Monday, August 4, 2014

Cáo trạng (bản cáo trạng)

Cáo trạng (hay còn gọi là Bản cáo trạng) là văn bản “kết tội” do Viện kiểm sát – là cơ quan nắm quyền công tố (kết tội) trong vụ án hình sự lập ra để truy tố một hay nhiều người về một tội danh nào đó trong Bộ luật hình sự. Bản cáo trạng được công tố viên ( đại diện Viện kiểm sát nhân dân) công bố trước phiên tòa xét xử sơ thẩm. Hội đồng xét xử (Tòa án) sẽ xem xét và quyết định bị cáo (người bị đưa ra truy tố) có phạm tội hay không, mức án bao nhiêu – sau khi nghe công tố viên trình bày và “bảo vệ” quan điểm của mình trong Cáo trạng, dựa trên kết quả tranh luận (giữa bên công tố và luật sư) và kết quả xét hỏi, tranh tụng tại phiên tòa.


Dưới đây là một bản cáo trạng do Viện kiểm sát nhân dân Quận 10 TP.HCM ban hành. Vụ án này cũng đã được đưa ra xét xử sơ thẩm vào ngày 13-12-2011.

Lưu ý: Click vào ảnh để phóng lớn, xem rõ hơn.







-----------------------

Phân tích pháp lý của luật sư Trần Hồng Phong: 

1. Theo qui định tại Bộ luật tố tụng dân sự, nội dung bản cáo trạng phải ghi rõ ngày, giờ, tháng, năm, địa điểm xảy ra tội phạm; thủ đoạn, mục đích, động cơ phạm tội, hậu quả của tội phạm và những tình tiết quan trọng khác; những chứng cứ xác định tội trạng của bị can, những tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự; nhân thân của bị can và mọi tình tiết khác có ý nghĩa đối với vụ án. Phần kết luận của bản cáo trạng ghi rõ tội danh và điều khoản của Bộ luật hình sự được áp dụng. Bản cáo trạng phải ghi rõ ngày, tháng, năm lập cáo trạng; họ tên, chức vụ và chữ ký của người ra bản cáo trạng.

2. Bị cáo có quyền và được nhận bản Cáo trạng trong vòng ít nhất 7 ngày trước khi vụ án được đưa ra xét xử. Theo đó, bị cáo sẽ có thời gian nghiên cứu, tìm ra những bằng chứng, lý lẽ để “chống” lại những lời qui kết trong cáo trạng, để có thể có một mức hình phạt thấp nhất có thể cho mình. Hoặc bị cáo sẽ nhờ luật sư bào chữa cho mình.

3. Bản Cáo trạng không phải là một văn bản mật, về nguyên tắc sẽ được công tố viên tuyên đọc công khai tại phiên tòa xét xử công khai, nơi mọi người có thể trực tiếp vào dự khán.

4. Cáo trạng là kết quả cô đọng của quá trình làm việc của Viện kiểm sát, dựa trên kết quả điều tra của cơ quan công an ( thể hiện qua "hồ sơ vụ án" bao gồm " Bản kết luận điều tra"). Qua đó, có thể thấy Viện kiểm sát có chức năng nhân danh và thay mặt Nhà nước kết tội người có hành vi vi phạm, trong khi cơ quan công an tiến hành điều tra và Tòa án xét xử. Quá trình này trải qua 4 giai đoạn: khởi tố - điều tra - truy tố và xét xử.

( Đang tiếp tục cập nhật)


Mẫu văn bản Ecolaw là tài sản trí tuệ của công ty luật hợp danh Ecolaw. Có ý nghĩa và chỉ nên sử dụng như tài liệu tham khảo. Công ty luật hợp danh Ecolaw không chịu trách nhiệm trong trường hợp quí vị sử dụng vào mục đích khác.
Quí vị có thể click vào menu “Mẫu văn bản” để thao khảo thêm về những mẫu đơn từ/văn bản … mà mình quan tâm.
Lưu ý: bài viết trên thuộc lĩnh vực  “Hành chính – Tố tụng”

CÔNG TY LUẬT HỢP DANH ECOLAW – ĐỊA CHỈ TIN CẬY CỦA MỌI NGƯỜI

843 Lê Hồng Phong, P.12, Quận 10, TP. Hồ Chí Minh
Email: ecolaw1@gmail.com - website: www.ecolaw.vn