Thursday, August 21, 2014

Hỏi về việc thăm con sau ly hôn quá khó khăn


Hỏi: Toi va chong toi ly hon tu thang 4 nam 2010 voi ly do chong toi ngoai tinh co hai con rieng. Trong quyet dinh ly hon chong toi duoc quyen truc tiep nuoi duong con (khi chau 5 tuoi) vi luc do kinh te tai chinh cua toi khong on dinh co nguy co that nghiep. Toi vao Sai Gon lap nghiep. Nhung tu khi nhan duoc quyet dinh ly hon thi chong toi khong o nha de cham soc con chung ma lai bo di theo vo moi vao tan Kien Giang de cham soc cho hai con rieng. Chong toi giao con cho ong ba noi o Nha Trang ma ko duoc su dong y cua toi. Khi biet tin nay toi da ve nha va dua chau vao Sai Gon o cung toi. Chau di hoc toi he thi toi cho chau ve Nha Trang tham ong ba noi nhung khi ve thi ong ba lai giu chau khong cho toi tiep tuc nuoi con.


Den thang 2-2012 chong toi ve nha, dua vo moi va hai con rieng theo. Hien tai con toi dang song trong ngoi nha 60m2 cung ong ba noi, cha, me ke va hai em cung cha khac me.

Viec toi tham chau gap rat nhieu kho khan. Khi toi ve tham con va xin duoc dua con ra ngoai di cong vien de giai tri sau gio hoc hoac di tham ong ba ngoai chau thi cha va ong ba noi chau khong cho ma con gay kho khan khi toi tham chau.

Vay toi muon hoi: toi co the lam nhu the nao de duoc dua con toi ra ngoai? Truong hop ngoai le, bang cach nao do toi da dua con toi ve voi toi truoc khi toa an trieu tap toi va chong toi ve viec chuyen doi quyen nuoi con thi co gay kho khan gi cho toi không? Neu co thi nhung kho khan do la gi? Toi xin chan thanh cam on ( Minh H.)

Luật sư Trần Hồng Phong trả lời:

Đúng là mỗi nhà mỗi cảnh. Câu chuyện của bạn thật là buồn và tôi thật tình cũng không biết phải bình luận ra sao.

Tôi nhớ cách đây cũng chỉ vài tháng, trên mạng có đưa tin về việc một người bố sau khi ly hôn mỗi lần ghé thăm con đều rất khó khăn. Con gái nhỏ ở với mẹ (nhà giàu), mỗi lần đến thăm con người bố phải đứng ngoài hàng rào (vì người mẹ gây khó khăn, không mở cửa), con đứng trong hàng rào, cha con nắm tay nhau cứ như là trong tù. Nhìn cảnh ấy (clip) nhiều người rơi nước mắt. Mà chưa hết, sau đó vì cãi cọ (trong lúc thăm con), trong lúc nóng nảy người em vợ đã dùng dao đâm chết người bố (từng là anh rể của mình). Người bố trẻ khi đến thăm con, có nhờ một người bạn quay lại cảnh con trong rào bố ngoài rào, để sau này con lớn sẽ biết bố thương con biết nhường nào. Đây là một câu chuyện rất đau lòng, cảm động và hoàn toàn có thật (bạn có thể tìm đọc trên website Webtrtho.com và nhiều tờ báo khác).

Với hoàn cảnh của bạn, rõ ràng việc thăm và giành quyền nuôi con thật quá khó khăn và bất công.

Theo tôi nghĩ, bên nên gửi Đơn ra tòa án, đề nghị thay đổi người nuôi con. Cụ thể là đề nghị bạn được quyền nuôi con. Với hoàn cảnh như của người chồng cũ của bạn hiện nay, có lẽ người vợ mới, về mặt tâm lý và tình cảm, cũng sẽ cảm thấy “vui” và “nhẹ gánh hơn” nếu không có mặt đứa con riêng của chồng và người vợ trước. Nhất là khi họ cũng đã có tới hai đứa con khác.

Riêng con bạn, chắc chắn cháu không thể hoàn toàn hạnh phúc khi phải sống với mẹ kế trong bối cảnh như vậy.

Vấn đề đặt ra là bạn phải có sự chuẩn bị và ổn định về mặt vật chất, chỗ ở. Chứ nếu không ổn định, thì việc nuôi dạy con cũng sẽ rất khó khăn ( giả sử là bạn sẽ giành được quyền nuôi con trong thời gian tới).

Trong trường hợp của bạn, Công ty luật hợp danh Ecolaw đồng ý nhận hỗ trợ làm đơn và tư vấn giúp bạn (miễn phí) trong giai đoạn đầu. Nếu OK, bạn có thể gửi bản án ly hôn và các thông tin khác có liên quan cho chúng tôi qua đường email. Lưu ý là chúng tôi chỉ làm đơn giúp thôi nhé, chứ không trực tiếp tham gia vào vụ án. Và bạn cần xác định là con đường cũng như thủ tục giành quyền nuôi con sẽ tốn kém, mất nhiều thời gian, công sức và thậm chí có thể “thua” nếu phía người chồng quá “mạnh”.

Riêng việc bạn hỏi trường hợp “ngoại lệ”, bằng cách nào đó bạn sẽ “đưa con về với mình trước” – nếu xét về mặt pháp luật thì sai. Thậm chí nếu ở Mỹ còn có thể bị xem là phạm tội hình sự (về tội bắt cóc). Như trường hợp của Lý Hương ( em diễn viên Lý Hùng). Tuy nhiên, ở Việt Nam thì tôi chưa thấy/hoặc chưa biết ai bị “xử” vì hành vi “bắt trộm” con ruột của mình. Chắc cũng không sao đâu bạn ạ. ( Thú thật là tôi cũng cảm thấy không được tự tin lắm khi nói như vậy. Xem như tôi bỏ phiếu … trắng). Nhưng bất luận thế nào thì bạn cũng cần phải cân nhắc, suy xét thật kỹ trước khi hành động. Việc giành quyền nuôi con không nhất thiết phải "bắt trộm" con như bạn tính.www.ecolaw.vn


Chuyên mục Luật sư tư vấn Ecolaw do các luật sư của công ty luật hợp danh Ecolaw thực hiện. Quí vị hãy gửi câu hỏi theo địa chỉ ecolaw2@gmail.com để được giải đáp hoàn toàn miễn phí – trừ trường hợp câu hỏi quá phức tạp hoặc không rõ ràng. Thông tin càng chi tiết, cụ thể - nội dung tư vấn càng chính xác, hiệu quả. Phần lớn các câu hỏi – đáp (được mã hóa để bảo mật) sẽ được đăng trên website này nhằm mục đích phổ biến kiến thức pháp luật phổ thông cho mọi người.  
Quí vị có thể click vào menu “Luật sư tư vấn” để tìm đọc thêm các vấn đề mà mình quan tâm.
Lưu ý: bài viết trên thuộc lĩnh vực “Hôn nhân gia đình – Quyền trẻ em”

CÔNG TY LUẬT HỢP DANH ECOLAW – ĐỊA CHỈ TIN CẬY CỦA MỌI NGƯỜI

843 Lê Hồng Phong, P.12, Quận 10, TP. Hồ Chí Minh
Email: ecolaw1@gmail.com - website: www.ecolaw.vn