Hỏi: Tôi đang định cư ở Hoa Kỳ. Năm 2009 vừa qua, cha tôi khi qua đời có làm di chúc để lại cho riêng tôi một căn nhà tại TP Hồ Chí Minh (mẹ tôi đã qua đời năm 2000). Xin hỏi: Tôi có được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà đối với căn nhà đó không? Nếu không được thì tôi phải làm gì để nhận phần di sản thừa kế của mình ? ( Nguyễn Sĩ H., LA, Hoa Kỳ)
Luật sư Trần Hồng Phong trả lời:
1. Bạn có thể được đứng tên sở hữu nhà nếu …
Trước hết, phải xác định rõ là di chúc do cha anh để lại có hợp pháp hay không. Nếu thực sự căn nhà do cha anh là chủ sở hữu, không ai tranh chấp thì sau khi cha anh chết di chúc phát sinh hiệu lực pháp luật. Tức là anh trở thành người được hưởng di sản thừa kế - ở đây là căn nhà.
Theo qui định, anh phải làm thủ tục kê khai di sản thừa kế để hợp thức hóa việc thừa kế di sản do cha anh để lại. Trường hợp của anh là trường hợp mà pháp luật gọi là “người nhận thừa kế là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài”.
Theo qui định tại Nghị định 84/2007 ngày 25.5.2007 thì trong trường hợp người nhận thừa kế là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người này không thuộc diện đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam - theo quy định tại Điều 126 - Luật Nhà ở, thì người nhận thừa kế không được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà.
Theo qui định tại Điều 126 Luật Nhà ở năm 2005, thì người Việt Nam định cư ở nước ngoài (bao gồm công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam) thuộc 5 nhóm đối tượng sau thì được sở hữu nhà tại Việt Nam:
- Người về Việt Nam đầu tư lâu dài.
- Người có công với đất nước.
- Nhà văn hoá, nhà khoa học có nhu cầu về hoạt động thường xuyên tại Việt Nam
- Người có nhu cầu về sống ổn định tại Việt Nam.
- Người được phép cư trú tại Việt Nam từ 03 tháng trở lên thì mới được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
Như vậy, nếu bạn thuộc 1 trong 5 nhóm đối tượng trên thì sẽ được phép làm thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà đối với căn nhà mà cha bạn để lại cho bạn.
Ngược lại, nếu bạn không thuộc nhóm nào trong 5 nhóm đối tượng trên thì bạn sẽ không được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà – cho dù đó là căn nhà cha bạn để lại cho bạn.
2. Làm sao để nhận phần di sản thừa kế của mình?
Giả sử bạn không thuộc trường hợp được phép sở hữu nhà tại Việt Nam vì không thuộc trong 5 nhóm đối tượng kể trên. Khi đó, bạn vẫn có quyền và có thể hưởng phần di sản do cha để lại bằng hình thức “chuyển hóa” từ vật quá giá trị (tiền).
Cụ thể, bạn có thể bán căn nhà này ( sau khi đã làm thủ tục kê khai di sản thừa kết) cho người khác. Sau đó, bạn có thể sử dụng số tiền này tại Việt Nam hoặc chuyển số tiền bán nhà về Mỹ.
Lưu ý là việc chuyển tiền ra nước ngoài ( dù là tiền từ di sản thừa kế) phải tuân theo qui định về ngoại hối do Nhà nước Việt Nam qui định. (www.ecolaw.vn)
-------------------------------
Luật áp dụng:
- Bộ luật dân sự.
- Luật đất đai.
- Luật Nhà ở.
- Nghị định 84/2007.
Chuyên mục Luật sư tư vấn Ecolaw do các luật sư
của công ty luật hợp danh Ecolaw thực hiện. Quí vị hãy gửi câu hỏi theo địa
chỉ ecolaw2@gmail.com để được giải
đáp hoàn toàn miễn phí – trừ trường hợp câu hỏi quá phức tạp hoặc không rõ
ràng. Thông tin càng chi tiết, cụ thể - nội dung tư vấn càng chính xác, hiệu
quả. Phần lớn các câu hỏi – đáp (được mã hóa để bảo mật) sẽ được đăng trên
website này nhằm mục đích phổ biến kiến thức pháp luật phổ thông cho mọi
người.
Quí vị có thể click vào menu “Luật sư tư vấn” để tìm đọc thêm các
vấn đề mà mình quan tâm.
Lưu
ý: bài viết trên thuộc lĩnh vực “Dân
sự, tranh chấp dân sự”
|
CÔNG TY LUẬT HỢP DANH ECOLAW – ĐỊA CHỈ TIN CẬY CỦA MỌI NGƯỜI
843
Lê Hồng Phong, P.12, Quận 10, TP. Hồ Chí Minh
Email:
ecolaw1@gmail.com - website: www.ecolaw.vn
|