, cơn bão đã làm hàng chục người chết, nhiều khu vực bị mất điện, hàng trăm chuyến bay bị hủy hoặc hoãn...
Với việc ban bố tình trạng khẩn cấp, Nhà nước cũng có thể ra lệnh hạn chế một số quyền tự do dân sự của công dân trong một thời gian nhất định. Chẳng hạn như : cấm không đi vào khu vực nguy hiểm ( đang diễn ra sự kiện là nguyên nhân tuyên bố tình trạng khẩn cấp), cấm tụ tập, cấm đi lại sau 12 giờ đêm …
Những điều trình bày như trên chỉ mang tính chất khái niệm. Vì tình trạng khẩn cấp do Chính phủ ban bố, cho nên có thể thấy mỗi quốc gia có thể qui định khi nào thì tuyên bố tình trạng khẩn cấp – theo những tiêu chuẩn và điều kiện khác nhau.
Tuy nhiên, có thể thấy nếu tình trạng “trình trạng khẩn cấp” duy trì quá lâu, kéo dài trong một thời gian nhiều tháng, thậm chí cả năm thường là sự biểu hiện của việc hạn chế sự dân chủ, quyền tự do công dân hoặc sự yếu kém của chính quyền. Vì người dân sẽ bị hạn chế những hoạt động, sinh hoạt bình thường của mình trong thời gian dài.
Thuật ngữ pháp lý Ecolaw là sản
phẩm trí tuệ của Công ty luật hợp danh Ecolaw, do các luật sư biên soạn theo
quy định của pháp luật hiện hành, có ý nghĩa và chỉ nên xem là tư liệu tham
khảo. Công ty luật hợp danh Ecolaw không chịu trách nhiệm trong trường hợp quí
vị sử dụng vào các mục đích khác.
|
CÔNG TY LUẬT HỢP DANH ECOLAW – ĐỊA CHỈ TIN CẬY CỦA MỌI NGƯỜI
|