Đến ngày đó bên tôi chở hàng đi giao như đã thỏa thuận nhưng bên công ty AP không đến nhận hàng. Qua ngày hôm sau (ngày 10/10/2010) do mưa bão nên gần như là toàn bộ số hàng đó bị ướt. Vậy bên nhà tôi và bên công ty đó bên nào phải chịu trách nhiệm? Mong luật sư hướng dẫn dùm, tôi xin cảm ơn. ( Nguyen Thi Th Tr).
Luật sư Trần Hồng Phong trả lời :
Trường hợp của chị xem như hai bên có tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hóa. Vấn đề đặt ra là xác định lỗi thuộc về ai và hướng giải quyết (theo qui định của pháp luật) như thế nào.
Qui định về quyền và nghĩa vụ của các bên trong việc mua bán hàng hóa được qui định tại Luật Thương Mại. Theo đó, bên bán có nghĩa vụ chính phải giao hàng đúng về số lượng, chất lượng, đúng thời gian, địa điểm. Còn bên mua phải thanh toán tiền mua hàng và nhận hàng theo đúng thỏa thuận.
Như vậy, theo trình bày của chị thì bên mua (công ty AP đã vi phạm thỏa thuận – không đến nhận hàng đúng thời hạn).
Tuy nhiên, việc hàng hóa (gạo) sau đó bị ướt là do mưa. Mà lúc mắc mưa thì hàng hóa chưa giao cho bên mua và đang “nằm trong tay” bên bán. Hay nói cách khác, gạo ướt có phần là do bên bán đã không che chắn, bảo quản gạo đúng cách. Đây có thêm xem là một dạng “rủi ro” trong mua bán hàng hóa.
Luật Thương Mại qui định về thời điểm chuyển rủi ro trong mua bán hàng hoá như sau: “Trong trường hợp có địa điểm giao hàng xác định thì rủi ro được chuyển cho bên mua khi hàng hoá đã được giao cho bên mua”.
Xét về thời điểm chuyển quyền sở hữu hàng hoá, luật qui định quyền sở hữu được chuyển từ bên bán sang bên mua kể từ thời điểm hàng hóa được chuyển giao.
Như vậy, nếu việc vận chuyển thuộc nghĩa vụ của bên bán (bên chị) thì ở đây có thể thấy việc rủi ro ( gạo bị ướt) đã diễn ra trước thời điểm chuyển rủi ro từ bên bán sang bên mua. Trong trường hợp này, bên bán phải chịu hậu quả về việc rủi ro. Và/vì lúc này, số gạo trên vẫn thuộc quyền sở hữu của bên bán. Nói một cách đơn giản và dễ hiểu thì : gạo là hàng hóa, do vậy “ở trong tay ai” thì bất kể ai đúng ai sai – người đang giữ vẫn phải có trách nhiệm trông nom, bảo quản.
( Lưu ý thêm : trường hợp hàng hoá bị mất mát, hư hỏng sau thời điểm rủi ro được chuyển từ bên bán sang bên mua (trừ trường hợp mất mát, hư hỏng do lỗi của bên bán gây ra), thì bên mua vẫn phải thanh toán tiền mua hàng) .
Tóm lại, bên chị (bên bán) phải chịu trách nhiệm về chuyển rủi ro ( gạo bị ướt), và vẫn phải có nghĩa vụ giao hàng đầy đủ cho công ty AP. Tuy nhiên, trong trường hợp này việc rủi ro (cũng là thiệt hại) có nguyên nhân từ sự vi phạp hợp đồng của công ty AP. Do vậy, nếu trong hợp đồng có qui định về việc phạt do vi phạm hợp đồng thì bên chị có quyền yêu cầu bên mua thanh toán số tiền phạt (tối đa 8% giá trị hợp đồng).
Ngoài ra, bên chị còn có quyền yêu cầu bên mua phải bồi thường thiệt hại do việc không đến nhận đúng hạn “góp phần” gây nên thiệt hại cho bên chị. Thiệt hại bao nhiêu và đòi bồi thường được bao nhiêu phụ thuộc vào thực tế và khả năng chứng minh (hợp lý) của bên chị. Nhưng chắc chắn là không thể đòi đủ giá trị của 20 tấn gạo. Vì nguyên nhân gạo bị hỏng do “lỗi” của chính bên chị là chính. Đây có lẽ cũng là một bài học kinh nghiệm chung cho bên bán hàng. Vài ý trao đổi cùng chị. www.ecolaw.vn
Chuyên mục Luật sư tư vấn Ecolaw do các luật sư của công ty luật hợp danh Ecolaw thực hiện. Quí vị hãy gửi câu hỏi theo địa chỉ ecolaw2@gmail.com để được giải đáp hoàn toàn miễn phí – trừ trường hợp câu hỏi quá phức tạp hoặc không rõ ràng. Thông tin càng chi tiết, cụ thể - nội dung tư vấn càng chính xác, hiệu quả. Phần lớn các câu hỏi – đáp (được mã hóa để bảo mật) sẽ được đăng trên website này nhằm mục đích phổ biến kiến thức pháp luật phổ thông cho mọi người.
Quí vị có thể click vào menu “Luật sư tư vấn” để tìm đọc thêm các vấn đề mà mình quan tâm.
Lưu ý: bài viết trên thuộc lĩnh vực “Thương mại – Doanh nghiệp”
|
CÔNG TY LUẬT ECOLAW – ĐỊA CHỈ TIN CẬY CỦA MỌI NGƯỜI
23 Lê Lư, P. Phú Thọ Hoà, Q. Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh
Email: ecolaw1@ecolaw.vn - website: www.ecolaw.vn
|