( Ảnh chụp lại với sự đồng ý của đương sự (nguyên đơn) trong vụ án)
------------------------------
Phân tích pháp lý của luật sư Trần Hồng Phong:
1. Theo đúng tên gọi, quyết định đưa vụ án ra xét xử xác định việc Tòa án quyết định việc chính thức đưa vụ án ra xét xử và thông báo cho các bên liên quan (nguyên đơn, bị đơn …– trong vụ án dân sự, bị cáo, bị hại … - trong vụ án hình sự) được biết. Theo nguyên tắc xét xử công khai, những nội dung trong Quyết định đưa vụ án ra xét xử đều được công khai, không có gì là bí mật.
2. Theo qui định tại Điều 195 Bộ luật tố tụng dân sự, quyết định đưa vụ án ra xét xử phải có các nội dung chính sau đây:
a) Ngày, tháng, năm ra quyết định;
b) Tên Toà án ra quyết định;
c) Vụ án được đưa ra xét xử;
d) Tên, địa chỉ của nguyên đơn, bị đơn hoặc người khác khởi kiện yêu cầu Toà án giải quyết vụ án, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
đ) Họ, tên Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký Toà án và họ, tên Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân dự khuyết, nếu có;
e) Họ, tên Kiểm sát viên tham gia phiên toà, nếu có;
g) Ngày, giờ, tháng, năm, địa điểm mở phiên toà;
h) Xét xử công khai hoặc xét xử kín;
i) Họ, tên những người được triệu tập tham gia phiên toà.
3. Ngay sau khi ban hành, Quyết định đưa vụ án ra xét xử phải được gửi cho các đương sự và Viện kiểm sát cùng cấp. Thông thường, cùng với việc gửi (tống đạt) Quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án cũng gửi Giấy triệu tập tham dự phiên tòa cho đương sự.
4. Về nguyên tắc, đương sự có quyền nhận được Quyết định đưa vụ án ra xét xử, để biết rõ những vấn đề liên quan đến việc xét xử vụ án của mình ( thể hiện tại các nội dung trong quyết định). Từ đó, có thể có sự chuẩn bị để tham dự phiên tòa một cách có hiệu quả nhất. Chẳng hạn như biết Hội đồng xét xử là những vị nào? Có gì bất thường hay không? Phía bên “đối phương” có luật sư hay không? Tòa có triệu tập giám định viên hay không? …vv.
5. Theo qui định, khi khai mạc phiên toà, Chủ toạ phiên toà phải đọc Quyết định đưa vụ án ra xét xử. Chính vì vậy, nếu đương sự vì lý do nào đó chưa/không nhận được Quyết định đưa vụ án ra xét xử, hoặc Hội đồng xét xử khác với Hội đồng xét xử ghi trong Quyết định đưa vụ án ra xét xử … đều là những sai phạm tố tụng thuộc dạng “nghiêm trọng”, dẫn đến việc phải hoãn phiên tòa hoặc bị hủy án.
6. Chính vì vậy, và nói tóm lại, đương sự khi tham gia vào một vụ án (dù bất kỳ là tư cách nào), cần biết rõ mình có quyền được nhận Quyết định đưa vụ án ra xét xử trước khi phiên tòa diễn ra ít nhất là vài ngày. Nếu không nhận được, cần phải nêu ý kiến tại phiên tòa và có quyền đề nghị hoãn phiên tòa để có thời gian chuẩn bị tốt hơn, cũng như tránh cho việc xét xử bị/được tiến hành một cách trái pháp luật.
Mẫu văn bản Ecolaw là
tài sản trí tuệ của công ty luật hợp danh Ecolaw. Có ý nghĩa và chỉ nên sử dụng
như tài liệu tham khảo. Công ty luật hợp danh Ecolaw không chịu trách nhiệm
trong trường hợp quí vị sử dụng vào mục đích khác.
Quí vị
có thể click vào menu “Mẫu văn bản” để thao khảo thêm về những
mẫu đơn từ/văn bản … mà mình quan tâm.
Lưu ý: bài viết trên thuộc lĩnh vực Hành
chính – Tố tụng
|
CÔNG
TY LUẬT HỢP DANH ECOLAW – ĐỊA CHỈ TIN CẬY CỦA MỌI NGƯỜI
843 Lê Hồng Phong, P.12, Quận
10, TP. Hồ Chí Minh
Email: ecolaw1@gmail.com -
website: www.ecolaw.vn
|