Khi khởi kiện hoặc có yêu cầu độc lập trong một vụ án (dân sự/ hành chính/lao động … ) đương sự phải đóng tiền tạm ứng án phí. Tiếp đó, kết quả xét xử sẽ quyết định đương sự sẽ phải chịu án phí là bao nhiêu hoặc có thể được hoàn trả lại hay không. Vấn đề án phí, lệ phí tòa án được quy định tại Pháp lệnh án phí, lệ phí tòa án ban hành ngày 27-2-2009.
Những quy định chung
Án phí được hiểu là chi phí tiến hành tố tụng mà cá nhân/ tổ chức (có nghĩa vụ) phải đóng cho cơ quan có thẩm quyền sau khi vụ án được xét xử xong. Cụ thể sau khi một vụ án được xét xử xong, Tòa tuyên án và ra bản án/ quyết định Tòa án , trong đó có tuyên án người phải chịu án phí và số tiền án phí phải chịu.
Nói chung, trong bất kỳ vụ án loại nào (hình sự, dân sự, hành chính …) đều có qui định về lệ phí, án phí. Ngoài ra, do việc xét xử ở Việt Nam thông qua hai cấp tòa (sơ thẩm và phúc thẩm), nên mỗi giai đoạn cũng có qui định khác nhau, gọi là án phí sơ thẩm và án phí phúc thẩm.
Khi nộp đơn khởi kiện, đương sự phải đóng tạm ứng án phí - được tính trên trên tổng giá trị tranh chấp, gọi là tiền tạm ứng án phí (TƯAP). Khi kháng cáo (chống lại bản án sơ thẩm), đương sự phải nộp TƯAP phúc thẩm.
Cơ quan thu tiền TƯAP, án phí Tòa án là kho bạc nhà nước cấp quận/huyện, cơ quan thi hành án dân sự.
Các trường hợp không phải nộp tiền TƯAP, án phí
• Người khiếu kiện về danh sách cử tri bầu cử đại biểu QH, đại biểu HĐND;
• Cơ quan, tổ chức khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước; hoặc kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án theo thủ tục phúc thẩm.
• Viện kiểm sát (VKS) khởi tố vụ án hành chính;
• VKS kháng nghị bản án, quyết định của Toà án theo thủ tục phúc thẩm;
Các trường hợp được miễn nộp toàn bộ tiền TƯAP, án phí
• Người khởi kiện vụ án hành chính là thương binh; bố, mẹ liệt sỹ; người có công với cách mạng;
• Người lao động (NLĐ) khởi kiện đòi tiền lương, trợ cấp mất việc, thôi việc … giải quyết những vấn đề bồi thường thiệt hại hoặc vì bị sa thải, chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật;
• Người yêu cầu cấp dưỡng, xin xác định cha, mẹ cho con chưa thành niên, hoặc đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự;
• Người khiếu kiện quyết định, hành vi hành chính trong việc áp dụng hoặc thi hành biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã; đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục; đưa vào cơ sở chữa bệnh;
• Cá nhân, hộ gia đình thuộc diện nghèo theo quy định của Chính phủ;
• Người yêu cầu bồi thường về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm.
Trường hợp miễn nộp một phần tiền TƯAP, án phí Toà án
• Người có khó khăn về kinh tế được UBND cấp xã hoặc tổ chức nơi người đó làm việc xác nhận.
• Mức tiền được miễn không vượt quá 50% mức tiền TƯAP, án phí phải nộp.
• Người được miễn tiền TƯAP, án phí phải nộp đơn đề nghị được miễn tiền TƯAP, án phí cho Tòa án (có ghi rõ lý do và căn cứ được miễn, v2 có xác nhận của UBND cấp xã hoặc tổ chức nơi người đó làm việc).
II. Án phí trong vụ án hình sự (Án phí hình sự)
Bao gồm: án phí hình sự sơ thẩm, phúc thẩm, án phí dân sự sơ thẩm (trường hợp Tòa án giải quyết cả phần dân sự trong vụ án hình sự), án phí dân sự phúc thẩm đối với trường hợp có kháng cáo về phần dân sự trong vụ án hình sự.
1. Nghĩa vụ nộp tiền TƯAP trong vụ án hình sự:
- Bị cáo và các đương sự trong vụ án hình sự không phải nộp tiền TƯAP hình sự sơ thẩm, phúc thẩm và tiền TƯAP dân sự sơ thẩm liên quan.
- Các đương sự trong vụ án hình sự kháng cáo về phần dân sự phải nộp tiền TƯAP dân sự phúc thẩm (trừ trường hợp không phải nộp hoặc được miễn nộp tiền TƯAP.
2. Nghĩa vụ chịu án phí sơ thẩm trong vụ án hình sự
- Người bị kết án phải chịu án phí hình sự sơ thẩm.
- Người bị hại đã yêu cầu khởi tố phải chịu án phí hình sự sơ thẩm trong trường hợp vụ án được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại, nếu Toà án tuyên bố bị cáo không có tội hoặc vụ án bị đình chỉ do người khởi tố rút đơn yêu cầu khởi tố.
3. Nghĩa vụ chịu án phí phúc thẩm trong vụ án hình sự
• Bị cáo, người đại diện hợp pháp của bị cáo kháng cáo quyết định về hình sự / hình sự và dân sự của bản án sơ thẩm, nếu Toà phúc thẩm giữ nguyên quyết định về hình sự/ dân sự của bản án sơ thẩm.
• Người bị hại kháng cáo trong trường hợp vụ án được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại và Toà án cấp phúc thẩm giữ nguyên quyết định của bản án, tuyên bố bị cáo không phạm tội.
• Người kháng cáo phần quyết định về dân sự của bản án sơ thẩm.
• Trường hợp Tòa phúc thẩm hủy bản án, quyết định sơ thẩm để điều tra, xét xử lại hoặc đình chỉ vụ án thì người kháng cáo không phải chịu án phí hình sự phúc thẩm.
• Người kháng cáo rút đơn kháng cáo trước khi mở phiên toà phúc thẩm hoặc tại phiên toà phúc thẩm không phải chịu án phí hình sự phúc thẩm.
• Người kháng cáo không phải chịu án phí phúc thẩm trong trường hợp yêu cầu kháng cáo của họ được Tòa phúc thẩm chấp nhận.
Mức án phí hình sự:
Loại án phí
|
Mức án phí
|
Hình sự sơ thẩm
|
200 ngàn đồng
|
Hình sự phúc thẩm
|
200 ngàn đồng
|
III. Án phí trong vụ án hành chính (Án phí hành chính)
Bao gồm: án phí sơ thẩm, phúc thẩm, án phí dân sự sơ thẩm (trường hợp có giải quyết về bồi thường thiệt hại), án phí dân sự phúc thẩm (trường hợp có kháng cáo về phần bồi thường thiệt hại).
1. Án phí, tiền TƯAP sơ thẩm:
Nghĩa vụ nộp tiền TƯAP sơ thẩm:
• Người khởi kiện vụ án hành chính phải nộp tiền TƯAP, trừ trường hợp không phải nộp hoặc được miễn nộp tiền TƯAP.
• Người yêu cầu bồi thường thiệt hại trong vụ án hành chính không phải nộp tiền TƯAP dân sự sơ thẩm.
• Người có nghĩa vụ nộp tiền TƯAP trong vụ án hành chính sơ thẩm phải nộp tiền TƯAP sơ thẩm bằng mức án phí sơ thẩm.
Thời hạn nộp tiền TƯAP sơ thẩm
Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của Toà án về việc nộp tiền TƯAP, người khởi kiện phải nộp tiền.
Nghĩa vụ chịu án phí sơ thẩm
• Người có quyết định/ hành vi hành chính bị khiếu kiện phải chịu án phí trong trường hợp Toà án tuyên quyết định/ hành vi hành chính đó trái pháp luật.
• Người khởi kiện phải chịu án phí trong trường hợp Toà án tuyên quyết định/ hành vi hành chính đó là đúng pháp luật.
2. Án phí, tiền TƯAP phúc thẩm:
Nghĩa vụ nộp tiền TƯAP phúc thẩm
• Người kháng cáo phải nộp tiền TƯAP, trừ trường hợp không phải nộp hoặc được miễn nộp tiền TƯAP.
• Mức tiền TƯAP phúc thẩm bằng mức án phí phúc thẩm.
• Các đương sự kháng cáo về bồi thường thiệt hại phải nộp tiền TƯAP dân sự phúc thẩm, trừ trường hợp không phải nộp hoặc được miễn nộp tiền TƯAP.
Thời hạn nộp tiền TƯAP phúc thẩm
Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của Toà án cấp sơ thẩm về việc nộp tiền TƯAP, người kháng cáo phải nộp tiền TƯAP phúc thẩm và nộp cho Toà sơ thẩm biên lai nộp tiền TƯAP, trừ trường hợp có lý do chính đáng.
Nghĩa vụ chịu án phí phúc thẩm
• Người kháng cáo phải chịu án phí phúc thẩm, nếu Toà phúc thẩm giữ nguyên bản án sơ thẩm, , trừ trường hợp yêu cầu của họ được Tòa chấp nhận.
• Trường hợp Toà án cấp phúc thẩm hủy, sửa một phần hoặc toàn bộ bản án sơ thẩm thì người kháng cáo không phải chịu án phí phúc thẩm.
• Đương sự rút kháng cáo trước khi mở phiên toà phúc thẩm phải chịu 50% mức án phí, nếu rút tại phiên toà phải chịu toàn bộ án phí.
Người kháng cáo phần quyết định về bồi thường thiệt hại phải chịu án phí dân sự phúc thẩm, trừ trường hợp yêu cầu của họ được Tòa chấp nhận.
Mức án phí hành chính:
Loại án phí
|
Mức án phí
|
Án phí hành chính sơ thẩm
|
200 ngàn đồng
|
Án phí hành chính phúc thẩm
|
200 ngàn đồng
|
IV. Án phí trong vụ án dân sự (Án phí dân sự)
Gồm: Án phí dân sự sơ thẩm đối với vụ án dân sự có giá ngạch, không có giá ngạch, án phí dân sự phúc thẩm.
Vụ án dân sự không có giá ngạch là vụ án mà trong đó yêu cầu của đương sự không phải là một số tiền hoặc không thể xác định được giá trị bằng một số tiền cụ thể. Ví dụ : một đương sự nộp đơn kiện yêu cầu tòa án giải quyết việc truy nhận cha. Như vậy, trong vụ án này không liên quan gì đến chuyện tiền bạc, tài sản – nên không có “giá ngạch”.
Vụ án dân sự có giá ngạch là vụ án mà trong đó yêu cầu của đương sự là một số tiền hoặc là tài sản có thể xác định được bằng một số tiền cụ thể.
1. Án phí, tiền TƯAP dân sự sơ thẩm
Nghĩa vụ nộp tiền TƯAP
Nguyên đơn, bị đơn có yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập trong vụ án dân sự.
• Trường hợp vụ án có nhiều nguyên đơn mà mỗi nguyên đơn có yêu cầu độc lập thì mỗi nguyên đơn phải nộp tiền TƯAP theo yêu cầu riêng của mỗi người.
• Trường hợp vụ án có nhiều bị đơn mà mỗi bị đơn có yêu cầu phản tố độc lập thì mỗi bị đơn phải nộp tiền TƯAP theo yêu cầu riêng của mỗi người.
Thời hạn nộp tiền TƯAP
Người có nghĩa vụ nộp tiền TƯAP trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của Toà án về việc nộp tiền TƯAP phải thi hành.
Nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm
• Đương sự phải chịu án phí đối với yêu cầu của họ không được Toà chấp nhận.
• Nguyên đơn, bị đơn phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập phải chịu án phí tương ứng với phần yêu cầu không được Tòa án chấp nhận.
• Bị đơn phải chịu án phí tương ứng với phần yêu cầu của nguyên đơn đối với bị đơn được Toà án chấp nhận.
2. Án phí, tiền TƯAP dân sự phúc thẩm
Nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng
• Người kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm, trừ trường hợp không phải nộp hoặc được miễn nộp tiền TƯAP.
• Mức tiền TƯAP dân sự phúc thẩm bằng mức án phí dân sự phúc thẩm.
Thời hạn nộp tiền TƯAP dân sự phúc thẩm
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của Toà án cấp sơ thẩm về việc nộp tiền TƯAP phúc thẩm, người kháng cáo phải nộp tiền TƯAP phúc thẩm và nộp cho Toà án cấp sơ thẩm biên lai nộp tiền TƯAP.
Nghĩa vụ chịu án phí dân sự phúc thẩm
• Đương sự kháng cáo phải chịu án phí dân sự phúc thẩm, nếu Toà án cấp phúc thẩm giữ nguyên bản án, quyết định sơ thẩm.
• Trường hợp Toà án cấp phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm thì đương sự kháng cáo không phải chịu án phí dân sự phúc thẩm; Toà án cấp phúc thẩm phải xác định lại nghĩa vụ nộp án phí sơ thẩm.
• Trường hợp Toà án cấp phúc thẩm huỷ bản án sơ thẩm để xét xử sơ thẩm lại thì đương sự kháng cáo không phải chịu án phí phúc thẩm.
• Đương sự rút kháng cáo trước khi mở phiên toà phúc thẩm phải chịu 50% mức án phí phúc thẩm, nếu rút kháng cáo tại phiên toà phúc thẩm phải chịu toàn bộ án phí phúc thẩm.
• Trường hợp nguyên đơn rút đơn khởi kiện trước khi mở phiên toà phúc thẩm hoặc tại phiên toà phúc thẩm và được bị đơn đồng ý thì các đương sự phải chịu án phí sơ thẩm và 50% án phí phúc thẩm.
3. Mức án phí dân sự:
Mức án phí dân sự sơ thẩm không có giá ngạch và án phí dân sự phúc thẩm:
Loại án phí
|
Mức án phí
|
Dân sự sơ thẩm: vụ án về tranh
chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động không có giá ngạch
|
200
ngàn đồng
|
Dân sự sơ thẩm: vụ án tranh
chấp kinh doanh, thương mại không có giá ngạch
|
2 triệu
đồng
|
Dân sự
phúc thẩm
|
200 ngàn đồng
|
Mức án phí sơ thẩm đối với các vụ án về tranh chấp dân sự có giá ngạch:
Giá trị tài sản có tranh chấp
|
Mức án phí
|
4 triệu đồng trở xuống
|
200 ngàn đồng
|
Trên 4 triệu – 400 triệu đồng
|
5% giá trị tài sản có tranh chấp
|
Trên 400 triệu - 800 triệu đồng
|
20 triệu đồng + 4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp
vượ quá 400 triệu đồng
|
Trên 800 triệu – 2 tỷ đồng
|
36 triệu đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp
vượt quá 800 triệu đồng
|
Trên 2 tỷ - 4 tỷ đồng
|
72 triệu đồng + 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp
vượt quá 2 tỷ đồng
|
Trên 4 tỷ đồng
|
112 triệu đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản có tranh chấp
vượt quá 4 tỷ đồng.
|
Mức án phí sơ thẩm đối với các vụ án về tranh chấp kinh doanh, thương mại có giá ngạch:
Giá trị tài sản có tranh chấp
|
Mức án phí
|
40 triệu
đồng trở xuống
|
2 triệu
đồng
|
Trên 40
triệu – 400 triệu đồng
|
5% của
giá trị tranh chấp
|
Trên
400 triệu – 800 triệu đồng
|
20 triệu
đồng + 4% của phần giá trị tranh chấp vượt quá 400 triệu đồng
|
Trên
800 triệu – 2 tỷ đồng
|
36 triệu
đồng + 3% của phần giá trị tranh chấp vượt quá 800 triệu đồng
|
Trên 2
tỷ - 4 tỷ đồng
|
72 triệu đồng + 2% của phần giá trị tranh
chấp vượt quá 2 tỷ đồng
|
Trên 4
tỳ đồng
|
112
triệu đồng + 0,1% của phần giá trị tranh chấp vượt quá 4 tỷ đồng.
|
Mức án phí sơ thẩm đối với các vụ án về tranh chấp lao động có giá ngạch:
Giá trị tài sản có tranh chấp
|
Mức án phí
|
4 triệu
đồng trở xuống
|
200
ngàn đồng
|
Trên 4
triệu – 400 triệu đồng
|
3% của
giá trị tranh chấp, nhưng không dưới 200 ngàn đồng
|
Trên
400 triệu – 2 tỷ đồng
|
12
triệu đồng + 2% của phần giá trị có tranh chấp vượt quá 400 triệu đồng
|
Trên 2
tỷ đồng
|
44 triệu
đồng + 0,1% của phần giá trị có tranh chấp vượt quá 2 tỷ đồng
|
Ví dụ:
Hợp đồng kinh tế có giá trị tranh chấp là 480 triệu đồng. (Thuộc trường hợp từ trên 400 triệu đến 800 triệu đồng).
Mức án phí sơ thẩm mà đương sự phải chịu sẽ là:
20 triệu đồng + 4% x 80 triệu đồng (phần giá trị vượt quá 400 triệu đồng) = 23,2 triệu đồng.
Cẩm nang pháp luật Ecolaw là tài sản trí tuệ của
công ty luật hợp danh Ecolaw, có ý nghĩa và chỉ nên sử dụng như là tài liệu
tham khảo. Công ty luật hợp danh Ecolaw không chịu trách nhiệm trong trường hợp
quí vị sử dụng vào mục đích khác.
Quí vị có thể click vào menu
“Cẩm nang pháp luật” để tìm đọc vấn
đề pháp lý mà mình quan tâm.
Lưu ý:
bài viết trên thuộc lĩnh vực: Tố tụng Dân sự - Hình sự
|
CÔNG
TY LUẬT HỢP DANH ECOLAW – ĐỊA CHỈ TIN CẬY CỦA MỌI NGƯỜI
843 Lê Hồng Phong, P.12, Quận
10, TP. Hồ Chí Minh
Email: ecolaw1@gmail.com -
website: www.ecolaw.vn
|