Ngày 28-7-2014, trong một diễn biến bất ngờ, Tòa án Trọng tài Quốc tế ở The Hague (Hà Lan) đã ra phán quyết buộc chính phủ Nga của tổng thống Putin phải bồi thường thiệt hại cho tập đoàn dầu khí Yukos (từng là tập đoàn dầu khí tư nhân lớn nhất nước Nga thập niên 2000) số tiền lên tới 50 tỷ USD. Theo bản án, đến tháng 1-2015, Nga phải trả hết số tiền 50 tỉ USD cho nguyên đơn.
Tòa án Trọng tài Quốc tế ở The Hague - Hà Lan. Ảnh: Reuters
Đây là kết quả tổng hợp của 3 vụ kiện riêng biệt, được xem xét tại Tòa án Trọng tài Quốc tế ở thành phố The Hague sau 10 năm, kể từ năm 2004. Nguyên đơn chính là tập đoàn dầu khí Yukos do cựu Chủ tịch Mikhail Khodorkovsky – nhà tài phiệt giàu nhất nước Nga, quản lý và bị đơn là chính phủ Nga. Theo đơn kiện, chính phủ Nga bị cáo buộc đã chiếm đoạt tổng cộng khoảng 100 tỉ USD của tập đoàn dầu khí Yukos.
Phán quyết của Tòa án trọng tại quốc tế Hagua có thể xem là một đòn nặng cân đánh vào chính phủ Nga và cá nhân tổng thống Putin. Vì nó được công bố trong lúc Moscow đang gặp khủng hoảng kinh tế trầm trọng từ việc cấm vận của Mỹ và EU - do bị cáo buộc liên quan đến cuộc xung đột đang diễn ra tại miền Đông Ukraine, vụ máy bay Malaysia MH17 bị rơi hôm 17-7-2014 và vụ Nga sáp nhập bán đảo Crimea của Ukcaine vào Nga vài tháng trước.
Yêu cầu bồi thường được nhóm công ty con, gồm công ty cổ phần GML thuộc tập đoàn Menatep (mà Khodorkovsky từng dùng để điều hành Yukos) đưa ra. Trên thực tế, việc Tòa án trọng tài yêu cầu Nga bồi thường số tiền thiệt hại 50 tỉ USD cho nguyên đơn là ít hơn một nửa so với số tiền đề nghị của nguyên đơn là 114 tỉ USD. Ngoài ra, chính phủ Nga còn phải chịu số tiền 65 tỉ USD chi phí pháp lý.
Phán quyết chính thức của tòa án nêu rõ Moscow đã vi phạm Hiến chương Năng lượng của EU, do đã có hành động phân phối lại tài sản của Yukos, sau khi tập đoàn này bị buộc phá sản vào năm 2003.
Ông Tim Osborne, giám đốc GML, đã tỏ ý hoan nghênh quyết định của tòa án.
Tuy nhiên, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tuyên bố Nga sẽ kháng cáo và nhấn mạnh các cổ đông của GML sẽ phải cố gắng nhiều hơn nữa để có thể nhận được tiền bồi thường.
Hãy cùng ngược dòng thời gian, để nhìn lại con đường đi đến kết quả trên. Và thêm một lần nữa chứng minh rằng Putin đã và đang đưa nước Nga đi trên một con đường riêng biệt và cô lập với phần còn lại của thế giới. Qua đó, người ta cũng cảm nhận rằng quyền lực của Putin tại Nga là vô biên và không bị thách thức.
------------------------------
Vụ án Tập đoàn dầu khí lớn nhất nước Nga Yukos
và cựu Chủ tịch Mikhail Khodorkovsky
Hồi 1: Tháng 5/2005
Ông Khodorkhovsky, chủ tịch tập đoàn Yukos lĩnh án 9 năm tù
Ông Khodorkovsky (trái) và Lebedev tại một phiên tòa ở Moscow, họ bị giam bên trong một khung sắt - Ảnh: Reuters
Ngày 31/5/2014, Tòa án TP. Mátxcơva (Nga) đã tuyên án đối với nhà tài phiệt Mikhail Khodorkovsky, cựu Chủ tịch tập đoàn dầu mỏ lớn nhất Nga Yukos, 9 năm tù giam vì 11 tội danh, trong đó có những tội nghiêm trọng như trốn thuế, gian lận và biển thủ công quỹ.
Cùng đó, hai cộng sự của Khodorkovsky là Platon Lebedev, cũng bị tuyên phạt 9 năm tù giam và Andrey Krainov bị 5 năm tù giam.
Phiên tòa xét xử vụ Khodorkovsky bắt đầu từ ngày 20/7/2004 và kéo dài hơn 9 tháng.
Từ cuối tháng 10/2003, báo chí Nga đồng loạt đưa tin về việc phát hiện vụ bê bối tài chính của tập đoàn dầu mỏ Yukos. Ngay lập tức, Chủ tịch Yukos là ông M. Khodorkhovsky bị bắt giữ với tội danh gian lận, trốn thuế và lừa đảo.
Trước khi bị bắt, Khodorkhovsky được xem là tỷ phú giàu nhất nước Nga hiện tại, với khối tài sản trị giá 15 tỷ USD. Khodorkhovsky từng được coi là doanh nghiệp trẻ thành công nhất tại Nga, nhờ quá trình tư nhân hoá các tài sản nhà nước trong những năm 1990.
Sự kiện Khodorkovsky bị kết án đã đẩy tập đoàn dầu khí lớn nhất Nga Yukos bước vào một giai đoạn hết sức khó khăn.
Hồi 2: Tháng 8/2006
Yukos bị tòa án tuyên bố phá sản, phải bán tài sản để trả nợ thuế cho nhà nước
Ngày 1-8-2006, toà án trọng tài tại Matxcơva đã tuyên bố phá sản đối với Tập đoàn dầu khí - công ty Yukos của cựu tỷ phú Mikhail Khodorkovsky. Việc này được xem là hành động mở đường cho việc "thanh lý" nhà nước đối với tập đoàn dầu mỏ một thời được coi là lớn nhất nước Nga.
Phán quyết của thẩm phán Pavel Markov được đánh giá là đã hạ màn cho "vở kịch Yukos" - kéo dài suốt 3 năm từ năm 2003. Mà kết cục là nhà cựu tỷ phú Mikhail Khodorkovsky, người sáng lập Yukos, phải ngồi tù 9 năm tại Siberia và nhà máy sản xuất lớn nhất của tập đoàn sẽ bị bán đi để thanh toán tiền nợ thuế.
Những chủ nợ lớn nhất của Yukos là Cơ quan thuế liên bang và công ty dầu mỏ thuộc sở hữu nhà nước OAO Rosneft. Yuganskneftegaz, nhà máy sản xuất lớn nhất của Yukos, đã được bán cho OAO Rosneft vào tháng 12/2004 trong một vụ đấu giá gây tranh cãi để trang trải khoản nợ thuế lên tới nhiều tỷ USD của Yukos.
Qua đó chỉ sau một đêm sau khi mua Yuganskneftegaz, Công ty nhà nước (Nga) Rosneft trở thành tập đoàn dầu mỏ lớn thứ ba tại Nga, với số vốn có thể cạnh tranh ngang ngửa với tập đoàn hàng đầu thế giới như Exxon Mobil của Mỹ và Aramco của Ảrập Xêút.
"Đây là án tử hình đối với Yukos", Drew Holliner, luật sư của Yukos, phát biểu sau khi nghe tuyên án.
Những người chống đối chính phủ Nga và thổng thống Putin cho rằng vụ án Yukos thực chất là vụ án chính trị, là ngón đòn trừng phạt của Putin đối với những tham vọng chính trị của tỷ phú Khodorkovsky và thể hiện nỗ lực của Matxcơva trong việc kiểm soát khu vực dầu mỏ, có tầm quan trọng chiến lược của Nga.
tại thời điểm Yukos bị tuyên phá sản, cựu chủ tịch Khodorkovsky đang thụ án tù 8 năm vì tội gian lận và trốn thuế tại một nhà tù ở vùng hoang vu giá lạnh Siberia.
Hồi 3: Tháng 12/2013
Putin ra tay nhân đạo, ân xá cho đối thủ chính trị cựu tỷ phú Khodorkovsky
Theo thông báo từ điện Kremlin, ngày 20-12-2013, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã chính thức ký lệnh ân xá cho người từng là tỷ phú giàu nhất nước Nga, Mikhail Khodorkovsky, cựu chủ tịch Tập đoàn dầu khí Yukos. Putin cho phép thả tự do cho ông này sau gần một thập kỷ cầm tù.
"Vì những yếu tố nhân đạo, tôi ký lệnh ân xá cho Mikhail Borisovich Khodorkovsky và giải thoát cho ông ta khỏi những hình phạt theo hình thức cầm tù. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày được ký," - lệnh ân xá của ông Putin có đoạn viết như vậy.
Quyết định ân xá trên được cho là “gây sốc” đã được đưa ra sau cuộc họp báo kéo dài hôm 19/12/2013. Tại cuộc họp báo, ông Putin cũng đã nói rằng người tù nhân nổi tiếng nhất nước Nga đã xin được khoan hồng vì những lý do nhân đạo, như mẹ ông ta bị ốm nặng.
Ông Putin nói với các nhà báo: “Ông ấy đã trải qua hơn 10 năm bị tước tự do, đây là hình phạt rất nghiêm khắc. Theo luật pháp, Khodorkovsky phải tự viết đơn xin ân xá gửi lên Tổng thống. Nhưng ông ấy đã không làm điều đó. Cách không lâu ông ta đã có đơn xin ân xá gửi đến tôi. Trong đơn có trình bày về việc mẹ của ông ta bị ốm nặng. Tôi cho rằng, vì lý do nhân đạo có thể sẽ thông qua những quyết định phù hợp và trong tương lai gần có thể sẽ ký lệnh ân xá cho ông ta”.
Theo hãng tin AFP, ông Khodorkovsky từng nói rằng ông ta sẽ không bao giờn xin Putin ân xá cho mình. Vì như thế cũng đồng nghĩa với việc ta thừa nhận việc bị tòa án Nga kết tội là đúng. Một điều mà trước đó ông vẫn luôn đấu tranh chống đối.
Tuy nhiên, theo mạng Kommersant, ông Khodorkovsky có thể đã xin ân xá sau cuộc gặp với các quan chức ngành an ninh trước khi diễn ra phiên tòa xử ông lần thứ ba. Nguồn tin này cho hay, trong cuộc gặp thì ông Khodorkovsky đã được thông báo về tình trạng sức khỏe của mẹ ông là bà Marina, 79 tuổi, hiện rất yếu do bị ung thư.
Trong khi đó, các nhà bình luận chính trị và kinh tế cho rằng lý do chính khiến Khodorkovsky được tổng thống Putin ân xá chẳng qua là do Nga muốn cải thiện hình ảnh một nước Nga dân chủ trước Olympic mùa Đông Sochi 2014. Hơn nữa, ông Putin chắc cũng đánh giá rằng Khodorkovsky không còn đủ sức là một đối thủ chính trị tiềm tàng của mình.