Hỏi: Tôi thường xuyên truy cập vào website của Ecolaw để tự bồi dưỡng kiến thức pháp luật. Bằng thư này tôi muốn nhờ Quý luật sư tư vấn giúp nội dung sau: Thông thường tôi mới chỉ biết phạm trù ủy quyền của các nhân cho cá nhân. Nhưng thực tế tôi thấy có văn bản ủy quyền của Công ty cho một đơn vị trực thuộc (Thông lệ là Phiếu giao nhiệm vụ hoặc Quyết định giao nhiệm vụ của Công ty cho đơn vị trực thuộc). Kính nhờ Quý công ty làm rõ tính chất pháp lý về việc Công văn của Công ty ủy quyền cho đơn vị trực thuộc. Trân trọng ! (Nguyen Th)
Luật sư Trần Hồng Phong trả lời:
Câu hỏi của anh khá thú vị và có tính thực tiễn cao. Tôi có vài ý trao đổi dưới đây theo hiểu biết của mình.
Trước hết, trong một doanh nghiệp, luôn phải có “người đại diện theo pháp luật” (thông thường là giám đốc – được ghi rõ trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh)– là người thay mặt công ty ký kết các loại văn bản, hợp đồng trong quá trình điều hành, quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, theo quyền hạn luật định của mình (được ghi nhận trong Luật doanh nghiệp, Điều lệ công ty …) giám đốc có quyền phân công công việc cho các bộ phận, cá nhân cấp dưới có liên quan. Chẳng hạn như giao cho Phòng Marketting thực hiện chức năng tìm khách hàng – thể hiện qua các văn bản hành chính pháp lý (trong nội bộ công ty) như Phiếu/Quyết định giao nhiệm vụ …
Như vậy, yếu tố cần lưu ý là việc giao nhiệm vụ/phân công công việc chỉ mang tính chất nội bộ - trong một doanh nghiệp/tổ chức. Còn khi giao dịch với đối tác khác (bên ngoài), vẫn phải do “người đại diện theo pháp luật” của doanh nghiệp thực hiện (trừ trường hợp có ủy quyền hợp pháp). Chẳng hạn như giám đốc có thể ủy quyền cho Phó giám đốc ký các hợp đồng kinh doanh có giá trị dưới 1 tỷ đồng.
Trong khi đó, ủy quyền là việc một cá nhân nhờ/thuê một cá nhân khác được quyền thay mặt mình – với tư cách là người đại diện theo ủy quyền – thực hiện một công việc cụ thể nào đó, thuộc quyền và/hoặc nghĩa vụ của mình. Theo qui định của pháp luật, việc ủy quyền nhất thiết phải được lập thành (thể hiện bằng) văn bản và phải được công chứng, chứng thực.
Chẳng hạn : công ty A bị một khách hàng kiện ra Tòa án đòi nợ. Theo qui định, giám đốc công ty A – với tư cách là người đại diện theo pháp luật của công ty phải tới “hầu tòa”. Thế nhưng, vì lý do nào đó, vị giám đốc này không trực tiếp ra Tòa mà có thể lập văn bản, ủy quyền cho Trưởng phòng kinh doanh “đi thay” cho mình – với tư cách là “người đại diện theo ủy quyền”.
Tóm lại: Ủy quyền và phân công công việc là hai nội hàm khác nhau về bản chất, hình thức. Thân mến. www.ecolaw.vn
Chuyên mục Luật sư tư vấn Ecolaw do các luật sư
của công ty luật hợp danh Ecolaw thực hiện. Quí vị hãy gửi câu hỏi theo địa
chỉ ecolaw2@gmail.com để được giải
đáp hoàn toàn miễn phí – trừ trường hợp câu hỏi quá phức tạp hoặc không rõ
ràng. Thông tin càng chi tiết, cụ thể - nội dung tư vấn càng chính xác, hiệu
quả. Phần lớn các câu hỏi – đáp (được mã hóa để bảo mật) sẽ được đăng trên
website này nhằm mục đích phổ biến kiến thức pháp luật phổ thông cho mọi
người.
Quí vị có thể click vào menu “Luật sư tư vấn” để tìm đọc thêm các
vấn đề mà mình quan tâm.
Lưu
ý: bài viết trên thuộc lĩnh vực “Thương
mại – Doanh nghiệp”
|
CÔNG TY LUẬT ECOLAW – ĐỊA CHỈ TIN CẬY CỦA MỌI NGƯỜI
23
Lê Lư, P. Phú Thọ Hoà, Q. Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh
Email:
ecolaw1@ecolaw.vn - website: www.ecolaw.vn
|