Mục đích của việc xác lập giao dịch dân sự là vì lợi ích, quyền lợi ... mà các bên mong muốn đạt được theo ý định chủ quan của mình.
Các mối quan hệ xã hội "chồng chéo" như một rừng cây, nhờ có sự điều tiết của pháp luật mà trở nên "ngay hàng thẳng lối" (ảnh minh họa)
Theo qui định tại Bộ luật dân sự, giao dịch dân sự là “hợp đồng” hoặc “hành vi pháp lý đơn phương” làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
Theo 3 ví dụ như trên, việc mua tờ báo làm phát sinh quan hệ mua bán, việc gửi xe máy làm phát sinh quan hệ gửi giữ tài sản, việc ký tên vào giấy báo nhận thư làm phát sinh quan hệ giao nhận tài sản …
Giao dịch dân sự được xem là có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự (tức là phải đủ tuổi, không bị hạn chế về tinh thần, có quyền tham gia giao dịch ...)
- Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội ( ví dụ : nếu hai người thỏa thuận mua bán chất ma túy – đây là việc mà pháp luật cấm, do vậy nội dung giao dịch này là “vi phạm điều cấm” )
- Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện.
Như đã nói, xét về mặt hình thức, giao dịch dân sự có thể là :
- Văn bản (hợp đồng), lời nói (miệng) hoặc
- Hành vi
Tuy nhiên, nếu pháp luật qui định cụ thể hình thức của loại giao dịch phải là “hợp đồng” hay “hợp đồng có công chứng” chẳng hạn – thi các bên tham gia giao dịch phải tuân thủ đúng theo hình thức đó thì mới được xem là giao dịch có hiệu lực.
Ví dụ : ông A bán nhà cho ông B. Luật qui định việc mua bán nhà phải được lập thành hợp đồng (văn bản), có công chứng. Do vậy, nếu ông A và ông B chỉ mua bán “miệng” với nhau hoặc làm “giấy tay” về việc mua bán thì giao dịch mua bán nhà giữa hai bên xem như chưa/không có hiệu lực pháp luật (hay còn gọi là giao dịch dân sự vô hiệu).
Một điều cần lưu ý là, trong trường hợp có tranh chấp về giao dịch dân sự giữa các bên, thì tòa án là nơi duy nhất có thẩm quyền xem xét và phán quyết một giao dịch dân sự là vô hiệu hay không vô hiệu.
( Theo Bộ luật dân sự)
Thuật ngữ pháp lý Ecolaw là sản
phẩm trí tuệ của Công ty luật hợp danh Ecolaw, do các luật sư biên soạn theo
quy định của pháp luật hiện hành, có ý nghĩa và chỉ nên xem là tư liệu tham
khảo. Công ty luật hợp danh Ecolaw không chịu trách nhiệm trong trường hợp quí
vị sử dụng vào các mục đích khác.
|
CÔNG TY LUẬT HỢP DANH ECOLAW – ĐỊA CHỈ TIN CẬY CỦA MỌI NGƯỜI
|